Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024

Đừng Ngưng Tha Thứ


TG: Rick Warren - 18/01/2024

DG: Thang Chu

 

“Hãy yêu kẻ thù mình và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ con” (Ma-thi-ơ 5:44 GNT).

 

Suy nghĩ như Chúa Giêsu nghĩa là sẵn sàng tha thứ kẻ làm tổn thương bạn.

 

Ngay cả trên thập giá, Chúa Giêsu tha thứ.  Trong Lu-ca 23:34, Ngài nói về những kẻ tra tấn và treo Ngài ở đó: Cha ôi, xin tha họ, vì họ không biết điều mình làm” (NIV).

 

Ai đã làm bạn tổn thương nhất trong đời?  Bạn đang ác cảm với ai?  Bạn đang ôm đau đớn nào vì bạn không thể tha thứ?

 

Khi bạn cố giữ tổn thương, bạn thực sự chỉ đang làm tổn thương chính mình.  Bạn cần tha thứ người đó, không phải vì họ xứng đáng nhưng vì Chúa đã tha thứ bạn, và Ngài mong bạn cũng làm vậy với người khác.  Bạn tha thứ vì bạn không muốn nỗi đau của mình biến thành cay đắng và oán giận.  Không tha thứ giống như uống thuốc độc và mong nó làm tổn thương người khác.

 

Chúa Giêsu luôn tha thứ, nhưng Ngài không bao giờ dừng lại ở việc chỉ tha thứ.  Ngài nêu gương triệt để khi nói: “Hãy yêu kẻ thù mình và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ con” (Ma-thi-ơ 5:44 GNT).

 

Chỉ tha thứ thôi thì chưa đủ.  Chúa muốn bạn học cách đáp lại điều ác bằng điều thiện và chúc phước kẻ làm tổn thương bạn.  Ngài muốn bạn cầu nguyện cho điều tốt lành của họ.

 

Tại sao bạn lại làm vậy?  Bởi suy nghĩ như Chúa Giêsu là cách sống lành mạnh nhất, hạnh phúc nhất, và chữa lành nhất.

 

Nếu bạn có tâm trí thế gian, bạn sẽ chỉ sống trong đau đớn do tổn thương quá khứ.

 

Khi bạn có tâm trí Đấng Christ, bạn tự do tha thứ và chúc phước.  Bạn tự do tiến trước với đời mình, an toàn trong sự cứu rỗi và hy vọng cho tương lai.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đang giữ tổn thương nào khiến bạn không tăng trưởng tâm linh kết quả hơn?

·      Người kia có phải chấp nhận sự tha thứ của bạn hay muốn làm hòa để bạn tha thứ và cầu nguyện cho họ?  Tại sao hoặc tại sao không?

·      Có điều gì bạn đã làm hoặc người khác đã làm mà không thể tha thứ được không? Có điều gì bạn có thể làm để Chúa yêu bạn ít đi không?  Điều gì khiến bạn trả lời những câu hỏi đó như vậy?

https://pastorrick.com/dont-stop-with-forgiveness-2/?hemail=

 

Không có nhận xét nào: