TG: RICK WARREN - 28/5/2021
DG: Thang Chu
“Hãy khoan dung lỗi lầm lẫn nhau, và tha thứ bất kỳ ai xúc phạm anh chị em. Hãy nhớ rằng,
Chúa đã tha thứ anh chị em, thì anh chị em cũng
phải tha thứ người khác” (Cô-lô-se 3:13 NLT).
Có ai đó từng làm điều điên rồ, gây tổn thương bạn hoặc người
bạn yêu thương không? Và
có lẽ bạn nghĩ, “Tôi biết điều Cơ-đốc-nhân làm là phải tha thứ, vậy tôi sẽ tha. Tôi sẽ tha thứ hắn khi hắn xin lỗi tôi.”
Nhưng cách suy
nghĩ đó có vấn đề: Bạn vẫn đang bám tổn thương đó. Sự
thật là, người đó có lẽ
không bao giờ xin bạn tha thứ.
Anh
ấy có lẽ không bao giờ nói ảnh xin lỗi. Anh ấy
có lẽ không quan tâm hoặc thậm
chí không nhận ra điều ảnh đã làm. Vậy bạn kết cuộc hâm mãi điều gì đó mà người kia đã quên từ lâu. Và
nó đang gặm nhấm bạn bên
trong!
Đừng bao giờ bám
giữ tổn thương. Nó chỉ dẫn đến oán hận, và oán hận làm bạn suy sụp.
Oán
hận giống như uống thuốc độc
và rồi hy vọng nó sẽ làm hại
người khác. Điều
đó không tác dụng.
Nhưng oán hận
có thuốc giải: sự tha thứ.
Chúa Giê-su là ví dụ rõ ràng về tha thứ—ngay cả trong hoàn cảnh
khắc nghiệt nhất. Khi bị treo trên thập giá, Ngài nói về những kẻ hành quyết Ngài: “Lạy Cha, xin tha thứ họ, vì họ không biết điều họ đang làm” (Lu-ca 23:34 NIV).
Khi bạn vật lộn
để tha thứ ai đó, hãy nhớ đến quà
tặng vĩ đại là sự tha thứ của Đức Chúa Trời—tha thứ mà Chúa Giê-su đã
ban trên thập giá và cũng ban
cho bạn.
Cô-lô-se 3:13 tóm tắt rất hay: “Hãy khoan
dung lỗi lầm lẫn nhau, và tha thứ bất kỳ ai xúc phạm anh chị em. Hãy nhớ rằng, Chúa đã tha thứ anh chị em,
thì anh chị em cũng phải tha thứ người khác” (NLT). (Bạn thậm chí có thể viết câu này xuống, mang nó theo bạn cả ngày, và ghi nhớ nó. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội dùng nó!)
Chữ Hy Lạp
được dịch là “khoan dung”
mang nghĩa “nhẫn nhịn,
chịu đựng, khoan nhượng.” Nói cách khác, cho phép.
Chúa Giê-su nói, “Phước cho kẻ hay thương xót, vì sẽ được
thương xót” (Ma-thi-ơ 5: 7 NIV). Tôi muốn Chúa ban phước đời bạn. Một cách bạn nhận được điều
đó ấy là thương xót.
Khi đối diện tổn
thương, bạn có quyền lựa chọn: Bạn có thể bám chặt nó và bị phá hủy bởi oán hận, hoặc bạn có thể sống trong tự
do của sự tha thứ. Hãy
chọn tha thứ hôm nay.
THẢO LUẬN
·
Tổn
thương nào bạn vẫn đang bám
giữ? Bởi
bám giữ nó, điều gì
nó đã tác động tiêu cực đời
bạn?
·
Bạn sẵn sàng buông bỏ tổn thương mà bạn đang bám giữ không? Hãy dành chút thời
gian để cầu nguyện, tha thứ người làm tổn thương bạn—hoặc cầu xin Chúa
giúp khiến bạn muốn nhiều hơn để tha thứ.
·
Khi
nào bạn từng trải
nghiệm tự do của sự tha thứ—hoặc khi bạn tha thứ ai đó hoặc khi ai đó tha thứ bạn?
https://pastorrick.com/let-go-of-your-hurt/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét