Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Tính Đáng Tin Cậy của Kinh Thánh

Trước hết, chúng ta thử so sánh tính chính xác sự kiện lịch sử giữa hai nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng và Chúa Giê-su.

Sự kiện &
sử liệu
    Hai Bà Trưng
     Chúa Giê-su
Lịch sự kiện
       40-43   S.C.
       1-33   S.C.
Năm sinh
       Không ghi
     Được ghi rõ
Sự kiện
 Chống quân Hán
   Giảng Tin Lành

Cái chết
- Tự tử, nhảy sông
     (theo sử Việt)
- Xử tử do Mã Viện
     (theo sử Tàu)
Bị đóng đinh. 
Ba ngày sống lại
Số lượng những sách đầu tiên ghi lại sự kiện(đạt tiêu chuẩn khoa học phê bình bản văn) 
Một cuốn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) của Ngô Sĩ Liên. Là bộ sử cổ nhất Việt Nam còn bản thảo
27 cuốn: hợp lại thành bộ Kinh Tân Ước (TƯ).
39 cuốn: hợp lại thành bộ Kinh Cựu Ước (CƯ) (tiên tri trước sự kiện này).

Niên lịch sách

      Năm 1479 S.C.
TƯ năm 40 S.C. (sách sớm nhất); năm 90 S.C. (sách cuối).  CƯ hơn ngàn năm trước (tiên tri)
Thời gian cách biệt giữa sự kiện và những tài liệu
      1436 năm
(nghĩa là không thể có nhân chứng sống)

      7 - 57 năm
(hàng ngàn nhân chứng sống)
Lời tiên tri về sự kiện đó
Không có sách nào
     39 sách CƯ và chính Chúa Giêsu

Bạn nghĩ gì về bảng so sánh trên?   Tính chính xác về sự kiện Chúa Giê-su cao hơn gấp ngàn lần về hai nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng.  Nếu bạn tin và tổ chức hàng năm đại lễ kỉ niệm Hai Bà Trưng, bạn có tin và kỉ niệm Chúa Giêsu giáng sanh và phục sanh?

Bây giờ, chúng ta cùng đào sâu thêm tính chính xác của Kinh Thánh bằng những phương pháp tiêu chuẩn quốc tế.

A. Bản Thảo (Manuscrips)

   I. Tính Đồng Nhất

·        Bốn mươi trước giả khác nhau viết Kinh Thánh, họ sống trong bối cảnh xã hội-kinh tế khác nhau (từ cực nghèo đến cực giàu)

·        từ mọi nẻo đường đời (vua và dân nghèo, tướng quân và ngư phủ, thi sĩ và bác sĩ)

·         rải rác khắp ba lục địa (châu Á, Phi, và Âu)

·        dùng ba ngôn ngữ (Do-thái, Hy-lạp, và A-ram)

·        dùng nhiều thể loại (thơ, lịch sử, luật dân sự và hình sự, đạo đức, chính tả, ngụ ngôn, tiểu sử, tiên tri, hồi âm...)



Bạn thử hỏi đa số những người không biết nhau này sắp xếp điều họ quan sát, suy nghĩ và cảm nhận về Chúa Trời, bạn có nghĩ nó sẽ ra cuốn sách gì không?  Chắc là chỉ rối tơ vò!  Nhưng những trước giả Kinh Thánh này trình bày chính xác hài hoà xã hội, ngôn ngữ, địa lý, văn hóa vừa về chủ đề cũng như sự liên tục lịch sử xuyên suốt sách.  Quả thật Kinh Thánh độc đáo!

   II.  Tính Bảo Tồn

·        So với các sách cổ khác, Kinh Thánh có nhiều bằng chứng hơn bất cứ hàng chục sách cổ nào cộng lại.

·        Học giả John Warwick Montgomery tuyên bố về Tân Ước: “... nghi ngờ các bản văn Tân Ước tức là cho phép tất cả sách cổ thành ngớ ngẩn, vì không tài liệu cổ nào có được bằng chứng thư mục như Tân Ước.”

·        Bernard Ramm nói về sự chính xác và số lượng các bản thảo Kinh Cựu Ước như sau: “Người Do-thái gìn giữ nó không như những bản thảo khác từng được gìn giữ.  Họ đánh dấu từng chữ cái, âm tiết, từ ngữ và phân đoạn.  Họ có tầng lớp người ngay trong văn hóa của họ có nhiệm vụ duy nhất là phải gìn giữ  và chuyển tải những tài liệu này hoàn hảo không bị sai lạc . . . Có ai đếm từng chữ cái, âm tiết và từ ngữ của Plato hay Cicero hay Seneca hay Aristotle không?

·        Không có quyển sách nào từ cổ chí kim bị “truy nã” và tận diệt như Kinh Thánh.  Nhưng chính những người tiêu diệt Kinh Thánh giờ đây lại cho in Kinh Thánh công khai.

   III. Tính Khoa Học Thư Mục (Bibliography)

     Trước hết cần phân biệt:

 - Bản gốc (autograph): Bản nguyên thuỷ do tác giả viết.

 - Bản thảo (manuscript): Bản chép lại từ bản gốc.

 - Bản sao (copy): Bản chép lại từ bản thảo.

Theo khoa học phê bình bản văn, áp dụng cho mọi loại sách cổ, cần có ba yếu tố:

1)     Số lượng các bản thảo còn xót lại

2)     Thời gian cách biệt giữa các bản gốc, thảo và sao

3)     Tỉ lệ sai biệt nội dung giữa các bản thảo



Các sách cổ không còn bản gốc, nên sách càng đáng tin cậy khi: 1) có số lượng các bản thảo càng nhiều, 2) thời gian cách biệt giữa tác giả, bản thảo và bản sao càng ngắn, 3) sai biệt nội dung giữa các bản thảo càng ít. 



Hãy thử so sánh các cổ bản thế giới:



Tác Giả
Năm viết
Bản thảo sớm nhất
Thời gian cách biệt
Số lượng bản thảo
Caesar
100-44 T.C.
900 S.C.
1.000 năm
10
Plato
427-347 T.C.
900 S.C.
1.200 năm
7
Thucydides
460-400 T.C.
900 S.C.
1.000 năm
8
Aristotle
384-322 T.C.
1100 S.C.
1.400 năm
5
Tacitus
100 S.C.
1100 S.C.
1.000 năm
20
Suetonius
75-160 S.C.
950 S.C.
800 năm
8
Homer (Iliad)
900 T.C.
400 S.C.
500 năm
643
Tân Ước (TƯ)
40-100 S.C.
125 S.C.
25-50 năm
24.000
Ngô Sĩ Liên (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)*

1479 S.C.





15
Nguyễn Du*
1786 S.C.
1852 S.C.
66 năm
2

*không thuộc  sách cổ



Caesar viết lịch sử những cuộc chiến Gallic.

Plato viết triết học. 

Aristotle viết triết học.

Tacitius viết sử La-mã.

Thucydides viết sử cuộc chiến Pelopnnesian.

Suetonius viết sử La-mã.

Homer thi sĩ Hy-lạp nổi tiếng với thiên trường ca Iliad.


Thử so sánh hai sách cổ còn lại nhiều bản thảo nhất là Tân Ước và Iliad.  Các bản thảo Tân Ước có 20.000 hàng chữ, chỉ có 40 hàng là sai biệt. Vậy tỉ lệ sai biệt là 0.5%.


Iliad có 15.600 hàng chữ, trong đó 764 hàng là sai biệt, tương đương 5%, gấp mười lần sai biệt trong TƯ là sách dài hơn Iliad gần 5.000 hàng chữ.  Chỉ cần so sánh số bản thảo TƯ chúng ta cũng có thể biết bản gốc đúng hay sai.


Một số ví dụ sai biệt trong TƯ như sau:


Bản thảo 1   Giê-su Christ là Đấng Cứu Thế của nhân loại.

Bản thảo 2   Christ Giê-su là Đấng Cứu Thế của nhân loại.

Bản thảo 3   Giê-su Christ à Đấng Cứu Thế của nhân loại.

Bản thảo 4   Giê-su Christ là Cứu Thế của nh loại.

Bản thảo 5   Giê-su Christ là Đấng Cứu Thế của nhân lại.



Trong số 0.5% sai biệt giữa các bản thảo TƯ, hầu hết là do mất một chữ cái trong một từ ngữ, chính tả sai, hoặc sai trật tự từ ngữ (như trong #2). Chú ý rằng chỉ 50 sai biệt thực sự quan trọng, nhưng không một giáo lý Cơ-đốc-giáo quan trọng nào rơi vào những sai biệt đó.  Với hơn 99% đồng nhất của các bản thảo đó, chúng ta có thể tái thiết lập bản gốc với sự chính xác lớn.



   IV. Tính “E” (Nội Chứng)


   E = eye witness = nhân chứng sống.

Về mặt lịch sử, ngoại trừ Kinh Thánh, không có nhân  chứng sống cho các tác giả trong bảng so sánh trên.

Ví dụ: Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ sử cổ nhất Việt Nam, dựa vào Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên.  Cả ba nhà sử học này đều sống sau những sử kiện cả ngàn năm nên không thể là nhân chứng. 

Trong khi đó, tác giả Môi-se tham dự và nhân chứng cho những biến cố vĩ đại về nô lệ Ai-cập, Xuất Ai-cập, bốn mươi năm đồng vắng, và việc cắm trại sau cùng trước khi vào Đất Hứa.  Những biến cố này được ký thuật trong năm sách Cựu Ước do Môi-se viết.

Các tác giả Tân Ước có cùng tính chân thật nhân chứng như vậy.  Lu-ca, viết các sách Lu-ca và Công Vụ, nói rằng ông thu thập lời chứng của những nhân chứng và “điều tra kỹ lưỡng mọi sự” (Lu-ca 1:1-3).  Phi-e-rơ nhắc nhở độc giả của ông rằng các môn đồ “chính mắt ngó thấy sự oai nghi của Ngài” và “không phải là chuyện huyền thoại giả tưởng” (2 Phi-e-rơ 1:16).  Giăng chép lại “những điều vẫn có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã sờ về Ngôi Lời (Chúa Giêsu) sự sống” (1 Giăng 1:1).


V. Tính Ngoại Chứng


Hơn hai mươi sử liệu từ các nguồn ngoài Kinh Thánh đều chứng thực cho các sự kiện lịch sử, vị trí địa lý, và văn hóa  của các ký thuật trong Kinh Thánh.  Không giống các kinh văn các tôn giáo khác trên thế giới không đề cập đến lịch sử hoặc thêu dệt lịch sử, Kinh Thánh đề cập đến các biến cố lịch sử và nói rất chính xác lịch sử đó.  Kinh Thánh không chỉ là Lời Đức Chúa Trời được thần cảm, nó còn là một sách lịch sử --và sự chính xác lịch sử trong Kinh Thánh được thời gian chứng minh liên tục.


Nhiều biến cố, con người, nơi chốn, và phong tục trong Tân Ước đã được xác minh bởi các sử gia ngoại đạo sống gần như đương thời với các tác giả Tân Ước.  Các sử gia ngoại đạo như Jewish Josephus (trước năm 100 S.C.), Tacitus La-mã (khoảng 120 S.C.), Suetonius La-mã (110 S.C.), và thống đốc La-mã Pliny Secundus (100-110 S.C.) trực tiếp đề cập đến Chúa Giê-su hoặc xác định một hoặc nhiều hơn những điều liên quan lịch sử Tân Ước. 



Những lãnh đạo hội thánh đầu tiên để lại hơn 86.000 câu trích từ Tân Ước, cộng thêm hàng ngàn câu trích lịch đọc Tân Ước.  Vậy đủ để các học giả tái thiết lập Tân Ước không cần bản gốc từ các câu trích trong 150-200 năm sau Đấng Christ.


B. Khảo Cổ (Archaeology)

I. Các Sách Cuộn Biển Chết (Dead Sea Scrolls)

   Năm 1947 các cuộn giấy này được khám phá tại Qumran, chứa các bản thảo Cựu Ước có niên lịch rất sớm (150 T.C.) hơn các bản thảo CƯ ta tìm được trước đây (900 S.C.)

Điều quan trọng là khi so sánh hai bộ bản thảo đó, rõ ràng chúng rất giống nhau, chỉ có rất ít thay đổi.

Sự kiện các bản thảo cách nhau một ngàn năm lại rất giống nhau chứng tỏ tính chính xác không ngờ của việc truyền giao bản thảo CƯ.

II. Các bằng chứng

Trong nhiều năm, sách Đa-ni-ên bị chỉ trích, phần lớn do không có bằng chứng vua tên Belshazzar cai trị Babylon trong thời kì đó.  Tuy nhiên, nghiên cứu khảo cổ xác minh rằng triều đại quân chủ, Nabonidus, đã chỉ định Belshazzar đồng quyền cai trị trong khi vua vắng mặt khỏi Babylon.

Đó chỉ là vài sự kiện trong hàng  ngàn sự kiện khảo cổ học xác minh các sự kiện Kinh Thánh là lịch sử.

C. Tiên Tri (Prophecy) 

Đức Giê-su tuyên bố, “Nếu họ không tin Kinh Thánh, thì có kẻ chết sống lại họ cũng không tin . . . Tất cả những gì chép về Ta trong Kinh Thánh phải được ứng nghiệm.” (Lu-ca 16:31; 24:44).

Riêng về Chúa Giêsu, đã có 365 lời tiên tri về Ngài trong Cựu Ước được ứng nghiệm từng chi tiết trong Tân Ước.

Chỉ cần khảo sát bảy trong 365 lời tiên tri đó cũng đủ kết luận Kinh Thánh là Lời Chúa Trời.


Tiên Tri về Đấng Cứu Thế
Đúng (không có ChúaTrời)
1. Giêsu dòng dõi vua Đa-vít
104 (1 trong 10.000)
2. Giêsu sanh ở Bê-lê-hem
105 (1 trong 100.000)
3. Giêsu làm phép lạ
105 (1 trong 100.000)
4. Giêsu xưng Vua cưỡi lừa
106 (1 trong 1.000.000)
5. Giêsu bị bạn bán với giá 30 thỏi bạc
106 (1 trong 1.000.000)
6. Giêsu bị đóng đinh
106 (1 trong 1.000.000)
7. Giêsu xưng Vua từ lúc    chiếu chỉ Át-tạc-tê đến lúc xây lại Giêrusalem là 173,880 ngày
106 (1 trong 1.000.000)
      Khả năng đúng                  
  (không có Chúa Trời)       1038 (1 trong 100 tỉ, tỉ, tỉ, tỉ)



Tiên tri về Đấng Cứu Thế Giêsu là bằng chứng lạ lùng khiến Kinh Thánh khác hẳn những “sách thánh” khác. 

Phản đối: Chúa Giêsu âm mưu khiến những sự kiện tiên tri được ứng nghiệm.  Trả lời: (a) Nhiều lời tiên tri ngoài tầm kiểm soát của Ngài (gia tộc, nơi sinh, thời điểm chết). (b) Những phép lạ của Ngài chứng thực Ngài là Đấng Cứu Thế. (c) Không có bằng chứng gì Chúa là kẻ lừa đảo. (d) Để khiến tất cả mọi người và ngay chính các môn đồ của Ngài tin rằng Ngài là Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu cần phải có quyền năng siêu nhiên.  Nếu Ngài có quyền năng đó, Ngài chắc chắn phải là Đấng Cứu Thế như Ngài tuyên bố.

Đó là chưa kể đến 1.700 lời tiên tri về những biến cố nhân loại khác.  Ví dụ: Nước Do-thái trở lại đất tổ lần hai (Êsai 11:11-12).  Lần đầu Chúa Trời tuyên bố họ thoát khỏi Ai-cập.  Lần hai họ thoát khỏi Babylon (Êsai 51:9-11).

Nếu bạn tin những ứng nghiệm tiên tri trong Kinh Thánh, đời bạn chắc chắn được thay đổi!


D. Kết luận

Phần khảo sát trên không phải là tất cả các tài liệu, mà chỉ là “đỉnh băng.”  Nhưng bạn có thể thấy những bằng chứng lạ kỳ chứng minh tính đáng tin cậy của Kinh Thánh.  Tôi hy vọng bài này sẽ cho bạn tài liệu lịch sử đáng tin.  Điều này rất quan trọng, vì nếu nó không đáng tin, chúng ta không thể biết về Thượng Đế và nghiên cứu về Ngài.  Tuy nhiên, Kinh Thánh chứa đựng mạng lịnh đạo đức.  Nên, vấn đề bây giờ không phải Kinh Thánh có đáng tin, mà là bạn có muốn đọc Kinh Thánh, xem xét nội dung và lời tuyên bố, và vật lộn với những mạng lịnh đạo đức cho đời vĩnh cửu.  


Tài Liệu Tham Khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_s%E1%BB%AD_k%C3%BD

http://cafeland.vn/xu-huong/4-562-tham-nha-tho-co-nhat-viet-nam-doc-cuon-sach-quoc-ngu-dau-tien.html

http://www.godandscience.org/apologetics/bibleorg.html

http://www.equip.org/articles/bible-reliability

http://www.gospeloutreach.net/bible.html

http://www.gospeloutreach.net/bible.html

http://www.allabouttruth.org/messianic-prophecy-2.htm

http://www.faithfacts.org/search-for-truth/maps/fulfilled-prophecy-as-evidence

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_s%E1%BB%AD_k%C3%BD_to%C3%A0n_th%C6%B0

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tim-thay-ban-Kieu-co-nhat/40227438/157/

Không có nhận xét nào: