Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

“Đời Sống của Con Yêu Dấu”

“Đời Sống của Con Yêu Dấu”

By Henri Nouwen. Translated by Thang Chu

Tôi muốn nói với bạn về đời sống tâm linh như là đời sống của con yêu dấu. Là thành viên của cộng đồng những người bịnh tâm thần, tôi đã học rất nhiều điều từ những người khuyết tật này về sự làm con yêu dấu nghĩa là gì. Trước hết tôi xin nói cho bạn biết rằng nhiều người bịnh đó, mà tôi đang sống với họ, nghe nhiều lời nói với họ rằng họ không tốt, rằng họ là rắc rối, rằng họ là gánh nặng, rằng họ là sự thất bại. Họ nghe nhiều lời cứ tiếp tục nói, “Nếu anh/chị muốn được yêu thương, anh/chị tốt hơn là nên chứng tỏ rằng anh/chị xứng đáng được yêu. Anh/chị phải chứng tỏ điều đó.”

Nhưng điều mà tôi muốn nói đó là đời sống tâm linh là đời sống qua đó bạn đang dần học lắng nghe một tiếng nói đang nói một điều gì đó khác đi, nói rằng, “Con là con yêu dấu và hồng ân của ta ở trên con.”

Con là con yêu dấu và hồng ân ta ở trên con.

Chúa Giê-xu nghe tiếng nói đó. Ngài nghe tiếng nói đó khi Ngài ra khỏi sông Giô-đanh. Tôi muốn bạn cũng nghe được tiếng nói đó. Đó là tiếng nói rất quan trọng thốt lên rằng, “Con là con trai yêu dấu của Ta; con là con gái yêu dấu của Ta. Ta yêu con bằng tình yêu đời đời. Ta đã nắn nên con trong lòng sâu trái đất. Ta đã dệt con trong lòng mẹ con. Ta đã viết tên con trong lòng bàn tay Ta và Ta giữ gìn con an toàn trong bóng cánh tay ôm của Ta. Ta giữ gìn con. Con thuộc về Ta và Ta thuộc về con. Con được an toàn nơi nào có Ta. Đừng sợ chi. Hãy tin cậy rằng con là con yêu dấu. Đó là con người thực của con.”

Tôi muốn bạn nghe được tiếng nói đó. Tiếng nói đó không lớn tiếng bởi vì nó là tiếng nói thân mật. Nó đến từ nơi rất sâu thẳm. thật êm dịu và nhẹ nhàng. Tôi muốn bạn dần nghe được tiếng nói đó. Cả hai chúng ta phải nghe được tiếng nói đó và xác nhận rằng tiếng nói đó nói lên sự thật, sự thật của chúng ta. Đó là nơi đời sống tâm linh bắt đầu – bằng cách xác nhận tiếng nói đó gọi chúng ta là con yêu dấu.

Tôi muốn nói chút ít về việc sống đời sống của con yêu dấu như thế nào. Có bốn chữ tôi muốn dùng, những chữ từ phúc âm, những chữ được dùng trong câu chuyện hóa bánh ra nhiều, những chữ được dùng ở Tiệc Thánh, những chữ được dùng ở làng Em-ma-nút và những chữ được dùng

thường xuyên khi cộng đồng đức tin nhóm lại cùng nhau. Những chữ này là: Ngài cầm lấy, Ngài chúc phước, Ngài bẻ vỡ, và Ngài ban cho.

Được cầm lấy, được chúc phước, được bẻ vỡ và được ban cho là tóm tắt đời sống của Chúa Giê-xu là Đấng được cầm lấy, được chúc phước bởi Đức Chúa Trời, bị bẻ vỡ trên thập tự giá, và được ban cho toàn nhân loại. Nó cũng tóm tắt đời sống chúng ta vì cũng y như Chúa Giê-xu, chúng ta là con yêu dấu.

Trước hết, chúng ta được cầm lấy. Ta có thể chọn một chữ hay hơn. Chúng ta được chọn bởi Đức Chúa Trời. Nghĩa là Đức Chúa Trời nhìn thấy được sự quí giá của chúng ta, nhìn thấy đặc tính cá nhân của chúng ta.

Trong thế giới chúng ta, khi một người được chọn nghĩa là được giành riêng cho người khác, “Thật tệ hại cho chúng ta, chúng ta không được chọn.” Trong huyền nhiệm của Đức Chúa Trời, được chọn không có nghĩa là loại bỏ bất cứ ai. Thật ra, chúng ta càng biết mình được chọn chừng nào, tức là chúng ta được nhìn nhận là quí giá, thì chúng ta lại càng nhận thức được những bạn hữu chúng ta và tất cả mọi người đều thật là quí giá.

Những người mà tôi đang sống với họ đôi khi rất khó khăn nhận thức được họ được chọn. Họ đau khổ, không nhiều lắm vì khuyết tật tâm thần của mình, nhưng vì cảm giác không ai cần họ, không ai muốn họ. Họ đã mất nắm bắt sự thật rằng họ được chọn. Thật khó cho họ khi nắm bắt điều này, nguyên do chính là những người xung quanh họ thường hay nói, “Tôi không muốn anh quanh quẩn đây. Tôi không muốn chị ở đây đâu. Tại sao anh không cút đi?”

Đời sống của con yêu dấu bắt đầu bằng cách tin cậy rằng chúng ta được chọn vì sự độc đáo của chúng ta, rằng chúng ta là độc đáo trong mắt Đức Chúa Trời, rất quí gía.

Phương diện thứ hai của chất lượng đời sống con yêu dấu là chúng ta được phước. Điều thật quan trọng là bạn và tôi kinh nghiệm rằng chúng ta được phước. Chữ chúc phước (benediction) nghĩa là phước hạnh. Theo nghĩa đen, bene nghĩa là tốt lành và diction nghĩa là nói. Chúc phước cho một người nghĩa là nói những điều tốt lành về họ. “Bạn thật tốt lành.” Chúng ta cần biết những điều tốt lành nói về chúng ta. Chúng ta phải thực tin điều đó, nếu không chúng ta không thể chúc phước cho người khác. Quá nhiều người không thấy mình được phước.

Tôi muốn nói cho bạn biết chút ít về cộng đồng chúng tôi. Một trong những người bạn chúng tôi ở đó là một phụ nữ tật nguyền nhưng thật tuyệt, tuyệt vời. Bà nói với tôi, “Henri, xin ông chúc phước tôi?” Tôi nhớ mình bước lại bà và đặt cây thập tự nhỏ lên trán bà. Bà nói, “Henri, điều này không ích lợi gì đâu. Không, đó không phải là điều tôi muốn nói.” Tôi thật bối rối và nói, “Tôi chúc phước bà mà.” Bà nói, “Không, tôi muốn được phước.” Tôi lại tự nghĩ, “Bà muốn gì đây?”

Chúng tôi có một buổi thờ phượng nhỏ và mọi người ngồi đó. Sau buổi thờ phượng tôi nói, “Janet muốn phước hạnh.” Tôi choàng lên mình một giải khăn trắng và một áo thụng tay dài. Janet tiến đến tôi và nói, “Tôi muốn được phước.” Bà đặt đầu vào ngực tôi và tôi thanh thoát choàng tay quanh bà, ôm bà, và nhìn ngay vào mắt bà rồi nói, “Phước cho bà, Janet. Bà biết chúng tôi yêu bà lắm. Bà biết bà thật là quan trọng. Bà biết bà thật là một phụ nữ tốt bụng.”

Bà nhìn vào tôi và nói, “Vâng, vâng, vâng, tôi biết.” Thình lình tôi thấy mọi năng lực trở lại với bà. Bà dường như được giải thoát khỏi mọi cảm giác trầm uất vì thình lình bà lại nhận ra mình được phước. Bà trở lại chỗ mình và lập tức những người khác nói, “Tôi cũng muốn được loại phước đó.”

Mọi người cứ tiến đến tôi và tôi thình lình thấy mình đang ôm chầm mọi người. Tôi nhớ rằng sau đó, một trong những người trong cộng đồng chúng tôi, anh phụ giúp người khuyết tật, thật mạnh khỏe, cầu thủ football, nói, “Henri, xin cũng cho tôi được phước?” Tôi nhớ chúng tôi đứng đó trước mặt mọi người và tôi nói, “John,” rồi tôi đặt tay lên vai anh, “Anh được phước. Anh là người tốt. Đức Chúa Trời yêu anh. Chúng tôi yêu anh. Anh thật quan trọng.” Bạn có thể công bố như thế và sống như người được phước không?

Tôi nghĩ điều rất quan trọng là khi chúng ta giao nhận được phước hạnh của chúng ta để rồi chúng ta đem phước hạnh cho người khác. Mọi người cần phước hạnh của chúng ta; mọi người cần biết rằng cha họ, mẹ họ, anh chị em họ đem phước hạnh cho họ.

Rồi chúng ta vỡ ra. Chúng ta là người bị tan vỡ. Bạn và tôi biết rằng chúng ta tan vỡ. Rất nhiều đổ vỡ của chúng ta liên can đến mối liên hệ. Nếu bạn hỏi tôi điều gì làm chúng ta đau khổ, luôn luôn là do người nào đó không thể chịu nổi chúng ta hoặc làm khổ chúng ta. Tôi biết mỗi người chúng ta có thể nêu ra một tan vỡ trong liên hệ với chồng, với vợ, với cha, với mẹ, với con cái, với bạn hữu, với người yêu của chúng ta. Bất cứ đâu có tình yêu, là có đau đớn. Bất cứ đâu có người thực sự quan tâm đến chúng ta, là có đau đớn vì đôi khi không được quan tâm đủ. Điều này thật to lớn.

Chúng ta làm gì với tan vỡ của chúng ta? Là con yêu dấu của Đức Chúa Trời, chúng ta phải dám ôm lấy tan vỡ, phải làm bạn với tan vỡ của riêng ta, đừng nói, “Chuyện đó không có trong đời tôi. Mình hãy tránh nó đi. Mình hãy trở lại đúng đường.”

Không. Chúng ta phải dám ôm lấy tan vỡ của chúng ta, làm bạn với nó và thẳng thắn nhìn vào nó. “Vâng, tôi đang đau đớn. Vâng, tôi bị tổn thương. Vâng, điều đó đau thật.”

Tôi không phải sợ. Tôi có thể nhìn vào đau đớn mình vì trong một cách huyền nhiệm, những vết thương chúng ta thường là cửa sổ của thực trạng đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta dám ôm lấy chúng, thì chúng ta có thể đặt chúng dưới phước hạnh. Đó là thử thách lớn.

Thường thì chúng ta muốn giải quyết những vấn đề con người và bảo họ làm điều này điều kia, để giúp họ và hãy cùng vượt qua vấn nạn. Nhiệm vụ chính chúng ta làm là phải đặt tan vỡ của chúng ta và tan vỡ của những người mà chúng ta sống chung bên dưới phước hạnh. Nếu bạn sống với tan vỡ, bạn ở dưới lời rủa xả, dù một tan vỡ nhỏ nhoi cũng có thể hủy hoại cuộc đời bạn. Nó giống như lời khẳng định bạn không thiện lành rồi thình lình bạn nói, “Anh thấy chuyện gì xảy ra chưa? Tôi mất việc làm rồi. Người bạn này không nói chuyện với tôi nữa. Anh ấy từ khước tôi rồi.” Chúng ta có thể cứ tiếp tục như vậy mãi và rồi thấy điều đó chứng minh chúng ta chẳng tốt lành gì. Chúng ta luôn nghĩ vậy.

Sự kêu gọi lớn là phải đặt tan vỡ của chúng ta dưới phước hạnh, để sống như người có được mọi điều thiện lành ai cũng thấy.

Nếu chúng ta sống như người được cầm lấy, được chúc phước, và tan vỡ, khi đó chúng ta có thể ban cho chính mình. Chúng ta được cầm lấy, được chúc phước và tan vỡ để dâng hiến. Tôi nói cho bạn nghe điều hơi lạ, nhưng tôi thật tin chắc rằng ao ước lớn nhất của loài người chúng ta là ban cho chính mình. Thường chúng ta nói chúng ta muốn có thật nhiều cho chính mình rồi chúng ta sẽ cho chút ít thôi. Không, tôi nghĩ thành tựu lớn nhất trong lòng chúng ta là ban cho, ban cho chính mình. Đó là buông ra. Điều huyền nhiệm là khi chúng ta buông ra cho người khác thì đời sống chúng ta bắt đầu kết trái. Đó thật là huyền nhiệm lớn lao.

Chúa Giê-xu nói, “Thật tốt cho các con khi Ta chết, vì khi Ta chết, Ta có thể ban cho các con Thánh Linh của Ta và các con sẽ kết nhiều trái trong sự sống các con.” Tôi thật tin đó là lời kêu gọi chung thẩm, ban cho chính đời sống mình.

Mới đây tôi gặp người bạn tên David. Anh ấy bị ung thư. Anh ấy cố bám vào sự sống mình và anh nói, “Tôi không muốn chết.” Dần dần, anh ấy có thể buông ra. Vào ngày cuối đời anh, anh gọi vợ và các con và ôm chầm lấy mỗi người và nói, “I love you, I love you.”

Rõ ràng anh sẵn sàng buông ra. Khi anh chết, thình lình có sự sáng cho vợ và các con anh vì theo một cách nào đó David đã dâng chình mình cho họ ngay cả khi anh lìa xa họ. Hôm nay họ vẫn có thể nói, “Cám ơn đời sống của ba David.” Đời sống của David lại càng kết trái hơn vì anh đã ban chính mình trong cuộc đời cũng như trong cái chết.

Khi chúng ta là những người được chọn bởi Đức Chúa Trời -- được ban phước, bị tan vỡ -- chúng ta có thể ban chính mình cho người khác. Đời sống chúng ta có thể sanh ra lắm trái tốt. Những người sống như con yêu dấu, tiếp tục sanh trái nhiều thế hệ kế tiếp sau khi họ chết. Khi chúng ta nghĩ về một số nhân vật vĩ đại trong lịch sử, họ vẫn còn dâng đời họ cho chúng ta. Họ vẫn còn cho chúng ta hy vọng vì đời sống họ trở nên lắm trái, lắm trái để ban cho.

Đó thật là điều tôi muốn nói với bạn. Có lẽ tôi nên nhắc bạn về câu chuyện hoá bánh ra nhiều. Bạn nhớ chuyện có một cậu bé và mọi người nói rằng cậu chẳng đáng giá trị gì cả. Nhưng, cậu có năm cái bánh và năm con cá. Cậu bé nhỏ này được Chúa Giê-xu tiếp nhận và Ngài nhận lấy năm cái bánh và năm con cá đó. Ngài bẻ vỡ bánh sau khi chúc phước, và Ngài ban bánh cho, và khi ban cho bánh hoá ra nhiều và đủ cho mọi người ăn.

Câu chuyện đó nói lên điều gì đó về đời sống chúng ta. Chúng ta là những người nhỏ bé, nhưng nếu chúng ta tin mình được chọn, mình được chúc phước, mình bị tan vỡ, thì chúng ta có thể tin chắc rằng đời sống chúng ta sẽ sanh lắm trái. Nó sẽ hoá ra nhiều. Không chỉ trong đời này, nhưng vượt xa hơn nữa. Nhiều, nhiều người sẽ tìm được sức lực khi biết rằng họ được ban cho đời sống mới bởi những người sống như con yêu dấu và chính họ có thể trở thành con yêu dấu.

----------------------------------------------

"The Life of the Beloved"
I would like to speak to you about the spiritual life as the life of the beloved. As a member of a community of people with mental disabilities, I have learned a lot from people with disabilities about what it means to be the beloved. Let me start by telling you that many of the people that I live with hear voices that tell them that they are no good, that they are a problem, that they are a burden, that they are a failure. They hear a voice that keeps saying, "If you want to be loved, you had better prove that you are worth loving. You must show it."

But what I would like to say is that the spiritual life is a life in which you gradually learn to listen to a voice that says something else, that says, "You are the beloved and on you my favor rests."

You are the beloved and on you my favor rests.

Jesus heard that voice. He heard that voice when He came out of the Jordan River. I want you to hear that voice, too. It is a very important voice that says, "You are my beloved son; you are my beloved daughter. I love you with an everlasting love. I have molded you together in the depths of the earth. I have knitted you in your mother's womb. I've written your name in the palm of my hand and I hold you safe in the shade of my embrace. I hold you. You belong to Me and I belong to you. You are safe where I am. Don't be afraid. Trust that you are the beloved. That is who you truly are."

I want you to hear that voice. It is not a very loud voice because it is an intimate voice. It comes from a very deep place. It is soft and gentle. I want you to gradually hear that voice. We both have to hear that voice and to claim for ourselves that that voice speaks the truth, our truth. It tells us who we are. That is where the spiritual life starts -- by claiming the voice that calls us the beloved.

I would like to talk a little about how to live the life of the beloved. There are four words that I want to use, words that come from the gospels, words that are used in the story of the multiplication of bread, words that are used at the Last Supper, words that are used at Emmaus and words that are used constantly when the community of faith comes together. Those words are: He took, He blessed, He broke, and He gave.

To be taken, to be blessed, to be broken and to be given is the summary of the life of Jesus who was taken, who was blessed by God, broken on the cross, and given to the world. It is also the summary of our life because just as Jesus, we are the beloved.

First, we are taken. Perhaps a better word would be chosen. We are chosen by God. That means we are seen by God in our preciousness, in our individuality. We are seen as precious in God's eyes.

In our world, when one is chosen it means for the others, "Too bad for us, we are not chosen." In God's mystery, being chosen doesn't mean excluding anyone. In fact, the more we know we are chosen, that we are seen in our preciousness, the more we will realize that our friends and all people are seen in their preciousness.

The people I live with sometimes have a very hard time believing they are chosen. They suffer, not so much from their mental handicap, but from the feeling of being not wanted, not desired. They have lost touch with the truth that they are chosen. It is hard for them to be in touch with that, precisely because often the people around them have said, "I don't want you around. I don't want you to be here. Why don't you go away?"

The life of the beloved starts by trusting that we are chosen in our uniqueness, that we are unique in God's eyes, precious.

The second aspect of the quality of the life of the beloved is that we are blessed. It is so important that you and I experience that we are blessed. The word benediction means blessing. Literally, bene means good and diction means saying. To bless someone means to say good things about them. "You are good." We need to know that good things are being said of us. We really have to trust that, otherwise we cannot bless other people. So many people don't feel blessed.

I would like to tell you a little story about our community. There is one of my friends there who is quite handicapped but a wonderful, wonderful lady. She said to me, "Henri, can you bless me?" I remember walking up to her and giving her a little cross on her forehead. She said, "Henri, it doesn't work. No, that is not what I mean." I was embarrassed and said, "I gave you a blessing." She said, "No, I want to be blessed." I kept thinking, "What does she mean?"

We had a little service and all these people were sitting there. After the service I said, "Janet wants a blessing." I had an alb on and a long robe with long sleeves. Janet walked up to me and said, "I want to be blessed." She put her head against my chest and I spontaneously put my arms around her, held her, and looked right into her eyes and said, "Blessed are you, Janet. You know how much we love you. You know how important you are. You know what a good woman you are."

She looked at me and said, "Yes, yes, yes, I know.” I suddenly saw all sorts of energy coming back to her. She seemed to be relieved from the feeling of depression because suddenly she realized again that she was blessed. She went back to her place and immediately other people said, "I want that kind of blessing, too."

The people kept walking up to me and I suddenly found myself embracing people. I remember that after that, one of the people in our community who assists the handicapped, a strong guy, a football player, said, "Henri, can I have a blessing, too?" I remember our standing there in front of each other and I said, "John," and I put my hand on his shoulder, "you are blessed. You are a good person. God loves you. We love you. You are important." Can you claim that and live as the blessed one?

I think it is very important that when we are in touch with our blessedness that we can then bless other people. People need our blessing; people need to know that their father, mother, brothers and sisters bless them.

Then we are broken. We are broken people. You and I know that we are broken. A lot of our brokenness has to do with relationships. If you ask me what it is that makes us suffer, it is always because someone couldn't hold onto us or someone hurt us. I know each of us can point to a brokenness in our relationships with our husband, with our wife, with our father, our mother, with our children, with our friends, with our lovers. Wherever there is love, there is also pain. Wherever there are people who really care for us, there is also the pain of sometimes not being cared for enough. That is enormous.

What do we do with our brokenness? As the beloved of God we have to dare to embrace it, to befriend our own brokenness, not to say, "That should not be in my life. Let's just get away from it. Let's get back on track."

No. We should dare to embrace our brokenness, to befriend it and to really look at it. "Yes, I am hurting. Yes, I am wounded. Yes, it's painful."

I don't have to be afraid. I can look at my pain because in a very mysterious way our wounds are often a window on the reality of our lives. If we dare to embrace them, then we can put them under the blessing. That is the great challenge.

Quite often we want to solve people's problems and tell them to do this or to do that, that we will help them out and let's get over it. The main task we have is to put our brokenness and the brokenness of the people with whom we live under the blessing. If you live your brokenness under the curse, even a little brokenness can destroy your life. It is like an affirmation that you are no good and suddenly you say, "You see what has happened? I lost my job. This friend didn't speak to me. He rejected me." We can hold on to it and see it proven that we are no good. We always thought so.

The great call is to put our brokenness under the blessing, to live it as people of whom good things are being said.

If we live our life as people who are taken, blessed and broken, then we can give ourselves. We are taken, blessed and broken to be given. I want to tell you something that may sound a little strange, but I really believe deeply that our greatest human desire is to give ourselves. Quite often we say that we want to have a lot for ourselves then we will give a little bit. No, I think the greatest fulfillment of our heart is in the giving, to give ourselves. It is letting go. The mystery is that as we let go for others our lives start bearing fruit. That is a great mystery.

Jesus says, "It is good for you that I die because when I die I can give you my spirit and you will bear much fruit in your life." I really believe that is the final call, to give ourselves.

Recently I was with a friend whose name is David. He had cancer. He was holding onto his life and he said, "I don't want to die." Gradually, he was able to let go. On the last day of his life he called his wife and children and embraced each of them and said, "I love you. I love you."

It was clear he was ready to let go. When he died, suddenly there was light for his wife and children because somehow David had given himself to them even as he was leaving them. Today they are still able to say, "Thank you for the life of David." The life of David will be more and more fruitful because he gave himself in life and even in death.

When we are people who are chosen by God -- blessed, broken -- we can give ourselves to others. Our life can bear immense fruit. The people who have lived as the beloved, continue to bear fruit generations after they have died. When we think about certain great people in history, they still give us life. They still give us hope because their lives became fruitful, fruitful in the giving.

That is really what I wanted to talk to you about. Maybe I can just remind you of that story of the multiplication of bread. You remember there was a little boy and everybody said that he was not worth anything. But, he had five loaves and five fishes. This little boy was received by Jesus and He took these five loaves and five fishes. He broke the bread after having blessed it, and He gave it, and in giving it multiplied and it was enough for everyone to eat.

That story says something about our lives. We are little people, but if we believe that we are chosen, that we are blessed, that we are broken, to be given, then we can trust that our life will bear fruit. It will multiply. Not only in this life, but beyond it. Many, many people will find strength by knowing that they are being given new life by those who lived as the beloved and they can become the beloved themselves.

Không có nhận xét nào: