Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

Hãy Ôm Kinh Nghiệm Quá Khứ của Nạn - Tốt lẫn Xấu

 

TG: Rick Warren - 31/05/2024

DG: Thang Chu

 

“Hãy nhớ hôm nay những gì ngươi đã học về Chúa qua những trải nghiệm của ngươi với Ngài” (Phục Truyền 11:2 GNT).

 

Bạn muốn Chúa sử dụng quá khứ của bạn cho mục đích tốt không?   Vậy bạn phải nắm lấy những trải nghiệm trong đời mình—những điều tốt, những điều xấu, những điều xấu hổ, những điều đúng, những điều sai, những điều hạnh phúc và những điều buồn—và đừng chạy trốn khỏi quá khứ bạn.

 

Ga-la-ti 3:4 nói, "Có phải tất cả kinh nghiệm của anh chị em đều bị lãng phí không? Tôi hy vọng là không!" (NCV).

 

Đừng trốn khỏi quá khứ của bạn!  Vì đau đớn, nhiều người phủ nhận quá khứ họ, bỏ qua quá khứ họ, coi thường quá khứ họ, hối tiếc quá khứ họ, hoặc cay đắng quá khứ họ.  Họ sửa lại quá khứ họ và bịa chuyện bởi họ hạnh phúc đối phó với lời nói dối hơn là nỗi đau quá khứ. Nhưng khi bạn phủ nhận, Chúa không thể sử dụng kinh nghiệm của bạn cho điều tốt.

 

Chúa có thể sử dụng mọi trải nghiệm trong đời bạn cho điều tốt, nhưng bạn phải ngưng chạy trốn khỏi chúng; bạn phải ôm lấy chúng.  Có lẽ bố mẹ bạn không đáng yêu lắm, có lẽ bạn không giỏi ở trường, có lẽ bạn không phải là thủ quân túc cầu hay nữ hoàng vũ hội.  Vậy thì sao?  Chúng là những trải nghiệm của bạn.  Hãy sở hữu chúng.

 

 Hãy ngưng đẩy những từng trải xấu khỏi tâm trí bạn.  Thay vào đó, bạn phải nhớ chúng. Phục Truyền 11:2 nói, “Hãy nhớ hôm nay những gì ngươi đã học về Chúa qua những trải nghiệm của ngươi với Ngài” (GNT).

 

Nói cách khác, hãy ghi nhớ những bài học mà kinh nghiệm bạn đã dạy bạn.  Bạn làm điều đó thế nào?  Cách tốt nhất để ghi nhớ những bài học và kinh nghiệm đời bạn là viết luận ký. Tôi không nói nhật ký.  Nhật ký là danh sách hàng ngày về những gì bạn đã làm: " Hôm nay tôi đã đến cửa hàng và mua sữa."  Với luận ký, bạn không nhất thiết phải viết vào đó mỗi ngày.  Nhưng mỗi khi bạn có một bài học quan trọng, bạn hãy viết nó ra để bạn không quên nó: "Điều đó thật đau.  Tôi đã học được điều đó một cách khó khăn.  Tôi không muốn quên nó."

 

Để nhớ những gì bạn đã học được về Chúa, hãy viết luận ký.  Rồi bạn có thể nhìn lại và ghi nhớ điều Chúa đã dạy bạn.  Trong những thời điểm đen tối đời bạn, bạn có thể được khích lệ và biết rằng Chúa vẫn đang làm việc cho ích lợi bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn làm gì để nhớ Chúa đã thành tín với bạn thể nào và đáp lại những lời cầu nguyện của bạn?

·      Nếu bạn không muốn viết, một số cách khác nào bạn có thể viết luận ký hoặc lưu giữ một số loại ghi nhớ  khác về những bài học của Chúa?

·      Những trải nghiệm nào trong quá khứ mình bạn cần ôm giữ để Chúa có thể bắt đầu sử dụng nó cho điều tốt?

 

Bạn sẽ theo Chúa Giê-xu hôm nay chứ?

 

Đức Chúa Trời đã chứng minh lòng lành Ngài qua Con Ngài, là Chúa Giê-xu Christ.  Kinh Thánh nói: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian theo cách này: Ngài ban Con một và duy nhất của Ngài, để mọi người tin Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời” (Giăng 3: 16 CSB).

 

Bạn sẵn sàng tin cậy Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài về sự sống đời đời chứ?   Nếu vậy, hãy bắt đầu bằng cách cầu nguyện cầu nguyện đơn giản này: “Đức Chúa Trơi ôi, tôi tin Chúa Giê-xu Christ là Con của Ngài.  Tôi xưng nhận rằng tôi đã phạm tội, và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Giê-xu đã chết để gánh tội tôi và Ngài đã khiến Đấng ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giêsu làm Cứu Chúa và theo Ngài là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi thực hiện ý Ngài.   Nhân danh Chúa Giê-xu tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/embrace-your-past-experiences-good-and-bad-3/

 


Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

Yêu Chúa Hết Sức Lực


TG: Rick Warren - 30/05/2024

DG: Thang Chu

 

"Bất cứ gì anh chị em  làm, hãy làm hết lòng, như thể đang làm cho Chúa chứ không phải cho người ta” (Cô-lô-se 3:23 (GNT)

 

Chúa Giê-xu nói đại mạng lệnh là “hãy yêu CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí tuệ,  và hết sức lực ngươi” (Mác 12:30 NLT).

 

Như chúng ta đã học, Chúa mong mỗi chúng ta trưởng thành trong tất cả các lĩnh vực này. Nhưng Ngài cũng biết mỗi người trong chúng ta có xu hướng dẫn đầu trong một lĩnh vực. Nghĩa là Chúa đã định hình bạn tự nhiên nhất để là người nói chuyện (tấm lòng), người cảm nhận (linh hồn), người suy nghĩ (trí tuệ) hoặc người hành động (sức lực).

 

Hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào việc yêu Chúa hết sức lực bạn.

 

Người hành động yêu Chúa bằng sức lực họ.  Họ là những nhà hoạt động năng động—những người thành đạt, những người hoàn thành, những công nhân.  Họ đẩy việc lên và tiến lên và khiến việc xảy ra theo cách thực tế.

 

Người hành động có mặt đây vì thế giới cần sự đóng góp—và người hành động có thể hoàn thành công việc!  Họ có sáng kiến, năng lượng, hành động, và động lực để đạt được. Theo nghĩa thực tế, họ thường đóng vai trò là tay và chân của Chúa Giê-xu trong thế gian.

 

Nhưng tất cả chúng ta đều có sai sót, và đối với người hành động, đó là làm quá tải.  Hầu hết những người hành động luôn làm việc.  Họ khó dừng lại để suy nghĩ hoặc cảm nhận vì họ luôn bận rộn!

 

Thi Thiên 127:2 nói, "Thật vô ích khi dậy sớm và ngủ muộn, và tay lo làm đến tận xương tủy. Ngươi  không biết Ngài thích cho những người Ngài yêu nghỉ ngơi sao?” (MSG).  Nếu bạn là người hành động, hãy cân nhắc đặt câu đó lên gương trong phòng tắm bạn.  Chúa muốn người Ngài yêu được nghỉ ngơi thích hợp.

 

Như tôi đã đề cập vài ngày trước, khi bạn trở thành tín đồ, quá khứ bạn được tha, bạn có lý do để sống, và bạn có nhà trên thiên đường.  Nhưng có một điều không thay đổi khi bạn đến với Đấng Christ: cá tính bạn.  Chúa không trì kéo người hành động khi bạn đến với Ngài—Ngài chỉ đơn giản thay đổi hướng đi của bạn.  Ngài muốn tăng lực bạn.

 

Cô-lô-se 3:23 có lời khuyên tuyệt diệu cho người hành động: "Bất cứ gì anh chị em  làm, hãy làm hết lòng, như thể đang làm cho Chúa chứ không phải cho người ta” (GNT).

 

Nếu Chúa tạo bạn là người hành động, thì Ngài muốn sử dụng bạn để hoàn thành công việc trên thế giới.  Nhưng bạn không được định phải làm tất cả, và bạn không bao giờ nên cố làm nó bằng sức riêng mình.

 

 Cũng tốt khi thỉnh thoảng làm ít hơn—không phải ít hơn cho Chúa, nhưng ít hơn trong các lĩnh vực khác, vậy bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm điều quan trọng nhất.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đã yêu Chúa hết sức theo những cách nào?

·      Thi Thiên 127 nói Chúa thích ban sự nghỉ ngơi cho người Ngài yêu.  Thể nào bạn đã trải nghiệm sự nghỉ ngơi của Chúa?

·      Nếu bạn có xu hướng là người hành động, bạn cần làm ít hơn trong lĩnh vực nào để bạn có nhiều thời gian hơn cho những việc quan trọng?

https://pastorrick.com/love-god-with-your-strength-2/

 


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

Nếu Bạn Biết Điều Đó, Thì Hãy Làm


TG: Rick Warren - 29/05/2024

DG: Thang Chu

 

"Đừng chỉ nghe nói, rồi tự lừa mình. Hãy làm điều nó nói” (Gia-cơ 1:22 NIV).

 

Hôm qua, chúng ta đã xem Mác 12:30: "Ngươi phải yêu CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi hết lòng mình, hết linh hồn mình, hết trí khôn mình, và hết sức mình” (NLT).  Một cách để nhìn xem câu này là tập trung vào việc yêu Chúa cả lời mình, cả cảm xúc mình, cả tư tưởng mình, và cả việc làm mình.  Chúa đã định hình bạn chính yếu là người nói chuyện, người cảm nhận, người suy nghĩ, hoặc người hành động.

 

Người nói chuyện yêu Chúa bằng tấm lòng họ.  Người cảm nhận yêu Chúa bằng linh hồn họ. Bạn có biết rằng bạn cũng có thể yêu Chúa bằng trí tuệ mình không?  Người tư tưởng yêu Chúa bằng trí tuệ họ.  Khi bạn phát triển và củng cố trí tuệ mình, đó là hành động thờ phượng.

 

Người tư tưởng thích học Kinh Thánh.  Thi Thiên 119:97 nói, "Tôi yêu luật pháp Ngài biết bao! Tôi nghĩ về nó cả ngày" (GNT).

 

Người thuộc loại người tư tưởng yêu Kinh Thánh khi họ trở thành tín đồ.  Không cuốn sách nào khác trên thế giới giống Kinh Thánh!  Nó có câu trả lời cho những câu hỏi cuộc đời, gồm: Tại sao tôi ở đây?  Tôi sẽ về đâu?  Mục đích đời sống là gì?  Đời tôi quan trọng không? Quá khứ là gì?  Tương lai là gì?  Tôi đến từ đâu?

 

Chúng ta cần những nhà tư tưởng vì thế giới cần sự suy xét.  Ai đó phải suy nghĩ xuyên suốt các vấn đề phức tạp và chuyển đạt điều những người còn lại của chúng ta đang làm. Chúng ta cần những người suy nghĩ xuyên suốt những vấn đề khó khăn và đưa ra giải pháp. Đó là lý do chúng ta cần khoa học gia, văn sỹ, triết gia, và nhà canh tân.

 

Nhưng các nhà tư tưởng phải cẩn thận để thực hành sự khiêm nhường.  Kinh Thánh nói, "Đừng ấn tượng với sự khôn ngoan của chính mình” (Châm Ngôn 3:7 NLT).  Tại sao?  Vì Chúa là Chúa, mình thì không.

 

Khiêm nhường là sự lựa chọn.  Không khi nào trong Kinh Thánh bạn được bảo cầu nguyện Chúa hạ thấp bạn.  Kinh Thánh nói rằng "hãy hạ mình trước Chúa."  Đó là lựa chọn.  Khiêm nhường là điều bạn làm với chính mình.  Không ai khác có thể làm điều đó cho bạn.  Họ có thể hạ nhục bạn, nhưng họ không thể khiến bạn hạ mình.  Về cốt lõi, khiêm nhường là sự phụ thuộc hoàn toàn vào Chúa.  Không phải là phủ nhận điểm mạnh bạn; mà là  trung thực về điểm yếu của bạn.

 

Những người tư tưởng cũng cần cẩn thận thực hành điều họ biết.  Nếu bạn biết điều đó, thì hãy làm nó!  Gia-cơ 1:22 nói, "Đừng chỉ nghe nói, rồi tự lừa mình. Hãy làm điều nó nói” (NIV).

 

 

Lời Chúa là sách hướng dẫn đời chúng ta; Ngài muốn chúng ta sử dụng nó để học cách làm những điều theo cách Ngài.  Ngài là Đấng Tạo Hóa của chúng ta, và Ngài biết cách tốt nhất chúng ta nên sống.  Và chúng ta có thể tin tưởng vào điều này: Chúa luôn ở ngay đó với chúng ta, giúp chúng ta đi theo hướng dẫn của Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn khó phủ nhận điểm mạnh của mình hơn hay thành thật về điểm yếu của mình? Tại sao?  Lập danh sách những điều bạn tin.  Bạn có đang hành động làm những điều đó không?  Thể nào bạn đang phát triển và củng cố tâm trí mình như một hành động thờ phượng?

https://pastorrick.com/if-you-know-it-then-do-it/

 


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

Hãy Ngưng Nói Về Việc Đó và Hãy Làm Nó

 

TG: Rick Warren - 28/05/2024

DG: Thang Chu

 

“Chăm làm thì đáng giá, nhưng nói suông sẽ khiến con nghèo khó” (Châm Ngôn 14:23 CEV).

 

Điều bạn nói có liên hệ trực tiếp với lòng bạn.

 

Bất cứ gì lòng bạn chứa đầy sẽ thoát ra từ miệng bạn.  Nếu bạn đầy giận dữ, cơn giận sẽ thoát ra khỏi miệng bạn.  Nếu lòng bạn đầy chán nản, nó sẽ thoát ra từ miệng bạn.  Nếu lòng bạn đầy niềm vui, nó sẽ thoát ra từ miệng bạn.

 

Kinh Thánh nói trong Mác 12:30, “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí và hết sức kính mến CHÚA là Đức Chúa Trời ngươi” (NLT).  Bạn cũng có thể nói điều đó thế này: Hãy yêu Chúa hết lời, hết cảm xúc, hết suy nghĩ, và hết hành động của bạn. Chúa đã uốn nắn bạn chủ yếu thành người nói, người cảm nhận, người suy nghĩ hoặc người hành động.

 

Người có lòng khó có thể im lặng.  Họ là những người nói chuyện.  Khi bạn là người có lòng.bạn phải bộc lộ nó ra.  Bạn phải nói với người khác.  Người có lòng thích kể chuyện.  Họ thích ngồi và trò chuyện, đặc biệt là trò chuyện tâm tình.

 

Thế giới cần những người biết giao tiếp.  Chúng ta cần người có thể dẫn dắt các cuộc thảo luận và có thể diễn đạt bằng lời những gì chúng ta cảm nhận.  Chúng ta cần giáo viên, cố vấn, và huấn luyện viên có thể dạy và chỉ dẫn chúng ta.  Chúng ta cần diễn viên hài.  Chúng ta cần thầy giảng.  Chúng ta cần tất cả những người này là người được xây dựng dựa trên kỹ năng ăn nói và người có khả năng đưa thế giới tiến lên.

 

Lời cảnh cáo của Chúa dành cho những người nói là thế này: Bạn cũng phải hành động.  Châm Ngôn 14:23 nói, “Chăm làm thì đáng giá, nhưng nói suông sẽ khiến con nghèo khó” (CEV).  Nói cách khác, bạn phải tiến về phía trước.  Bạn phải ngưng nói về kế hoạch mình và bắt đầu biến chúng thành hiện thực.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn biết những “người có lòng” nào?  Họ đã đem phước cho bạn thế nào qua những cuộc trò chuyện của bạn với họ?

·      Có kế hoạch nào bạn nói  mà không thực sự biến chúng thành hiện thực không?  Bạn có thể làm một điều gì tuần này để biến những kế hoạch đó thành hiện thực? 

·      Bạn đã nói những loại điều nào mới đây?  (Hoặc, bạn đã nói điều nào mới đây?)  Điều đó cho bạn biết điều gì trong lòng bạn lúc này?

https://pastorrick.com/stop-talking-about-it-and-start-doing-it-2/

 


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Tan Vỡ Lòng? Chúa Rất Gần


TG: Rick Warren - 23/05/2024

DG: Thang Chu

 

“Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ và cứu những ai có tâm hồn thống khổ” (Thi Thiên 34:18 NIV).

 

Tất cả chúng ta từng tan vỡ lòng  mình cách nào đó—có thể do thất vọng, sợ hãi, xấu hổ, bị từ chối, hoặc chế giễu.

 

Tôi muốn nói với bạn, như một người bạn của bạn, rằng tôi rất tiếc vì lòng bạn tan vỡ.  Tôi thật lòng.  Tôi quan tâm đến nỗi đau mà bạn đã trải qua vì Chúa quan tâm đến điều đó.   Ngài đau đớn với bạn.  Chúa đang làm gì khi bạn đang khóc?  Ngài cũng đang khóc.

 

Thật ra, chính trong nỗi đau của bạn mà Chúa gần bạn nhất, dù bạn nhận ra hay không.

 

Kinh Thánh nói trong Thi Thiên 34:18, “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ và cứu những ai có tâm hồn thống khổ” (NIV).  Thể nào Ngài làm điều đó?  Ngài cứu chúng ta bằng cách ghép tim cho chúng ta.  Thật ra, đó là chuyên môn của Ngài.

 

Thật vậy, Chúa phán: “Đối với tấm lòng có tội, ta sẽ ban cho con tấm lòng được tha thứ.  Đối với lòng oán giận, Ta sẽ ban cho con lòng tràn đầy bình an.   Đối với lòng lo lắng, Ta sẽ ban cho con lòng tự tin.  Đối với lòng cô đơn, Ta sẽ ban lòng đầy tình yêu.  Đối với lòng cay đắng và giận dữ?  Ta sẽ ban cho con lòng tha thứ, yêu thương và rộng lượng thay thế.   Hãy để Ta ghép tim cho con.  Ta sẽ giải phóng con.”

 

Tại sao chúng ta cần tự do?  Vì tất cả chúng ta đều là nô lệ.  Chúng ta nô lệ cho sự mong đợi của người khác.  Chúng ta nô lệ cho ký ức trong quá khứ.  Chúng ta nô lệ cho nỗi sợ hãi tương lai.  Chúng ta nô lệ cho áp lực hiện tại.  Chúng ta nô lệ cho dư luận, vân vân và vân vân.

 

Nhưng tất cả những gì bạn phải làm là mở lòng mình ra với Chúa Giêsu Christ và dâng Ngài 100% lòng bạn.  Hãy nói, như Đa-vít trong Thi thiên 119:32, “Tôi chạy trong điều răn Chúa, vì Chúa đã mở rộng sự hiểu biết tôi” (NIV).

 

Chúng ta phải ngưng giới hạn Đức Chúa Trời!  Chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng nổi nhiều thể nào Ngài muốn làm với cuộc đời chúng ta.  Hãy mở lòng với Ngài và để Ngài ghép lòng bạn cho chính Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Chúa đã cứu bạn thế nào khi bạn suy sụp tinh thần?

·      Khi nào Chúa đã ghép lòng cho bạn, trao đổi lòng bối rối của bạn với lòng Ngài?

·      Những cách nào bạn đã hạn chế Chúa?  Hậu quả gì?

 

Bạn sẽ theo Chúa Giêsu hôm nay chứ?

 

Đức Chúa Trời đã chứng tỏ lòng nhân từ của Ngài qua Con Ngài là Chúa Giê-su Christ.  Kinh Thánh nói: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 CSB).

 

Bạn sẵn sàng tin cậy Chúa hoàn thành lời hứa sự sống đời đời của Ngài chứ?  Nếu vậy, hãy bắt đầu bằng lời cầu nguyện đơn giản này: “Đức Chúa Trời yêu dấu ôi, tôi tin Chúa Giê-su Christ là Con Ngài.  Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội, và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài.  Tôi tin Chúa Giêsu đã chết để cất tội tôi và rằng Ngài đã khiến Đấng ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giêsu là Cứu Chúa tôi và theo Đấng ấy là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Giêsu tôi cầu nguyện.  Amen.”

https://pastorrick.com/broken-heart-the-lord-is-close-2/