TG: RICK WARREN - ngày 5 tháng 3 năm 2021
DG: Thang Chu
“Vì Đấng Christ đã thống khổ và trải qua đau đớn, anh chị em phải có cùng thái độ như Ngài; anh chị em cũng phải sẵn sàng chịu đựng. Vì hãy nhớ rằng, khi thân
thể anh chị em thống khổ, thì tội lỗi sẽ mất đi sức mạnh nó” (1 Phi-e-rơ 4:1 TLB).
Khi bạn đau đớn, ai là người bạn nghĩ đến nhiều nhất? Chính bạn!
Bản chất của bạn là tự cho mình là trung tâm—bởi bạn là con
người. Khi bạn đau khổ, bạn muốn được an ủi. Khi bạn ốm, bạn
muốn được chăm sóc. Khi bạn buồn, bạn muốn được ôm ấp. Nỗi
đau khiến bạn tự cho mình là trung tâm.
Nhưng Chúa nói, nếu bạn học cách yêu thương như Ngài, bạn phải cố thấy nỗi đau người
khác, cả khi bạn đang đau đớn.
Chúa Giê-su
là ví dụ điển hình nhất của chúng ta về điều này. Khi Ngài bị treo trên thập giá, Ngài phải chịu nỗi đau rất lớn về thể chất, tình cảm và tinh thần. Ngài đang mang tất cả tội lỗi thế giới! Nhưng trong những giây phút hấp hối, Ngài nhận thấy nỗi đau của người
khác. Ngài cầu nguyện, “Xin Cha tha thứ cho họ. Họ không biết
mình đang làm gì” (Lu-ca 23:34 GW). Và Ngài nói với người cạnh Ngài, “Hôm nay anh sẽ ở với Ta trong thiên đàng” (Lu-ca 23:43 GW). Ngài cũng
bảo đảm rằng mẹ Ngài sẽ được chăm sóc. Ngài không nghĩ về bản thân mình, cả
khi Ngài đang trong nỗi đau đớn.
Lời Đức Chúa Trời nói rằng hãy có thái độ giống như Chúa
Giê-su (Phi-líp 2: 5). Nghĩa là, khi bạn trong đau đớn, bạn nên nhìn quanh và xem ai khác đang đau đớn. Bạn nên nghĩ đến người khác, cả khi bạn quan
tâm đến chính mình.
Đó là điều
khó. Bạn nhìn nỗi đau người khác như thế nào khi bạn
đau?
“Vì Đấng Christ đã thống khổ và trải qua đau đớn, anh
chị em phải có cùng thái độ như Ngài; anh chị em cũng phải sẵn sàng chịu đựng.
Vì hãy nhớ rằng, khi thân thể anh chị em thống khổ, thì tội lỗi sẽ mất đi sức
mạnh nó” (1 Phi-e-rơ 4:1 TLB).
Với ân điển của Chúa, bạn có thể nhìn vượt qua nỗi đau chính mình. Và
khi bạn làm vậy, tội lỗi mất đi sức mạnh của nó và bạn trở nên giống Chúa
Giê-su hơn.
Tôi không thể bảo
bạn biết bao nhiêu người vợ tôi và tôi đã có thể giúp được từ khi con trai chúng tôi là Matthew qua đời vài năm trước. Những
người chống chọi với bệnh tâm thần và nỗi đau mất con đã ra mặt vì họ cần được động viên và hy vọng.
Với
ân điển của Đức Chúa Trời, chúng tôi có thể giúp đỡ những người khác đang đau đớn,
ngay cả khi chúng tôi mang trong mình nỗi đau sâu đậm. Bởi điều này, Đức Chúa Trời đã cho chúng
tôi mục đích trong nỗi đau của
chúng tôi và giúp nhiều người
tiến lên trong việc chữa lành.
Đức Chúa Trời cũng có thể sử dụng nỗi đau của bạn để giúp những
người khác đang vật lộn với nỗi đau tương tự.
THẢO LUẬN
·
Bạn nghĩ Đức Chúa Trời có thể dùng kinh nghiệm
đau thương nào trong đời bạn để
giúp những người đang trải qua điều
tương tự?
·
Một số cách thiết thực nào bạn có thể chăm sóc bản thân mà sẽ giúp bạn chăm sóc người khác
tốt hơn?
·
Tại sao bạn nghĩ rằng việc giúp đỡ người khác là
chữa bệnh?
https://pastorrick.com/you-heal-from-pain-by-helping-others/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét