Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

“Hành Trình đến L’Arche” (Part 1)

By Henri Nouwen

Tôi thật rất vui được mời đến chương trình này. Tôi tự hỏi điều gì tôi có thể chia xẻ với anh chị, và tôi nghĩ điều đơn giản nhất là giả như làm một cuộc hành trình nhỏ đến L’Arche, cuộc hành trình từ thế giới học thức đến thế giới của những người phế tật tâm thần. Tôi nghĩ anh chị có lẽ thích nghe chút ít về chuyện này đã xảy ra thế nào.

Một trong những điều tôi ngày càng nhận thức rõ ngay từ đầu đời của tôi là có hai tiếng nói, một tiếng nói rằng, “Henri, phải chắc rằng ngươi tự túc lấy, phải chắc rằng ngươi có thể tự làm được, phải chắc rằng ngươi trở nên người tự lập. Phải chắc rằng ta có thể tự hào về ngươi.” Và rồi, một tiếng khác nói rằng, “Henri, bất cứ điều gì ngươi sẽ làm, thậm chí ngươi làm điều chẳng hấp dẫn gì trước mắt thế giới, phải chắc rằng ngươi ở sát bên lòng Chúa Giê-xu, phải chắc rằng ngươi ở sát bên tình yêu của Đức Chúa Trời.” Anh chị có thể đoán được tiếng nói nào là của ai. Nhưng, tôi đoán tất cả chúng ta đều nghe được những tiếng này ở mức độ nào đó--tiếng thì kêu gọi anh chị hướng lên và nói, “Hãy làm điều gì đó cho đời ngươi, phải chắc rằng ngươi có được sự nghiệp vững vàng.” Rồi, tiếng kia thì nói rằng, “Phải chắc rằng ngươi không bao giờ đánh mất ơn kêu gọi.” Có chút ít sự dằn vặt ở đây, một tình trạng căng thẳng.

Thứ nhất, tôi cố giải quyết điều đó bằng cách trở nên một loại linh mục gạch nối. Anh chị biết đó là gì không? Đó là loại linh mục/tâm lý gia. Tôi nghĩ tôi có thể đạt được cả hai điều này. Người ta sẽ nói, “À, chúng tôi thực không thích có những linh mục quanh đây” và tôi có thể nói, “Ô, tôi là tâm lý gia. Tôi rất thực tế nên đừng cười tôi.” Tôi cố gắng ghê gớm để giữ cùng cả hai tiếng nói đó--tiếng này kêu gọi tôi hướng lên và tiếng kia kêu tôi hướng xuống.

Lúc đầu đời tôi làm vui lòng cha mẹ cực kỳ bằng học vấn, rồi dạy học và rồi trở nên khá nổi tiếng, đến dạy tại Notre Dame, Yale, Harvard. Tôi làm vui lòng rất nhiều người cách đó và cũng làm vui lòng chính mình nữa. Tôi cảm thấy hài lòng về nó. Đó thật là thời gian tuyệt đẹp. Nhưng đâu đó trên đường hướng lên, tôi tự hỏi mình có thực nắm lấy ơn kêu gọi của mình không. Tôi bắt đầu để ý đến điều đó khi thình lình tôi tự thấy mình đang nói với hàng ngàn người về khiêm nhường và tự hỏi họ đang nghĩ gì về mình. Tôi nói, “Lạ thật, kìa mình đang nói về tình yêu thương và kìa mình đang nói về lòng nhân từ của Đức Chúa Trời và kìa mình đang nói về khiêm nhường cho mọi người ở mọi nơi.”

Tôi về nhà và ở một mình. Tôi thực không cảm thấy khẻo. Tôi thực không cảm thấy bình an. Tôi thực không cảm thấy tập trung được. Thực tình, tôi cảm thấy cô đơn. Tôi không biết mình thuộc về đâu. Tôi rất giỏi trên sân khấu nhưng thực không phải lúc nào cũng vậy trong lòng mình. Tôi bắt đầu tự hỏi phải chăng sự nghiệp của tôi đã thực không phải là con đường theo ơn kêu gọi. Đây thật là thời gian thống khổ trong đời tôi. Vì thế, tôi bắt đầu cầu nguyện rất đơn giản. Tôi nhớ mình đã cầu nguyện lời này lập đi lập lại, “Ôi Chúa Giê-xu, xin cho con biết nơi nào Ngài muốn con đi và con sẽ theo Ngài. Nhưng, xin rõ ràng về điều này. Không lời báo mù mờ!” Tôi cầu nguyện và cầu nguyện.

Tôi vẫn sống ở đại học Yale ở New Haven, Connecticut. Một sáng kia lúc 9 giờ, có người rung chuông căn chung cư nhỏ nhắn của tôi. Tôi ra mở cửa và một phụ nữ trẻ đang đứng đó.

Cô nói, “Có phải ông là Henri Nouwen?” Tôi nói, “Phải, tôi đây.” Cô nói, “Tôi đến để mang cho ông lời chào thăm của linh mục Jean Vanier.” Jean Vanier khá xa lạ với tôi. Tôi có nghe rằng ông là người sáng lập Cộng Đồng L’Arche và ông làm việc với người phế tật tâm thần và đó là tất cả những gì tôi biết.

Tôi nói, “Ồ, tốt lắm. Cám ơn cô. Tôi có thể làm gì khác cho cô? “Ồ,” cô nói, “không, không, không, tôi đến để mang cho ông lời chào thăm của linh mục Jean Vanier.”

Khi đó tôi hỏi, “Cô từ đâu đến?”

“Ồ, tôi từ thành phố Mobile, tiểu bang Alabama.”

Tôi nói, “Cô đến từ Mobile, Alabama, đến New Haven để đưa tôi lời chào thăm của Jean Vanier? Điều này thật không nhỏ lắm ư?”

Cô nói, “Tôi có thể vào nhà không?”

Tôi dường như quên mất thái độ của mình và nói, “Xin mời vào nhưng tôi phải đi ngay. Tôi phải làm việc, phải dạy học, phải gặp tất cả mọi người này.”

Cô nói, “Ồ, ông đi đi còn tôi thì ở lại.” Rồi, cô vào phòng tôi và tôi rời đi đến trường Đại Học.

Khi tôi về nhà đêm đó –tôi dường như quên hẳn cô ấy –tôi thấy một điều tôi chưa bao giờ thấy trước đây. Tôi bước vào phòng. Cái bàn được trang hoàng đẹp đẽ đáng yêu với miếng vải trắng phủ lên, đèn cầy, một chai rượu, bông hoa, hai cái đĩa bạc xinh xắn. Tôi chỉ nhìn và nói, “Cái gì vậy?”

Cô ấy đứng đàng kia cười và nói, “Chúng ta ăn tối với nhau.”

Tôi nói, “Nhưng tất cả những thứ này, chúng đến từ đâu?”

“Tôi tìm thấy chúng trong tủ chén đĩa.”

Tôi nói, “Đồ của tôi à?”

“Vâng, nó là của ông. Ông đã không đế ý đến là ông có nó. Thôi chúng ta hãy ăn tối.”

Cô ấy và tôi ngồi đó ăn bữa tối ngon lành trong căn nhà riêng của tôi với những đồ dùng riêng của tôi, và tôi nghĩ, “Chuyện gì xảy ra vậy?” Cô ở lại ba ngày và giúp tôi nhiều việc. Cuối cùng cô nói, “Tôi phải đi. Tôi chỉ muốn ông biết rằng linh mục Jean Vanier gửi ông lời chào thăm.”

Khi cô đi rồi, tôi ngồi trên ghế và nghĩ, “Này, đây thật là điều đặc biệt. Cách nào đó Đức Chúa Trời đang trả lời lời cầu nguyện của tôi. Đây giống như một thiên sứ đến với ngươi mang theo một thông điệp và gọi ngươi đến một cái gì đó mới mẻ.” Tôi không được yêu cầu nhận công việc mới. Tôi không được yêu cầu thực hiện dự án mới. Tôi không được yêu cầu giúp đỡ ai. Tôi chỉ được mời đến để biết về một con người khác là người nghe nói về tôi.

Mất khoảng ba hoặc bốn năm trước khi tôi gặp linh mục Jean. Chúng tôi gặp nhau yên lặng tại khu dưỡng linh, nơi đó không ai nói lời nào cả. Cuối cùng, Jean nói, “Henri, có lẽ chúng tôi, là cộng đồng những người phế tật, dành cho ông một mái gia đình, dành cho ông một nơi ông thực sự được an toàn, nơi mà ông có thể gặp Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn mới mẻ.” Đó là một kinh nghiệm không thể tin được vì ông ấy không yêu cầu tôi giúp đỡ; ông không yêu cầu tôi làm việc cho người phế tật; ông không nói ông cần một linh mục; ông không nói bất cứ gì về những điều này. Ông nói, “Có lẽ chúng tôi dành cho ông một mái gia đình.”

Dần già tôi nhận ra rằng tôi phải nhận sự kêu goị này cách nghiêm chỉnh. Sau vài năm, cuối cùng tôi nhận ra rằng thời gian ở trường đại học đã chấm dứt. Tôi phải vật lộn để đến những nơi khác –có lẽ tôi nên đi Châu Mỹ La-tin, có lẽ tôi nên làm việc cho người nghèo –tôi cố phân loại. Thình lình tôi nhận ra rằng lời kêu gọi của Jean Vanier là lời kêu gọi thật sự. Nó đến từ Đức Chúa Trời. Ngài đã gửi người đến tôi và tôi nên nhận lấy cách nghiêm chỉnh.

Tôi rời đại học và đi Pháp. Sau một năm ở Pháp, tôi được yêu cầu làm linh mục ở Cộng Đồng Daybreak ở Toronto, là một Cộng Đồng L’Arch (chữ L’Arche nghĩa là Chiếc Tàu Nô-ê) một cộng đồng có khoảng một trăm người, năm mươi người phế tật và năm mươi người chăm sóc. L’Arche là cộng đồng gồm những người phế tật tâm thần và những người chăm sóc đang cố sống theo tinh thần Bài Giảng Trên Núi. Vì thế tôi đến Toronto. (Còn tiếp)

---------------------------------------------------------------------

"Journey to L'Arche"
I am really glad to have been invited to this program. I've been wondering what I could share with you, and I thought the simplest thing might be to sham a little bit of my own journey to L'Arche a journey from an academic world to a world with mentally handicapped people. I thought you might like to hear a little about how it all came about.

One of the things that I am becoming aware of more and more is that from the very beginning of my life there have been two voices. one voice saying, "Henri, be sure you make it on your awn, be sure you can do it yourself, be sure you become an independent person. Be sure that I can be proud of you." And, another voice saying "Henri, whatever you are going to do, even if you don't do anything very interesting in the eyes of the world, be sure you stay close to the heart of Jesus, be sure you stay close to the lave of God." You can sort of guess which voice was whose. But, I guess we all hear these voices to some degree—the voice that calls you upward and says, "Make something of your life, be sure you have a good career." Then, a voice that says, "Be sure you never lose touch with your vocation." There is a little bit of a struggle there, a tension.

First of all, I tried to solve it by becoming a sort of hyphenated priest. Do you know what that is? It is sort of a priest/ psychologist. I thought I could have them both. People would say, "Well we don't really like these priests around" and I could say, "Oh well, I'm a psychologist. I'm clearly in touch with things so don't laugh at me." I tried very hard to keep those two voices together—the voice that called me upwards and the voice that called me downwards.

In the beginning of my life I pleased my father and mother immensely by studying, then teaching and then becoming somewhat known, going to Notre Dame, Yale, Harvard. I pleased a lot of people doing so and also pleased myself. I felt good about it. It was a beautiful time. But somewhere on the way up, I wondered if I was still really in touch with my own vocation. I started noticing it when I suddenly found myself speaking to thousands of people about humility and wondered what they were all thinking about me. I said, "My goodness, here I am talking about love and here I am talking about God's goodness and here I'm talking about humility to all these people from all over the place."

I came home and was alone. I didn't really feel well. I didn't really feel peaceful. I didn't really feel very centered. Actually, I felt lonely. I didn't know where I belonged. I was pretty good on the stage but not really always that good in my own heart. I started to wonder if my career hadn't really gotten into the way of my vocation. It was a very anguishing time in my life—a time of real pain. I felt guilt and confusion. Here I was talking about God and I was not feeling really well. So, I started to pray very simply. I remember saying this prayer over and over again, "Lord Jesus, let me know where You want me to go and I will follow you. But, please be clear about it. No ambiguous messages!" I prayed and prayed.

I was still living at Yale in New Haven, Connecticut. One morning at 9:00 o'clock, there was someone pushing the bell of my little apartment. I went to open the door and there was a young woman standing there.

She said, "Are you Henri Nouwen?" I said, "Yes, I am." She said, "I've come to bring you the greetings of Jean Vanier." Jean Vanier was quite unknown to me. I had heard that he was the founder of the L'Arche Communities and that he worked with mentally handicapped people but that was about all I knew.

I said, "Oh, that's nice. Thank you. What can I do for you?" "Oh," she said, "no, no, no, I've come to bring you the greetings of Jean Vanier."

I said, "Thank you, that's nice. Do you want me to talk somewhere or write something or give a lecture?" "No, no, no," she said, "I've come to bring you the greetings of Jean Vanier."

By that time I said, "Where are you from?"

"Oh, I'm from Mobile, Alabama."

I said, "You've come from Mobile, Alabama, to New Haven to give me the greetings of Jean Vanier? Isn't that a little much?"

She said, "Can I come in?"

I had sort of forgotten my manners and I said, "Please come in but I have to leave. I have to work, to teach, to meet all these people."

She said, "Oh, you go and I'll stay." So, she moved into my room and I left for the University.

When I came home that night—I had sort of forgotten about her—I saw something I had never seen before. I walked into my room. The table was beautifully decorated with a lovely white cloth over it, candles, a bottle of wine, flowers, two plates with nice silver. I just looked and said, "What's this?"

She was standing there laughing and said, "We're going to have dinner together."

I said, "But all these things, where did they all come from?"

"I found them in your own cupboards."

I said, "My stuff?"

"Yes, it's yours. You haven't even noticed that you have it. Let's have dinner."

She and I sat there having this delicious dinner in my own house with my own things, and I thought, "What's happening?" She stayed three days and helped me with all sorts of things. Finally she said, "I have to go. I just wanted you to know that Jean Vanier sends his greetings."

When she had left, I sat in my chair and thought, "Now, this is something special. Somewhere God is answering my prayer. This is like an angel coming to you bringing a message and calling you to something new." I wasn't asked to take a new job. I wasn't asked to do another project. I wasn't asked to be useful to anybody. I was simply invited to come to know another human being who had heard of me.

It took about three or four years before I really met Jean. We met silently at a retreat in which no words were spoken. At the very end Jean said, "Henri, maybe we, our community of handicapped people, can offer a home to you, can offer a place to you where you are really safe, where you can meet God in a whole new way." It was an incredible experience because he didn't ask me to be useful; he didn't ask me to work for handicapped people; he didn't say he needed another priest; he didn't say any of these things. He said, "Maybe we can offer a home to you."

Gradually I realized that I had to take that call very seriously. After a few years, I finally realized that the time of being at the university was over. I had struggled to go to different places—maybe I should go to Latin America, maybe I should work with the poor—I tried all sorts of thing. Suddenly I realized Jean Vanier's call was a real call. It came from God. He had sent someone to me and I should take it seriously.

I left the university and went to France. After a year in France, I was called to become a priest at the Daybreak Community in Toronto which is a L'Arche Community (the word L'Arche means the Arc of Noah) a community of about a hundred people, fifty handicapped people and fifty assistants. L'Arche is a community of mentally handicapped people and their assistants who try to live in the spirit of the beatitudes. So I went to Toronto.

Không có nhận xét nào: