Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

12 Dấu Hiệu Phục Hưng (và phần thưởng)


TG:  Tiến-sĩ Joseph Castleberry | Đăng vào Thứ Năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022

 

Khi xã hội của chúng ta ngày càng lún sâu hơn vào giai đoạn khủng hoảng, với sự chia rẽ về chính trị và ý thức hệ, đạo đức làm việc đang biến mất, sử dụng ma túy tràn lan, sử dụng thuốc bừa bãi và quá liều và tự tử, hoàn toàn bối rối trong lĩnh vực đạo đức và nhận diện giới tính, và rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, những Cơ-đốc-nhân Tin Lành bắt đầu kêu cầu Chúa xin ban cuộc phục hưng trong hội thánh và cuộc đại thức tỉnh trong xã hội chúng ta.  Nhưng nhiều Cơ-đốc nhân bản thân chưa từng trải qua cuộc phục hưng lớn nào và có lẽ tự hỏi phục hưng bao gồm những gì.

 

Phục hưng trông như thế nào?

Cuộc phục hưng nguyên thủy, được ghi lại trong Công-vụ 2, đưa ra ít nhất 12 dấu hiệu phục hưng đi kèm với việc tân tạo các hội thánh trong lịch sử.   cuộc phục hưng của Công-vụ 2 đánh dấu sự thành lập Hội Thánh, người ta có thể nghĩ về phục hưng như cuộc “chấn hưng” hơn là cuộc “phục hưng.”  Nhưng lịch sử của Israel đầy dẫy những sự thức tỉnh và suy sụp tâm linh.  Như Phao-lô nói, chúng ta đựng báu vật này của Đức Chúa Trời trong bình đất, và chưa có nhóm người nào có thể duy trì cường độ tâm linh trên nền lâu dài.  Cuộc chấn hưng của Công-vụ 2 đại diện cho cuộc phục hưng tối hậu của đức tin Kinh Thánh và sự bắt đầu cuộc lan rộng này từ người Do Thái sang người ngoại.  Dù sao đi nữa, nó minh họa những gì xảy ra khi người ta trải nghiệm làn sng mới của ân sủng Đức Chúa Trời mang lại sự nóng cháy tâm linh giữa vòng các tín hữu và sự lan truyền nó đến người vô tín.

 

Nhiều lần kể từ Thế KThứ Nhất, các Cơ-đốc-nhân đã trải nghiệm những làn sóng ân sủng đổi mới của Đức Chúa Trời mà đã bổ sức cho Cơ-đốc-nhân và hội thánh và mang lại những kỳ thăng tiến và tăng trưởng mới.  Những cuộc phục hưng như vậy gồm sự hồi sinh cá nhân, khi các cá nhân trải nghiệm sự đổi mới tâm linh với sự tập trung mới tìm được vào Đấng Christ; các cuộc phục hưng của các hội thánh địa phương mà lẽ bắt đầu ở một hội thánh cụ thểrồi lan rộng sang các hội thánh khác; và những cuộc thức tỉnh xã hội như Phong Trào Chúa JêsusPhục Hưng Hùng Biện, trong đó các Cơ-đốc-nhân được nhiệt huyết và quyền năng mới, hàng triệu người vô tín được cứu, và văn hóa quốc gia và thậm chí toàn cầu được ảnh hưởng trong nhiều thập kỷ.

 

12 Dấu Hiệu Phục Hưng

Sự phục hưng ban đầu trong Công-vụ 2:36-47 minh họa 12 dấu hiệu phục hưng nhất quán đặc trưng cho sự đổi mới tâm linh suốt lịch sử hội thánh:

 

36 Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ. 37 Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? 38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. 39 Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi. 40 Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằng: Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy! 41 Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-tem; và trong này ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội-thánh. 42 Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.—Công vụ 2:36-47 (NIV)

 

Hãy lưu ý những dấu hiệu cuộc phục hưng trong phân đoạn này:

 

1.    Nhấn mạnh vào Chúa Jêsus (Công-vụ 2:36).  Trong Công-vụ 2, Phi-e-rơ rao giảng cho đám đông tụ tập vào Lễ Ngũ Tuần về Chúa Jêsus Christ, bị đóng đinh, chết, chôn và sống lại từ cõi chết là Chúa và Đấng Mê-si.  Khi phục hưng đến, Chúa Jêsus trở thành ưu tiên hàng đầu của các Cơ-đốc-nhân.

 

2.    Ăn năn (2:37-38).  Trong phục hưng, người ta cảm nghiệm được sự cáo trách về tội lỗi họ và ăn năn và thay đổi lối sống họ.  Họ không chỉ tránh xa những thói quen tội lỗi, mà còn tránh xa những thú vui vụn vặt để dành nhiều thời gian hơn cho việc theo đuổi Chúa.

 

3.    Ham thích cầu nguyện (2:42).  Phục hưng tạo ra trong con người một ước muốn mới để cầu nguyện, thờ phượng, và suy ngẫm về Chúa.  Đôi khi, ngay cả trong giấc ngủ, những lời cầu nguyện vẫn tiếp tục khi Chúa xua tan những phân tâm của chúng ta và nói với chúng ta trong giấc mơ.

 

4.    Đói khát Lời Chúa (2:42).  Khi phục hưng đến, người ta muốn nhiều lời Kinh Thánh hơn, nhiều bản thân đọc và học hơn, và nhiều phơi bày việc giảng và dạy hơn.

 

5.    Gánh nặng cho người hư mất (Công vụ 2:40).  sự cáo trách tội lỗi đi kèm với phục hưng, nên người ta nhận ra rằng người khác bị hư mất vì họ nhận thức rõ hơn về tội riêng mình và sự hư mất của mình khi không có Chúa Jêsus.  Trong phục hưng, chúng ta không còn có thể bằng lòng để người ta sống mà không đối diện tình yêu của Đấng Christ nữa.

 

6.    Gia tăng sự cứu rỗi (Công vụ 2:41, 47).  Cùng với gánh nặng mới cho các linh hồn là sự gia tăng đáng kể về sự cứu rỗi và những người mới cải đạo.

 

7.    Nổi lên việc kêu gọi vào mục vụ và truyền giáo (Công vụ 4:20).  Trong kỳ phục hưng, người ta cảm nhận được sự kêu gọi của Chúa để phục vụ Tin Lành, dù là trong mục vụ chuyên nghiệp hoặc tận hiến đời làm việc hàng ngày của họ nhiều hơn trong điều mà người khác coi là môi trường thế tục.  (Bạn có thấy dòng chảy hợp lý của những hiện tượng này không?)  

 

8.    Sự hiện diện rõ ràng của Chúa (2:40, 43).  Đức Chúa Trời luôn hiện diện, nhưng trong phục hưng, sự hiện diện của Chúa trở nên rõ ràng giữa chúng ta—dù trong cáo trách tội lỗi, chữa lành và dấu kỳ phép lạ, hay việc tiếp nhận ân tứ Thánh Linh.

 

9.    Rộng lượng lớn lao hơn đối với việc Chúa (2:45).  Dâng hiến cho hội thánh và những biểu hiện khác của sự dâng hiến cá nhân cho việc Chúa tăng nhiều trong kỳ phục hưng.

 

10. Thường xuyên nhóm họp nhiều hơn để thờ phượng, cầu nguyện và học Lời Chúa (2:46).  Không chỉ số lượng hoạt động của hội thánh tăng lên, mà các Cơ-đốc-nhân còn bắt đầu nhóm tại nhà và tại nhà hàng và những địa điểm khác để dành thời gian cùng chia sẻ thể nào Chúa đang hành động trong đời họ.

 

11. Thông công gia tăng giữa các Cơ-đốc-nhân (2:46).  Trong phục hưng, dân Chúa trải nghiệm tình yêu thương lẫn nhau nhiều hơn, là điều kéo họ lại thường xuyên và thu hút người vô tín đến với cộng đồng họ.

12. Được lòng cộng đồng (2:47).  Trong khi các Cơ-đốc-nhân đầu tiên được lòng “tất cả mọi người,” điều đó không bao gồm Tòa Công Luận và các nhà lãnh đạo Do Thái, là những người lập tức bắt đầu bắt bớ họ (Công vụ 4:1).  Cả sự ủng hộ lẫn sự chống đối đều nảy sinh khi sự phục hưng bắt đầu.  Những kẻ nhạo báng sẽ luôn nổi lên khi phục hưng xảy ra, và sự chống đối từ những người nắm quyền cũng gia tăng.  Nhưng niềm vui làm hài lòng Chúa sẽ vượt thắng mọi dạng bách hại hay chống đối.

 

Tất cả những dấu hiệu này đại diện cho những yếu tố quý giá của sự đổi mới của tác động Chúa giữa chúng ta, nhưng ít nhất một dấu hiệu ban thưởng nữa kèm với cuộc phục hưng mà bản văn sách Công-vụ không đề cập.  Những người đã trải nghiệm phục hưng tâm linh được trải nghiệm sự vui mừng lớn hơn trong đời tư và công việc họ.   Họ thấy họ có bài hát trong lòng họ suốt giờ làm việc, vì cả đời sống trở thành đền thờ cho sự thờ phượng và cầu nguyện của chúng ta.  Đạo đức làm việc của họ vút cao và sự thịnh vượng của họ tăng lên, càng thúc đẩy thêm lòng rộng lượng được đề cập trong đoạn Kinh Thánh trên.  Phục hưng tôn giáo là điều tốt nhất có thể xảy ra cho nền kinh tế đang suy thoái!

 

Hơn bất cứ điều gì

Xã hội chúng ta có nhiều nhu cầu và đối diện nhiều khủng hoảng ngày nay.  Người ta bất đồng về những cách tốt nhất để cải thiện số phận chung của chúng ta.  Nhưng tôi tin rằng, hơn bất cứ điều gì, chúng ta cần cuộc Thức Tỉnh Vĩ Đại khác ở Mỹ.  Nó sẽ bắt đầu và phải bắt đầu từ gia đình đức tin.  Chúng ta thường nghe rằng sự phục hưng là một “công việc tối thượng của ân sủng Đức Chúa Trời,” và chắc chắn chúng ta không thể “dấy lên” cuộc phục hưng, và thật sự chúng ta không thể có được cuộc Tỉnh Thức Vĩ Đại xuyên khắp xã hội Mỹ chỉ bằng cách thúc giục nhau để có.  Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện.  Sự cầu nguyện luôn đi trước phục hưng.  Cuộc phục hưng Công-vụ 2 bắt đầu bằng nhiều ngày cầu nguyện chung trong Phòng Cao.  Không thể nào phục hưng từng bắt đầu theo bất kỳ cách nào khác.  Có lẽ bạn đã cầu nguyện xin phục hưng trong thời gian dài một mình.  Nếu chưa, hãy bắt đầu ngay.  Có lẽ đã đến lúc mời một vài tín hữu tham gia tại nhà chúng ta để cầu nguyện cho phục hưng.  Các hội thánh luôn có thể gia tăng lời cầu nguyện của mình.  Nhưng hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta cần tìm kiếm Chúa—cho chính mình, gia đình mình, hàng xóm mình, đất nước mình, và thế giới mình.

https://www.northwestu.edu/president/blog/12-signs-of-revival-and-a-bonus#:~:text=

 

Không có nhận xét nào: