Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

GIÔ-SÉP CHỌN ĐƯA RA ÂN SỦNG



TG: Rick Warren - ngày 18 tháng 12 năm 2019

Ma-ri đính hôn với Giô-sép, nhưng trước khi họ kết hôn, cô biết ra rằng mình sắp có con bởi Thánh Linh.  Giô-sépngười luôn làm điều phải, nhưng anh không muốn làm nhục Ma-ri cách công khai; nên anh lập kế hoạch từ hôn lặng lẽ (Ma-thi-ơ 1:18-19 GNT).

Câu chuyện Chúa Giáng Sinh có lẽ khác đối với Giô-sép.  Hãy suy nghĩ về điều đó: Đức Chúa Trời có thể đã chọn cứu Giô-sép khỏi nhiều bối rối và đau đớn bằng cách trực tiếp nói với anh ta về hài nhi Giêsu.  Thay vì thế, Giô-sép phải học nhận tin này từ Mary và có thể nghĩ rằng vị hôn thê của anh không chung thủy với anh.

Chúa đang làm gì ở đây?  Ngài đang trắc nghiệm đức tính Giô-sép.  Ngài muốn xem Giô-sép có thương xót, tha thứ, và yêu thương.  Và thay vì cố trả đũa hoặc thậm chí tức giận, Giô-sép chọn đưa ra ân sủng và bỏ qua nỗi đau đó.

Mary vật lộn với sợ hãi vào buổi Chúa Giáng Sinh đầu tiên, và Giô-sép vật lộn với sự tức giận.  Điều này xảy ra ngày nay trong hôn nhân rồi lại hôn nhân.  Thông thường, người phối ngẫu này đang đối phó với sợ hãi và người kia đối phó với tức giận cùng lúc.  Giô-sép có mọi lý do để bị tổn thương và bị vết thương, nhưng anh không tấn công Mary trong sự tổn thương của mình.  Anh đưa ra ân sủng cho cô.

Kinh Thánh nói trong Ma-thi-ơ 1:18-19, “Ma-ri đính hôn với Giô-sép, nhưng trước khi họ kết hôn, cô biết ra rằng mình sắp có con bởi Thánh Linh.  Giô-sép là người luôn làm điều phải, nhưng anh không muốn làm nhục Ma-ri cách công khai; nên anh lập kế hoạch từ hôn lặng lẽ” (Ma-thi-ơ 1:18-19 GNT).

Đó là một gương đẹp về ân sủng.  Giô-sép không công khai làm cô bối rối.  Anh không cố làm cô xấu hổ.  Anh chỉ nói, “Được rồi.  Chúng ta sẽ hủy hôn.”  Giô-sép bị đặt vào tình huống khó khăn, nhưng anh chọn làm điều mà anh nghĩ sẽ tôn vinh Chúa, dù chưa hiểu rằng Cha Thiên Thượng có kế hoạch lớn hơn cho Giô-sép để trở thành cha trần thế của Chúa Giêsu.

Ai đã làm tổn thương bạn sâu đậm?  Bạn vẫn còn bị tổn thương không?  Nếu bạn còn, đó là một trong những lý do khiến bạn không vui.  Bạn không thể oán hận và vui vẻ cùng một lúc. Bạn đã mất niềm vui vì bạn giữ oán hận.

Bạn sẽ không thay đổi bất cứ gì bằng cách cứ bám vào tổn thương của bạn.  Đừng  tha thứ vì người khác xứng đáng tha thứ.  Hãy tha thứ vì chính điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn.  Hãy đưa ra ân sủng, và để nỗi đau qua đi.

Bạn muốn cay đắng, hay bạn muốn được phước?  Khi bạn chọn bày tỏ ân sủng và buông đi sau khi người ta làm tổn thương bạn, thì bạn nhận phước Chúa.


THẢO LUẬN
·      Tổn thương nào bạn khó buông nó đi?  Thể nào điều đó ảnh hưởng đến niềm vui của bạn?
·      Thể nào sự phẫn nộ đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn—hoặc sức khỏe của người mà bạn biết?
·      Sự tha thứ của Chúa có ý nghĩa gì với bạn?  Bạn không bao giờ có thể tha thứ hoàn toàn cho đến khi bạn hiểu được nhiều thể nào Chúa đã làm cho bạn.

Không có nhận xét nào: