Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

BỐN SỨC MẠNH trong TÍNH DỄ BỊ HẠI

TG: RICK WARREN - 4 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

"Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo nhưng ban ân sủng cho người khiêm tốn" (Gia-cơ 4:6 NLT).

 

Tính dễ bị hại của bạn không phải là yếu đuối.  Thực ra, tính dễ bị hại là thế mạnh!  Đức Chúa Trời có thể nắm tính dễ bị hại của bạn và khiến bạn được sức mạnh tâm linh, chữa lành tình cảm, hấp dẫn mối quan hệ, và được tạo thành lãnh đạo.  Đây là cách thế nào.

 

Đầu tiên, cởi mở và thành thật với người khác về sự yếu đuối của bạn là sức mạnh thuộc linh vì nó mở ra cánh cửa cho ân điển của Đức Chúa Trời: "Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo nhưng ban ân sủng cho người khiêm tốn" (Gia-cơ 4:6 NLT).  Ân sủngquyền năng bạn cần để thay đổi và vượt qua những thói quen xấu và điểm yếu của mình.

 

Tính dễ bị hại cũng là sự chữa lành về cảm xúc.  Gia-cơ 5:16 nói, “Hãy thừa nhận lỗi lầm của mình với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được chữa lành” (TLB).  Nếu bạn chỉ muốn được tha thứ, bạn không cần xưng nhận tội lỗi mình với bất kỳ ai khác ngoài Chúa. Nhưng nếu bạn muốn được chữa lành, bạn phải chia sẻ điểm yếu mình với người khác. Đức Chúa Trời đã cài đặt bạn theo cách mà việc bộc lộ cảm giác của bạn là khởi đầu cho việc chữa lành.

 

Tiếp theo, tính dễ bị hại thật hấp dẫn về mối quan hệ.  Kinh Thánh nói, “Tất cả chúng ta đều vấp ngã theo nhiều cách” (Gia-cơ 3:2 NIV).  Gia-cơ thậm chí gộp chính mình vào câu đó.  Khi ai đó bảo bạn rằng họ cũng làm rối tung lên, họ trở nên dễ gần gũi hơn. Không ai muốn kết hôn hoặc làm bạn với người tự ái.  Nhưng khi bạn dễ bị hạilà khi bạn thừa nhận điểm yếu của mình và thậm chí có lẽ cười nhạo bản thân—bạn kéo người ta vào.

 

Dễ bị hại không chỉ mang lại bạn sức mạnh tâm linh, giúp bạn chữa lành, và khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn.  Nó cũng là đòi hỏi cho khả năng lãnh đạo.  Nếu bạn không thể dễ bị hại, bạn không phải là nhà lãnh đạo; bạn chỉ là ông chủ.  “Nếu anh chị em khôn ngoan và hiểu đường lối Đức Chúa Trời, hãy chứng minh điều đó bằng cách sống đời sống danh dự, làm việc lành với sự khiêm nhường đến từ khôn ngoan” (Gia-cơ 3:13 NLT).

 

Khi bạn đạt được khôn ngoan của Đức Chúa Trời, bạn cũng trở nên khiêm tốn hơn.  “Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhấc anh chị em lên” (Gia-cơ 4:10 NIV).  Đức Chúa Trời tôn vinh sự khiêm tốn và dễ bị hại của bạn và sử dụng chúng để đào tạo bạn thành nhà lãnh đạo.

 

Kinh Thánh thực sự có thể phản văn hóa, phải không?  Thế giới bảo bạn phải đề cao cảnh giác và đừng tỏ ra yếu đuối.  Nhưng Đức Chúa Trời nói rằng hãy khoe mình trong yếu đuối—bởi vì chúng bày tỏ quyền năng Ngài và khiến bạn phụ thuộc vào Ngài nhiều hơn.

 

Bạn có hạ cảnh giác xuống để rồi yếu đuối của bạn chỉ người khác hướng đến Chúa Giê-su Christ không?

 

THẢO LUẬN

·      Bạn nghĩ gì về người khiến bản thân họ dễ bị hại khi chia sẻ điểm yếu họ với người khác?

·      Tại sao việc nhận được khôn ngoan của Đức Chúa Trời khiến bạn trở nên khiêm tốn hơn?

·      Bạn quan tâm nhiều hơn đến việc bộc lộ điểm mạnh của mình hay quyền năng của Chúa?  Thể nào bằng chứng về câu trả lời của bạn được bày tỏ ra trong đời bạn?

https://pastorrick.com/four-strengths-in-vulnerability/

 

Không có nhận xét nào: