Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Năm Lời của Các Thánh

Nước Việt chúng ta không có ngôn ngữ Việt như ngày nay, chỉ dùng tiếng Hán hàng ngàn năm; mãi đến thế kỷ 17, một nhóm giáo sĩ Bồ Đào Nha và Pháp mới kiến tạo tiếng Việt.  Cuốn sách in tiếng Việt đầu tiên năm 1651 tại Italia.  Tiếc rằng các tiền bối Việt vì chống Chúa Trời nên đã không tận dụng tiếng mẹ đẻ cho mãi đến đầu thế kỉ 20 mới được để ý.
















      http://vntimes.com.vn/danh-lam/nha-tho/77935-nha-tho-co-mang-lang-noi-luu-giu-quyen-sach-quoc-ngu-dau-tien.html
                                                                                                                                  
Loài người văn minh nhờ ngôn ngữ, hay lờiword.  Khi chúng ta suy nghĩ, tư duy nảy ra những tư tưởng, sáng kiến, đó là lời nghĩ .  Chúng ta trình bày lời nghĩ qua âm thanh là lời nói; qua âm nhạc lời nhạc, qua chữ viết lời viết.  Bốn lời này không thể tách biệt nhau nếu muốn có văn hóa. 

Cả bốn lời tác động hỗ tương với nhau.  Khi chúng ta nói, “Chị nói nghe có lý,” tức là lời nghe của chúng ta hiểu và phản ứng lại lời nói của chị ấy bằng lời nói của chúng ta. 

Nhưng có một lời nữa quan trọng hơn bốn lời trên và ảnh hưởng đến tất cả sự sống.  Đó là Lời Chúa, Word of God.  Lời sáng tạo vũ trụ.  Chúa Trời phán thì mọi vật được sáng tạo.  Chúa Trời phán với con người qua lời nghĩ, tác động vào tâm trí và tư tưởng con người để họ có khả năng phát minh.  Chúa Trời tác động vào lời nghĩ của các tiên tri và họ dùng lời viết để diễn đạt lại ý chỉ Ngài trong Kinh Thánh.  Vào đúng thời điểm, Ngài dùng lời nói trực tiếp với loài người.  Muốn vậy, Ngài phải mang thân người để nói tiếng người, là Chúa Giê-su, Ngôi Lời, đầy ơn và chân lý.  Ngôi Lời đến để “truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ . . . công bố cho kẻ bị tù được phóng thích, cho kẻ mù lòa được sáng mắt, cho người bị áp bức được giải thoát, và công bố kỉ nguyên thi ân của Chúa” (Lu. 4:18, 19). 

Ngôi Lời thấu hiểu lời nghĩ của mỗi người khi Ngài đối diện các chuyên gia kinh luật  (Math. 9:4); khuất phục mọi lời nói khi Ngài đối đáp với các học giả lúc chỉ 12 tuổi (Lu. 2:47); làm ứng nghiệm mọi lời viết tiên tri về Ngài (Math. 8:17); dùng lời nhạc tôn vinh Cha Trời (Math. 26:30).  Ngôi Lời vượt trên, bao trùm và ảnh hưởng cả bốn lời: lời nghĩ, lời nói, lời viết, và lời nhạc.  Ngôi Lời có thể khiến bốn-lời chúng ta tích cực, hy vọng, vui tươi, nhờ đó chúng ta phát ra những lời gây dựng làm vui lòng người nghe khiến thêm bạn bớt thù, khiến sự hiện diện của chúng ta là niềm vui cho mọi người.

Ngôi lời là bảo vật vì là nguồn sống.

Và chúng ta được vinh dự mang bảo vật ấy trong thân thể bình đất này để bày tỏ quyền năng vô hạn đến bởi Thiên Chúa, chứ không bởi chúng ta (2 Côr. 4:7).  Quyền năng này là gì?  Lời nghĩ, lời nói, lời viết, và lời nhạc của chúng ta thay đổi được thế giới!

Hôm nay tôi muốn tâm tình với bạn.  Có thể bạn biết tôi mà tôi không biết bạn.  Hoặc ngược lại.  Hoặc cả bạn và tôi đều biết hoặc không biết nhau.  Những lời nghĩ của tôi chuyển thành lời viết, rồi lời ‘điện,’ rồi chuyển lại thành lời viết đến bạn, thành lời nghĩ của bạn.  Thế là chúng ta liên lạc được với nhau, gọi là thông công các thánh đồ. 

Nên, chúng ta tuy xa mà gần.  (Xin đừng tuy gần mà xa). Có lẽ bạn đang ngủ khi tôi đang viết, hoặc tôi đang ngủ khi bạn đang đọc.  Có hề gì đâu, vì chúng ta luôn thông công 24/7.  Điều quan trọng đây là chúng ta được gần gũi tâm linh, hay nói như Phao-lô, “Thân tuy xa cách, mà lòng không xa cách.” (1 Tês. 2:17).  Như điện thư chuyển tải lời thư, Thánh Linh chuyển tải tâm linh.  Thật là phước hạnh và yêu ủi lớn cho chúng ta, là dòng dõi được lựa chọn, làm chức tư tế hoàng gia!

Vậy, phải tận dụng năm lời đó để trao đổi bảo vật Lời Chúa trong bình đất của bạn và tôi.  Há chẳng phải chính Ngôi Lời hứa với chúng ta, “Nếu các con cứ ở trong Ta, và những lời của Ta ở trong các con, bất cứ điều gì các con xin, Ta sẽ ban cho.” (Giăng 15:7).  Bạn và tôi hãy trao đổi bảo vật cho nhau, để rồi những gì chúng ta xin sẽ được.

Nhiều khi chúng ta tưởng lời nói của mình vô thưởng vô phạt, hoặc ít giá trị, như gió thoảng mây bay.  Nhưng không, trái lại, lời nói của chúng ta tác dụng ngầm tsunami. 

Cách đây vài tháng anh Thuận homeless hỏi tôi:

      - “Anh nghĩ ‘ghiền’ là gì?” 

     - “Ghiền là anh cứ bị dằn vặt điều đó hoài và khi có tiền anh phải làm điều đó trước,” tôi trả lời ngay. 

Vài tháng sau anh sắm được bộ đàn guitar cùng dàn âm thanh portable đi hát rong kiếm được chút đỉnh tiền.  Đời anh thay đổi.  Anh nói:

     - Cách đây vài tháng, tôi hỏi và anh trả lời một câu khiến tôi nhớ mãi.  Tôi bỏ được cờ bạc.  Bây giờ tôi dư tiền sắm chút đồ nghề kiếm ăn.

Thật không ngờ lời nói lại tác động lớn như vậy!  Huống hồ Lời Chúa!  

Một bạn khác, campho@..., gửi e-mail tôi:  

Tôi xin lỗi vì không biết phải xưng hô thế nào khi không biết thangtchu@yahoo.com là ông, bà, anh, cô, hay chú, bác. Tôi năm nay 81 tuổi đang ở Việt Nam có một hoàn cảnh đau buồn : con trưởng nam 58 tuổi vừa qua đời, vợ tôi nằm liệt giường đã 2 năm nay, nên khi tình cờ đọc câu chuyện Bác Lân tôi cảm thấy được học hỏi những gì mà thangtchu@yahoo.com đã viết, và tôi sẽ cố gắng sống trong ý Chúa dù có những khó khăn. Cám ơn thangtchu@yahoo.com rất nhiều dù chưa hề quen biết.

“Dù chưa hề quen biết.”  Thật xúc động!  Phải, dù chưa hề quen biết nhưng chúng ta, những thánh đồ trong Đấng Christ, vẫn khích lệ, nâng đỡ, yên ủi, cầu thay cho nhau; thay vì chỉ trích, phê phán, nói xấu, đặt chuyện, công kích, làm máu của Đấng Christ, tưởng đã lành khô, lại nhiều lần đổ xối, không vì La-mã.

Cám ơn bạn đã bỏ thì giờ quí báu đọc những lời viết này, và mong rằng tình thông công các thánh của chúng ta sẽ mãi mãi còn đó, cho đến ngày lời viết thành lời nói mặt đối mặt, trước tôn nhan Thánh Chúa.

Đó là huyền nhiệm sự thông công của các thánh đồ vô danh.


December 05, 2011

Để thông công qua những bài khác, xin vào:

 www.mondojesus.blogspot.com

Không có nhận xét nào: