Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Ý Thức Đạo Chúa về Chân Lý (Luật Pháp)

Một trong Bảy Ý Thức Khiến Mỹ Quốc Thành Công
By Stephen McDowell
Dịch Thang Chu – August 31, 2015


Hoa Kỳ là quốc gia độc đáo trong lịch sử, Hoa Kỳ ngoại lệ.  Không quốc gia nào bằng được tự do, thịnh vượng, nhân đạo, và đạo đức.  Alexis de Tocqueville quan sát cuốn Dân Chủ tại Hoa Kỳ nói, “Vị thế người Mỹ vì thế rất ngoại lệ, và người ta tin rằng không dân tộc dân chủ nào sẽ được đặt vào vị thế tương tự vậy.”

Tính ngoại lệ Hoa Kỳ không phải do kết quả giá lưu truyền lại trong nhân dân Mỹ, nhưng đến từ những ý thức giá trị qua đó quốc gia đó được sáng lập.  Đạo Chúa là nguồn những ý thức đó.  Noah Webster viết trong lời giới thiệu tự điển của ông:

“Hoa Kỳ mở đầu sự tồn tại của họ dưới hoàn cảnh hoàn toàn lạ thường, và không giải thích được trong lịch sử các quốc gia.  Họ mở đầu với văn minh, với học vấn, với khoa học, với hiến pháp của chính phủ tự do, và với quà tặng tốt nhất từ God cho nhân loại - đạo Chúa.”

 Những ý thức giải phóng này được tuôn ra trong lịch sử cận đại khi Kinh Thánh bắt đầu được in thành ngôn ngữ phổ thông con người trong thời Cải Cách Tin Lành.  Những người định cư tại Mỹ đem chân lý với họ, cấy trồng nó, và sản sanh ra quốc gia đặc biệt này.

Những thế hệ Mỹ mới đây đang từ khước những ý thức giải phóng này.  Để giữ tự do và để tiến bộ, Hoa Kỳ phải nắm lấy bảy ý thức này đã khiến nó tự do và thịnh vượng.  Một trong bảy đó là, Hoa Kỳ phải nắm lấy ý thức đạo Chúa về chân lý.

Ý Thức Đạo Chúa về Chân Lý (Luật)

Thể nào chúng ta biết điều chúng ta biết?  Điều gì là căn bản cho cái chúng ta xem là chân lý và đúng?  Đối với người tin Chúa, căn bản chân lý được tìm thấy trong Lời God.  Nó là điều Kinh Thánh tuyên bố.  Chúa Giêsu cầu nguyện với Cha: “Lời Cha là chân lý” (Giăng 17:17).  Lời Ngài không chỉ đúng, nhưng còn là chân lý.  Chân lý là điều Chúa Giêsu dạy, và Ngài dạy con người phải vâng phục tất cả Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 5:17-19).  Kinh Thánh là Lời God và nguồn chân lý cho tất cả nhân loại.  Mức độ nhân loại và các quốc gia áp dụng Lời God vào tất cả cuộc sống, là mức độ họ được thịnh vượng, được sống tự do, và được phước.

Quan điểm đạo Chúa tuyên bố rằng có chân lý, có đúng và sai, có tuyệt đối mà chúng ta có thể biết.  Người thế tục có quan điểm khác nhiều về “chân lý.”  Từ quan điểm chủ nghĩa nhân văn, không có chân lý tuyệt đối.  Tất cả cái gọi là chân lý chỉ tương đối.  Người-tương-đối nói: “Bất cứ gì tôi muốn tin, tôi có thể tin.  Bất cứ gì tôi nghĩ là chân lý đều là chân lý cho tôi, và bất cứ gì anh nghĩ là chân lý đều là chân lý cho anh.  Nếu anh tin vào God như nguồn chân lý, cũng được, nhưng tôi không tin vào God hoặc chân lý tuyệt đối; và anh không nên áp đặt quan điểm anh lên tôi hoặc xã hội.”

Chủ nghĩa tương đối là quan điểm thịnh hành trong học viện, báo chí, và các chính phủ phương tây.  Nhưng quan điểm như thế hoàn toàn không lô-gíc.  Khi ai đó nói “không có chân lý tuyệt đốt,” một câu hỏi đơn giản sẽ cho thấy sự ngớ ngẩn của quan điểm này.  Chỉ cần hỏi họ, “Anh chắc không?”  Nếu họ trả lời không, họ vất đi nhận thức luận (epistomology) của họ, thừa nhận rằng họ không biết chắc rằng không có tuyệt đối.  Nếu họ trả lời có, thì họ khẳng định quan điểm rằng có tuyệt đối.

Sau khi một người thừa nhận có tuyệt đối, điểm kế xem xét là ai là nguồn những tuyệt đối đó.  Đối với nguời-tin-Chúa, đó là Kinh Thánh.  Đối với loài người, hoặc một cá nhân hoặc một tập thể xưng là “chân lý” cho xã hội.

Niềm tin chắc không có tuyệt đối thật không lô-gíc.  Nó tự tương phản chính nó.  Người tin vậy giống người xây nhà trên cát – nó không thể đứng nổi dưới áp lực bão tố (xem Ma-thi-ơ 7:24-27).  Nếu một quan điểm dựa trên giả định này, nó sẽ xụp đổ.

Quan điểm đạo Chúa dạy có tuyệt đối, nơi mà God đúng về mọi chuyện, và Ngài tiết lộ chân lý mà con người cần để biết nằm trong Lời Ngài.  Người-tương-đối sẽ lên án người-theo-Chúa, là người tin vào đúng và sai, như là đầu óc hẹp hòi và mù quáng.  Họ nói, “Anh không nên xem sự việc là đúng và sai.  Làm vậy là SAI.”

Điều họ đang nói đó là họ không muốn đối diện thực thể về God Đấng Sáng Tạo - Đấng làm nguồn tất cả cái đúng và sai – và về tiêu chuẩn Ngài về đời sống đúng đắn.  Họ muốn sống đời sống theo định nghĩa riêng họ.  Vì thế, thần học của họ, vũ trụ quan của họ, đi theo tính đạo đức của họ.

Quan điểm ngoại giáo về chân lý bắt lấy suy nghĩ hầu hết thế giới.  Chủ nghĩa tương đối là quan điểm ưu thế của người Mỹ ngày nay, ngay cả người nhận mình là người-tin-Chúa, như tiết lộ trong cuộc thăm dò thực hiện bởi Barna Group mùa xân 2002.  Trong cuộc thăm dò người lớn và thiếu niên, người ta được hỏi họ có tin rằng đạo đức tuyệt đối là không thay đổi, hoặc chân lý đạo đức chỉ là tương đối; 64% người lớn nói chân lý chỉ tương đối tùy người và hoàn cảnh.  Trong số thiếu niên, 83% nói chân lý đạo đức là tương đối, chỉ 6% nói nó tuyệt đối.  Trong số người-tin-Chúa đã tái sanh, 32% người lớn và 9% thiếu niên bày tỏ đức tin vào chân lý tuyệt đối.  Câu trả lời đứng đầu, về điều người ta tin là căn bản cho quyết định đạo đức, đó là hãy làm bất cứ gì mình cảm thấy đúng (được tin bởi 31% người lớn và 38% thiếu niên).

Những người Mỹ đầu tiên, hầu hết là người-tin-Chúa, giữ lấy ý thức đạo Chúa về chân lý.  Những luật lệ và hiến pháp họ phản ảnh quan điểm đó.  Họ tin rằng luật cố định áp dụng cho mọi người và luôn luôn đúng.  God tiết lộ luật Ngài trong thiên nhiên (những luật về tự nhiên) và qua tiết lộ đặc biệt trong Kinh Thánh (những luật của God của tự nhiên).  Cụm từ Jefferson dùng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập – “những luật của tự nhiên và những luật của God của tự nhên” - mang ý nghĩa đã được xác minh rõ.

Một sách giáo khoa dân sự ban đầu, First Lesson in Civil Government (1846) do Andrew Young, cho thấy quan điểm luật Kinh Thánh của Các Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ:

“Ý chỉ của Đấng Sáng Tạo là luật tự nhiên mà loài người buộc phải vâng phục.  Nhưng con người trong tình trạng bất toàn hiện nay không thể khám phá trong tất cả trường hợp điều mà luật tự nhiên đòi hỏi.  Vì thế Đấng Chu Cấp Thiên Thượng đã vui lòng tiết lộ ý chỉ Ngài cho nhân loại, hướng dẫn họ về bổn phận họ đối với chính Ngài và với nhau.  Ý chỉ này được tiết lộ trong Kinh Thánh, và được gọi là luật khải thị, hoặc luật Thiên Thượng.”

Điều này tương phản lớn với quan điểm thế tục hoặc xã hội về luật, như bày tỏ trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Pháp (1794): “luật . . . là sự bày tỏ ý chỉ chung . . . [những quyền con người dựa trên quyền tối cao quốc gia.  Quyền tối cao này . . . nằm chính yếu trong toàn thể nhân dân.”  Đối với người-nhân-văn (humanist), con người là nguồn của luật, của đúng và sai.  Nhưng nếu bất cứ gì con người tuyên bố là luật trở thành tiêu chuẩn cho xã hội, thì những quyền căn bản của mọi người bị đe dọa, vì đại đa số, hoặc kẻ độc tài cai tri, có thể tuyên bố bất cứ ai phải ở ngoài vòng pháp luật.  Những bạo chúa đã làm điều này xuyên suốt lịch sử, và hàng chục triệu người đã bị giết dưới quan điểm này.

Quan điểm đạo Chúa về luật công bố rằng tất cả mọi người đều có những quyền bất khả xâm phạm được ban cho bởi God, và Kinh Thánh tuyên bố những quyền đó là gì.  Không người nào có thể tước đoạt chúng.  Tất cả mọi người phải phục tùng luật cao hơn của God, người cai trị cũng như người thường dân.  Không một ai cao hơn luật đó, cũng không một ai là nguồn của luật.  Vì thế, việc cai trị luật có nguồn gốc trong thế giới đạo Chúa tây phương nơi mà ý thức đạo Chúa thắng thế hơn.  Quan điểm đạo Chúa về luật sanh ra bản chất độc đáo của hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ.