Do Rick
Warren — June 17, 2019
“Thần
Chúa ngự trên Ta,
vì Ngài đã xức dầu cho Ta để loan báo tin mừng cho người nghèo. Ngài đã sai Ta công bố tự do cho tù nhân và phục hồi
thị lực cho người mù, để giải phóng kẻ bị áp bức, để công bố năm thi ơn của Chúa” (Lu-ca 4: 18-19 NIV).
Bạn không
thể đọc suốt các sách Phúc Âm mà không thấy nhiều thể nào Chúa Giê-su chăm sóc người bị tổn thương.
Chỉ cần nhìn vào cách Ngài giảng. Ngài luôn bắt đầu
bằng sự tổn thương—nghèo khổ,
mù lòa, tan vỡ, tù đày. Bạn
có thể nói rất nhiều về một người giảng đạo qua cách họ nói về nỗi
đau.
Chúa Giêsu liên tục nói về nó. Tại sao? Bởi Ngài
đến để chia sẻ Tin Mừng
với những người đang tổn
thương.
Khi người ta
đến gần Chúa Giêsu, họ luôn đến vì
một trong ba lý do: nhu cầu, tổn thương hoặc câu hỏi. Chúa Giê-su không xua họ đi. Ngài
không bao giờ bảo họ nên đến
vì những lý do chính xác hơn về mặt giáo lý. Ngài chỉ đáp ứng nhu cầu họ.
Trên thực tế, Ngài
công bố trong bài giảng đầu tiên của Ngài, khi Ngài
bắt đầu công vụ của Ngài, tại
sao Ngài đến trần gian.
“Thần Chúa ngự trên Ta, vì Ngài đã xức dầu cho Ta để
loan báo tin mừng cho người nghèo. Ngài
đã sai Ta công bố tự do cho tù nhân và phục hồi thị lực cho người mù, để giải
phóng kẻ bị áp bức, để công
bố năm thi ơn của Chúa” (Lu-ca 4: 18-19 NIV).
Hãy chú ý dòng cuối câu Kinh Thánh đó:
“công bố năm thi ơn của
Chúa.” Thật
dễ bỏ lỡ nó, nhưng
nó cực kỳ quan trọng để hiểu tấm
lòng Chúa với người đang
tổn thương.
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng quốc gia Israel, Ngài đã thiết lập “năm thi ơn của Chúa,” còn được gọi là Năm Hân Hỷ.
Đó là năm khi mọi khoản nợ được hủy bỏ, mọi tù nhân được thả
ra, mọi nô lệ được tự do, và
tất cả đất đai đã được mua trong 50 năm trước được hoàn trả cho khổ chủ gốc.
Nhưng đây là phần thú vị về Năm Hân Hỷ. Trong toàn bộ lịch sử nước Israel, con cái Y-sơ-ra-ên không bao giờ làm theo điều này.
Việc này khiến
Đức Chúa Trời nổi giận. Trong
sách Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời bảo
Y-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ khiến
cả dân tộc bị lưu đày vì dân
chúng bất tuân điều này. Trong khi họ đang bị giam cầm, Ê-sai đã viết
những lời trên mà Chúa Giê-su giảng trong bài giảng đầu tiên của Ngài.
Vì vậy, khi Chúa Giê-su đọc những lời của Ê-sai, trong hội
đường quê Ngài, Ngài mạnh dạn tuyên bố điều này: “Ta là Năm Hân Hỷ
khi tội lỗi và
nợ nần của mỗi người được
xóa sạch.”
Chúa Giêsu
đến giúp người đang tổn thương—hoặc
họ mắc nợ, nô lệ tội lỗi, tù ngục, hoặc cả ba.
Cũng những
người bị tan vỡ này, mà Đức Chúa Trời đã đến
chữa lành 2.000 năm trước đây, vẫn
còn đây hôm nay. Và Chúa Giêsu muốn chúng ta phục vụ họ.
Chúa Giêsu nói, “Ta cho con một gương để noi theo. Hãy làm như Ta đã làm cho con” (Giăng 13:15
NLT).
Bạn có đang làm theo gương Chúa Jesus bằng cách giúp người đang tổn thương không?
THẢO LUẬN
·
Thể
nào việc biết chuyện
nguồn gốc Năm Hân Hỷ sẽ ảnh hưởng
đến sự hiểu biết của bạn về Lu-ca 4: 18-19?
·
Điều
gì bạn nghĩ mang ý nghĩa mà
Chúa Giêsu đã giảng bài giảng đầu tiên của Ngài về sự chăm sóc của
Ngài đối
với người đang tổn thương?
·
Thể
nào bạn có thể giúp đỡ những người
đang tổn thương trong đời
bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét