Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Cách Thắng Sự Kiệt Quệ của Mục Sư

Tác giả: Rick Warren                         Dich giả: Thang Chu



*(www.mondoJesus.blogspot.com) Mục vụ là cuộc chạy đường trường – không phải chạy rút 50 thước.  Thật khó nhai.  Bạn đang trong cuộc chiến vô hình nơi mà đủ mọi loại lực lượng âm mưu hãm bạn không làm điều Đức Chúa Trời muốn bạn làm.

Cách đây ít năm tôi lập danh sách những mục sư trẻ ở Mỹ mà tôi cần cầu nguyện cho – cũng như những người khác đã cầu nguyện cho tôi khi tôi còn trẻ.  Ngày nay, hơn phân nửa những mục sư trẻ trong danh sách đó đã không còn trong mục vụ - hoặc họ gặp nan đề tài chánh, nan đề gia đình, hoặc chỉ mệt mỏi và đầu hàng.

Mục sư ơi, chúng tôi cần bạn lâu dài trong mục vụ.

Câu chuyện mục vụ của  tiên tri Ê-li trong Các Vua 19 cho chúng ta nhận thức lớn cách gây ra và chữa trị sự kiệt quệ của bản thân chúng ta.

Chẳng nghi ngờ gì về việc bạn quá quen thuộc với câu chuyện đó.  Ê-li đã thách thức 400 tiên tri thần Ba-anh để chứng minh ai là thần thật: Ba-anh hoặc Đức Chúa Trời.  Và, dĩ nhiên, Đức Chúa Trời đã thắng cuộc thách thức đó!  Mọi người trong nước trở về với Đức Chúa Trời.

Chắc bạn nghĩ tiên tri Ê-li phấn chấn cao độ sau đó.  Nhưng không.  Mục vụ thành công có thể làm cạn kiệt bạn chớp nhoáng y như mục vụ thất bại.  Khi Nữ Hoàng Giê-sê-bên nghe về chuyện xảy ra, bà hăm dọa  sự sống Ê-li.  Thay vì được mạnh mẽ qua thành công mục vụ lớn lao này cùng với sự phục hưng toàn quốc, tiên tri Ê-li lại quá sợ hãi bỏ chạy về bên kia sa mạc, trốn trong hang và xin Đức Chúa Trời giết ông đi.

Câu chuyện tiên tri Ê-li cho chúng ta bốn dấu hiệu về kiệt quệ trong mục vụ.

1- Chúng ta hạ thấp giá trị mình.  “Hãy lấy mạng tôi vì tôi chẳng hơn gì tổ phụ tôi.” (1 Vua 19:4).  Như Ê-li, khi chúng ta bắt đầu tự nói chúng ta chẳng giá trị gì, đó là dấu hiệu chúng ta kiệt quệ.  Để ý thể nào Ê-li tự so sánh mình với người khác.  Khi bạn bắt đầu so sánh những thành đạt của bạn, tài năng của bạn, hoặc thậm chí đau đớn hoặc khó khăn của bạn với người khác, bạn hướng trật đường.

Bạn tự mình chỉ trích xấu.  Nếu bạn nói với người khác cùng thể cách bạn nói với chính bạn, bạn sẽ không còn người bạn nào nữa.

2- Chúng ta coi nhẹ mục vụ của mình.  “Con rất nhiệt thành về CHÚA, là Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Y-sơ-ra-ên đã lìa bỏ giao ước Ngài, phá đổ các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết hại các tiên tri Ngài.  Chỉ còn một mình con còn sót lại, mà bây giờ họ đang lùng bắt để lấy mạng con” (1 Vua 19:10, BD2002).  Tiên tri Ê-li bắt đầu tự đánh giá mình về những điều không phải lỗi của ông.  Quốc gia Y-sơ-ra-ên đang sụp đổ quanh ông, và Ê-li xem nó là chuyện của mình.

Cố kiểm soát mọi điều – như thể bạn đang giữ hội thánh hiệp lại là do bạn - sẽ đem những kết quả tai hại.  Sự thật là, không phải nhờ bạn mà thế giới hoạt động.  Đức Chúa Trời không bao giờ định ý cho bạn mang lấy loại gánh nặng đó.  Bạn không chịu trách nhiệm cho bấy kỳ trách nhiệm của ai.  Bạn chịu trách nhiệm công bố chân lý và hướng dẫn người thật tốt theo khả năng bạn – nhưng không chịu trách nhiệm của những người khác.  Bạn chỉ chịu trách nhiệm cho chính trách nhiệm của bạn.  Bạn chịu trách nhiệm dạy dỗ chân lý của Đức Chúa Trời chứ không phải hành xử của họ với chân lý.

3- Chúng ta phóng đại khó khăn của mình.  “Chỉ một mình con còn sót lại, mà bây giờ họ đang lùng bắt để lấy mạng con!” (1 Vua 19:10, BD2002)  Tiên tri nói ông là người duy nhất sót lại đang cố làm điều ngay, nhưng thật không đúng.  Toàn quốc vừa kinh nghiệm cuộc phục hưng, nhưng cái nhìn của Ê-li bị méo mó.

Đừng bao giờ quyết định trọng đại khi bạn bị xuống tinh thần hoặc mệt mỏi.  Nó sẽ là quyết định sai!  Khi bạn trống rỗng, bạn chắc chắn không nhìn rõ thực tại!  Ê-li quá bị khô rút giữa lúc tinh thần cao độ đến nỗi ông không thể thấy tình hình cách sáng suốt.  Toàn quốc không chống lại ông.  Chí một người đàn bà thốt lời thề rỗng tuếch!

Hãy đào sâu vào Lời Chúa.  Bạn không thể tập trung vào xúc cảm của bạn.  Kinh Thánh không nói xúc cảm của bạn sẽ khai phóng bạn.  Chỉ nói Chân Lý sẽ khai phóng bạn.  Bạn càng biết chân lý, bạn càng được tự do.

4- Chúng ta từ bỏ những ước mơ của mình.  “Lạy CHÚA, con thấy đã đủ rồi,” ông nói, “Bây giờ xin Ngài hãy cất lấy mạng sống con đi.” (1 Vua 19:4).  Khi bạn kiệt lực, bạn bắt đầu co rút những ước mơ của bạn vào kích cỡ sức lực còn lại của bạn.  Bạn mất khải tượng và mất đi mục tiêu.  Đây là dấu hiệu tai hại nhất của sự kiệt quệ vì khi bạn mất đi những ước mơ, bạn mất luôn hy vọng.  Bạn muốn đầu hàng.

Đừng đầu hàng.  Đừng khước bỏ gia đình bạn, hội thánh bạn, giấc mơ bạn hoặc sự sống bạn.

May thay, Kinh Thánh không những chỉ cho chúng ta biết những nguyên nhân kiệt quệ.  Kinh Thánh còn cho biết thuốc chữa!  Để thoát kiệt quệ và trở lại đường hồi phục, bạn cần làm bốn điều tiên tri Ê-li đã làm trong chuyện này.

Ø  Tái nạp.  (1 Vua 19:5-8).  Toa thuốc đầu tiên Đức Chúa cho sự kiệt quệ của Ê-li không phải là một bài giảng, xưng tội hoặc thuyết trình.  Ngài cho ông ăn và ngủ.  Bạn cũng cần điều này.  Đôi khi điều thuộc linh nhất đó là chợp mắt.  Vince Lombardi có lần đã nói, “Kiệt lực khiến mọi người hèn nhát.”  Bạn cần một ngày nghỉ.  Thực ra, nếu bạn không lấy một ngày nghỉ mỗi tuần, bạn đang vi phạm một trong 10 điều răn.

Ø  Thải ra những bực mình.  (1 Vua 19:9-19) Đức Chúa Trời có thể đối phó với những bực mình của bạn.  Khi bạn đem nó đến người khác, đó là ngồi lê đôi mách.  Khi bạn mang nó đến Đức Chúa Trời, đó là thờ phượng.  Phàn nàn với Đức Chúa Trời có thể là một hành động thờ phượng vì bạn đang nói với Đức Chúa Trời rằng bạn tin cậy Ngài qua những cảm xúc của bạn.  Hai lần trong phân đoạn này Đức Chúa Trời khích lệ Ê-li kể cho Ngài điều trong lòng ông.  Đức Chúa Trời không bị sốc khi bạn phàn nàn.  Nếu bạn chán nản và suy xụp, hãy kể nó cho Đức Chúa Trời. Cũng thật ích lợi khi kể cho ít nhất một người.  Bạn cần một người thuộc linh tin cậy được và một nhóm nhỏ nơi bạn có thể trút đổ.


Ø  Tái tập trung vào ĐứcChúa Trời. (1 Vua 19:11) Tránh nhìn vào những khó khăn của bạn và nhìn vào Đức Chúa Trời.  Hãy ở một mình với Ngài.  Đức Chúa Trời quá yêu Ê-li nhiều đến độ Ngài gửi nhiều dấu hiệu về Ngài.  Ngài gửi cơn gió lốc, trận động đất, và lửa thiêu – rồi cuối cùng Ngài nói qua tiếng thoảng êm dịu.  Đức Chúa Trời chứng tỏ quyền năng và để ông biết rằng Ngài đang tể trị.  Bạn cần thư giãn.  Căn nguyên tất cả những kiệt quệ của bạn là cố gắng làm Đức Chúa Trời.  Bất cứ khi nào bạn bắt đầu kiệt quệ, bạn ở riêng với Đức Chúa Trời và tập trung vào Ngài thay vì vào những nan đề của bạn.

Ø  Tái phục vụ người khác.  (1 Vua 19:15-16)  Đức Chúa Trời giao Ê-li công tác mới.  Ngài chưa chấm dứt với ông.  Và Ngài cũng chưa chấm dứt với bạn.  Bạn phải bắt đầu nghĩ về người khác hơn là về bạn.  Cách nhanh nhất để đánh bại suy xụp tinh thần là phải dấn thân giúp đỡ người khác.

Có những ngày có lẽ bạn dường như không muốn ra khỏi giường.  Nếu bạn bịnh hoặc mệt vì bịnh và mệt mỏi, hãy đi theo những bước này.  Đây là kế hồi phục của Đức Chúa Trời.

June 1, 2012