TG: RICK WARREN - 3 tháng 8, 2022
DG: Thang Chu
“Người gieo trồng lòng ích kỷ, bỏ mặc nhu cầu người khác—là phớt lờ Chúa!—sẽ gặt mùa cỏ dại. Tất cả gì họ phải phô bày ra cho đời họ
là cỏ dại! Nhưng ai trồng đáp lại Đức Chúa Trời, để Thánh Linh Chúa hành động tăng trưởng
trong họ,
sẽ gặt được mùa
của sự sống thực, sự sống đời đời” (Ga-la-ti 6:7-8 The
Message).
Lòng
ích kỷ phá hủy các mối quan hệ. Nó là nguyên nhân số một của xung đột, cãi vã, ly hôn, và thậm
chí chiến tranh.
Gia-cơ 4:1 nói, “Điều gì gây đấu đá và cãi vã giữa anh chị em? Chẳng phải chúng đến từ dục vọng anh chị em mà đánh trận trong mình
sao?”
(NIV).
Mọi
rắc rối bắt đầu vì lòng ích kỷ.
Rất dễ để ích
kỷ đi vào các mối quan
hệ. Khi
bạn bắt đầu một mối quan hệ, bạn thật
khổ nhọc để không ích kỷ. Nhưng thời gian trôi qua,
tính ích kỷ bắt đầu len vào.
Người ta có xu hướng dồn nhiều sức vào việc bắt đầu và xây dựng các mối
quan hệ hơn là họ duy
trì chúng.
Nếu ích kỷ phá hủy các mối quan hệ, thì vị tha khiến mối quan hệ tăng trưởng. Vị
tha nghĩa là gì? Nghĩa là ít “tôi” hơn và nhiều “bạn” hơn. Nghĩa là nghĩ về người khác nhiều hơn nghĩ về
bản thân và đặt nhu cầu người khác lên trước nhu cầu bạn. Như
Phi-líp 2:4 đã nói, “Mọi người không nên chăm lợi riêng mình, nhưng thà chăm lợi người khác nữa”
(CSB).
Vị tha mang lại những điều tốt nhất trong người ta. Nó
xây dựng lòng tin cậy
trong các mối quan hệ. Thật ra, nếu bạn bắt đầu hành động vị tha
trong mối quan hệ, người kia cũng sẽ thay đổi; khi bạn vị tha, bạn không còn cùng người cũ nữa nên họ phải liên hệ với bạn theo cách
khác.
Tôi đã nhìn thấy điều này nhiều lần. Một
số người đáng ghét nhất, mà không ai muốn gần, được biến hóa khi có ai đó tử tế và vị tha với họ. Khi
ai đó được cho cái
họ cần chứ không phải cái họ
đáng, họ sẽ thay
đổi theo cách tốt đẹp.
Kinh Thánh nói
trong Ga-la-ti 6:7-8, “Người gieo trồng lòng ích kỷ, bỏ mặc nhu cầu người
khác—là phớt lờ Chúa!—sẽ gặt mùa cỏ dại. Tất cả gì họ phải phô bày ra
cho đời họ là cỏ dại! Nhưng ai trồng đáp lại Đức Chúa Trời, để Thánh Linh
Chúa hành động tăng trưởng trong họ, sẽ gặt được mùa của sự sống thực, sự
sống đời đời” (The Message).
Đây là nguyên tắc gieo và gặt trong Kinh Thánh. Cái
bạn gieo, bạn sẽ gặt. Khi
bạn gieo lòng vị tha, bạn gặt phước Đức
Chúa Trời. Đây là cách Ngài cài đặt vũ trụ: bạn càng không
ích kỷ, Ngài càng
ban phước bạn. Ngài muốn bạn trở nên giống Ngài, và Ngài không ích kỷ. Mọi điều
bạn có là quà từ Đức Chúa Trời,
là kết quả của lòng vị tha của
Ngài đối với bạn. Và, cuối cùng, Đức Chúa Trời thưởng cho lòng vị tha bằng sự sống vĩnh cửu.
Trong khi
bạn
ở đây trên Trần Gian
này, tuy vậy,
bạn sẽ được đổ đầy
khi bạn cho chính mình
đi. Chúa
Giê-su nói, “Chỉ những ai vứt bỏ mạng mình vì cớ Ta và Tin Lành sẽ biết điều gì là ý nghĩa
thực sự sống” (Mác 8:35 TLB).
THÃO LUẬN
· Một
trong những cái
khó nhất nào
đối với bạn khi cho người khác? (Có lẽ đó
là thời gian của bạn, tiền bạc của bạn, hoặc
nguồn tình cảm
của bạn.)
· Thể nào bạn có thể tập cho đi cái đó trong tuần này?
· Qua những cách nào bạn đã thấy Đức
Chúa Trời ban phước bạn khi bạn không ích kỷ?
Bạn đã phó thác Chúa Giê-su đời mình chưa?
Kinh Thánh
nói rằng bạn chỉ có thể đến
thiên đàng bằng cách tin cậy Đức Chúa Trời qua Con Ngài, là
Chúa Giê-su
Christ. Bạn
không thể tự kiếm cách vào
thiên đàng: “Đó
là nhờ ân điển mà anh
chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không
do chính mình,
nó
là quà của
Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).
Nếu bạn sẵn sàng xưng nhận tội mình và phó thác Chúa Giê-su đời mình, hãy bắt đầu với lời cầu nguyện sau:
“Lạy Đức
Chúa Trời, Ngài
đã hứa rằng nếu tôi
tin Chúa Giê-su,
mọi điều tôi từng
làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ
học được mục đích đời
mình, và ngày đến
Ngài sẽ tiếp
nhận tôi vào nhà vĩnh cửu
của Ngài trên thiên đàng.
“Tôi xưng
nhận tội lỗi mình, và tôi phục tùng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Rỗi và Chúa tôi. Chúa ơi, tôi muốn theo Chúa và phục vụ Chúa. Tôi
khiêm tốn tận hiến đời
tôi cho Ngài và xin Ngài
cứu tôi và tiếp
nhận tôi vào gia đình Ngài. Nhân danh Ngài tôi cầu nguyện. A-men.”
https://pastorrick.com/healthy-relationships-depend-on-selflessness/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét