By Rick Warren –
July 24, 2017
“Tại sao lo về cái giằm
trong mắt bạn ngươi khi ngươi có cây đà trong mắt mình? . . . Trước hết
lấy cây đà trong mắt ngươi ra; rồi ngươi sẽ thấy rõ để đối phó với
cái giằm trong mắt bạn ngươi” (Ma-thi-ơ 7:3, 5 NLT).
Khi bạn học
cách yêu thương như Chúa Giêsu, nếu bạn muốn ra khỏi lớp học thấp và
vào lớp học cao, hãy học đối đầu những vấn đề nào trong quan hệ
của bạn khiến bạn không thân thiết hơn.
Bạn phải học cách đối diện những vấn đề làm bạn sợ chết
được – và bạn phải học cách làm nó trong yêu thương.
Trước hết, bạn
kiểm tra động lực bạn. Thể nào
bạn biết bạn có đang đối đầu ai đó vì lý do chính đáng không? Bạn đang làm nó vì ích lợi người khác
chứ không phải của riêng bạn. Nếu
bạn muốn nói gì đó vì bạn cần hả giận hoặc trút ra, thì bạn không
đối đầu người đó trong yêu thương.
Bạn có biết
là chúng ta có khuynh hướng chỉ trích yếu đuối của người khác mà
chúng ta ghét nó trong chính mình không?
Chúng ta làm điều này luôn.
Nếu bạn biết yếu đuối của bạn và bạn không thích nó trong
bạn, thì bạn thực sự không thích nó trong người khác. Nếu bạn có khuynh hướng kiêu ngạo, bạn
có thể nhận ra cái tôi trong tích
tắc. Nếu bạn có khuynh hướng lười
biếng, bạn để ý ngay người lười biếng khác. Chúng ta có khuynh hướng chỉ trích
người khác chính điều chúng ta không thích trong chính mình.
Đó là lý do
Chúa Giêsu nói, “Tại sao lo về cái
giằm trong mắt bạn ngươi khi ngươi có cây đà trong mắt mình? . . .
Trước hết lấy cây đà trong mắt ngươi ra; rồi ngươi sẽ thấy rõ để đối
phó với cái giằm trong mắt bạn ngươi” (Ma-thi-ơ 7:3, 5 NLT). Trước khi bạn đối đầu bất cứ ai trong
tinh thần yêu thương, hãy chắc rằng bạn không làm điều bạn đang chỉ
trích đó.
Bạn không phải
hoàn hảo mới nói sự thật trong yêu thương. Bạn chỉ phải chắc rằng bạn không phạm
cùng chính tội đó.
Hãy bắt đầu
đối đầu với động lực đúng. Động
lực đúng là gì? Là để giúp đỡ,
không để làm tổn thương. Hãy làm
mọi sự trong yêu thương!
THẢO LUẬN
· Hãy nghĩ một lý do cụ thể bạn có
lẽ muốn đối đầu ai đó trong đời bạn.
Bạn có thấy bằng chứng cùng tội đó trong đời tư bạn không –
hoặc có thể người khác thấy bằng chứng đó trong bạn?
· Hãy nghĩ về cuộc đối đầu vừa qua. Động lực bạn là gì (hoặc động lực người khác)? Thể nào động lực đó ảnh hưởng cuộc đối đầu đó?
· Điều cụ thể nào bạn làm khi bạn
nhận ra tội lỗi trong đời bạn? Thể
nào đáp ứng của bạn đã thay đổi khi bạn tăng trưởng gần lại Chúa
Giêsu hơn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét