Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

THẬP TỰ GIÁ GIẢI THOÁT BẠN để THA THỨ

 


TG: RICK WARREN - 29/10/2021

DG: Thang Chu

 

Chúng ta biết rằng đời cũ của chúng ta đã chết với Đấng Christ trên thập tự giá để bản ngã tội lỗi của chúng ta không có quyền trên chúng ta” (Rô-ma 6:6 NCV).

 

Chúa Giê-su đã phá vỡ quyền lực tội lỗi trên thập tự giá.  Rô-ma 6:6 nói, “Chúng ta biết rằng đời cũ của chúng ta đã chết với Đấng Christ trên thập tự giá để bản ngã tội lỗi chúng ta không có quyền trên chúng ta” (Rô-ma 6:6 NCV).  Đây là tin tuyệt diệu, đặc biệt vì khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là làm điều sai.

 

Khuynh hướng tự nhiên con người là làm tổn thương người khác khi họ làm tổn thương mình.  Nếu ai đó nói gì đó không tốt về bạn, bạn muốn nói gì đó không tốt về họ. Chúng ta có xu hướng bám điều tổn thương và khó tha thứ.

 

Nhưng bạn có thể phá vỡ cái ràng buộc vào cay đắng, mặc cảm tội, phẫn uất, và lo lắng. Bạn có thể tránh trở thành nô lệ cho quá khứ và cho những ký ức đau buồn.  Bạn có thể chọn tha thứ.

 

Tổn thương nào bạn đang bám vào?  Để tôi hỏi bạn câu rất quan trọng về tổn thương đó: Mức độ mạnh nào bạn muốn được chữa lành nó?  Bạn có muốn buông nó không?  lẽ bạn đã xem xét nó hàng nghìn lần trong đầu—những gì cha mẹ bạn đã làm, những gì anh chị em bạn đã làm, những gì người phối ngẫu bạn đã làm.  Mỗi lần bạn nghĩ về điều đó, nó vẫn làm đau.

 

Thập tự giá có quyền năng giải thoát bạn khỏi hận thù, đau buồn,uất hận.  Không gì ngoài thập tự giá sẽ ban quyền năng cho bạn để trút bỏ những cảm xúc đang đè nặng mình.  Trên thập tự giá, Chúa Giê-su đã phá vỡ quyền lực tội lỗi, sự chết, và sự trói buộc trong đời bạn.

 

Tôi muốn bạn nghĩ đến người mà bạn cần tha thứ—người mà sự xúc phạm đã gieo mầm cay đắng trong bạn—và tôi muốn bạn cầu nguyện lời cầu nguyện này ngay bây giờ:

 

“Cha ôi, chỉ duy Ngài mới hiểu nhiều mức nào con đã bị tổn thương bởi người này.  Con không muốn mang theo nỗi đau thêm giây phút nào nữa.  Con không muốn làm người cay đắng.  Nhưng con cần ân điển Ngài quyền năng thập giá để làm khuây tổn thương của conđể tha thứ cho những người đã làm tổn thương con.  Đây là bước ngoặt.

 

“Đầu tiên, con cần trải nghiệm sự tha thứ của Ngài.  Ngài biết tất cả những cách con đã làm tổn thương người khác, con thật xin lỗi về tội lỗi mình.  Chúa Giê-su ơi, tạ ơn Ngài vì chết cho con.  Con tiếp nhận ân sủng và sự tha thứ của Ngài, và con cần nó hàng ngày.

 

“Hôm nay con hướng về Ngài, và con đang chọn tha thứ như Ngài đã tha thứ con.  Mỗi khi ký ức trở lại, con sẽ tha thứ người đó lần nữa cho đến khi nỗi đau biến mất.  Hãy chữa lành lòng con bằng ân điển Ngài.  Trong danh Chúa Giê-su.  A-men.”

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đang cố giữ tổn thương nào?

·      Cảm xúc nào từ tổn thương đó đang đè nặng bạn?

·      Bạn sẽ thực hiện bước nào tuần này để chuẩn bị lòng bạn tha thứ người ấy?

https://pastorrick.com/the-cross-frees-you-to-forgive/

 

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI TIN TƯỞNG

 


TG: RICK WARREN - 27/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Đừng khăng khăng trả đũa; điều đó không phải để anh chị em làm. Ta sẽ làm chuyện phán xét, Chúa phán. Ta sẽ tính nó’” (Rô-ma 12:19 The Message).

 

Điều gì khiến bạn không thể tha thứ người làm tổn thương bạn?  Nếu bạn bị tổn thương sâu đậm, bạn có thể ngần ngại tha thứ vì bạn chưa sẵn sàng tin tưởng người đó lại.  Đây là điều bạn cần hiểu: Tha thứ và tin tưởng không nhất thiết phải đi song đôi.

 

Tha thứ không có nghĩa là cần khôi phục lòng tin tưởng lập tức.  Tha thứ là lập tức; tin tưởng phải được tái dựng theo thời gian.  Tha thứ dựa trên ân sủng; tin tưởng được xây trên công đức.  Bạn kiếm được lòng tin tưởng; bạn không kiếm được tha thứ.

 

Nhiều người không muốn tha thứ người khác vì họ nghĩ họ phải tin tưởng người kia lần nữa.  Nhưng điều đó không đúng.  Tin tưởng và tha thứ là hai vấn đề khác nhau!  Tôi xin nói lại lần nữa: Tha thứ ai đó không có nghĩa là bạn phải tin tưởng người đó.  Họ vẫn phải kiếm lòng tin tưởng của bạn.

 

Trong những mối quan hệ nơi mà người ta phải vật lộn với nghiện ngập hoặc lạm dụng, tha thứ có thể được.  Nhưng không luôn nghĩa là sự việc có thể trở lại như cũ.

 

Tha thứ và khôi phục mối quan hệ là hai việc khác nhau.

 

Tha thứ chỉ là phần của bạn.  Nó không phụ thuộc vào người kia có yêu cầu bạn tha thứ, đáp lại tha thứ của bạn, hay nhận ra họ cần tha thứ của bạn.  Bạn tha thứ vì cớ bạn.

 

Khôi phục mối quan hệ cần nhiều điều hơn tha thứ.  Nó cần ăn năn.  Nó cần phục hồi và tái dựng lòng tin tưởng.  Và nó thường mất thời gian.

 

Bạn có bị kẹt trong sự không tha thứ?  Hãy bắt đầu tiến trình tha thứ hôm nay.  Rồi dành tất cả thời gian bạn cần để tái dựng lòng tin tưởng.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn đã nhận được lợi ích từ việc tha thứ ai đó mặc dù bạn vẫn không tin tưởng họ?

·      Thể nào bạn đã hành động để tái dựng lòng tin tưởng ai đó?

·      Bạn có đang lưỡng lự tha thứ ai đó vì bạn không tin tưởng họ?  Những bước nào bạn có thể thực hiện hướng về tha thứ hôm nay?  Bạn có sẵn sàng bắt đầu tái dựng lòng tin tưởng người ấy không?

https://pastorrick.com/you-can-forgive-before-you-trust/

 

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

TẠI SAO BẠN NÊN THA THỨ?

 \

TG: RICK WARREN - 26/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Chủ của đầy tớ thương xót anh ta, hủy bỏ món nợ và để anh ta đi(Ma-thi-ơ 18:27 NIV).

 

Lời Đức Chúa Trời bảo bạn hãy bỏ đi sự tổn thương và oán giận của mình—và tha thứ người khác.  Bạn phải giải tỏa nỗi đau bạn thay vì lập lại nó.

 

Đây là ba lý do tại sao:

 

Vì Chúa đã tha thứ bạn.  Trong Ma-thi-ơ 18, Chúa Giê-su kể chuyện vị vua tha thứ cho tôi tớ của mình.  Câu 27 nói, “Chủ của đầy tớ thương xót anh ta, hủy bỏ món nợ và để anh ta đi” (NIV).  Tương tự cách nhà vua hủy nợ đầy tớ này, Đức Chúa Trời đã sai Chúa Giê-su Christ đến để trả nợ tội lỗi của bạn.  Mọi điều bạn từng làm sai trong đời bạn đều đã được Chúa Giê-su trả giá.  Ngài đã nhận lỗi.  Ngài đã trả hạn tù cho bạn.  Chúa Giê-su Christ đã chết vì tất cả tội lỗi bạn.

 

Vì oán hận là tự hành hạ chính mình.  Đó là vết thương tự gây.  Bất cứ khi nào bạn oán hận, nó luôn làm tổn thương bạn hơn là người mà bạn cay đắng chống lại.  Thật ra, trong khi bạn vẫn còn lo lắng về điều gì đó xảy ra nhiều năm trước, người kia đã quên mất nó!  Quá khứ bạn đã là quá khứ, và nó không thể làm tổn thương bạn nữa—trừ khi bạn bám nó.

 

Vì bạn cần sự tha thứ mỗi ngày.  Kinh Thánh dạy rất rõ rằng bạn không thể nhận cái bạn không muốn cho.  Thể nào bạn có thể nhận được tha thứ mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho bạn nếu bạn không sẵn lòng tha thứ người khác?  Nếu bạn muốn được tha thứ, bạn cần tha thứ.

 

Tha thứ là kiểu sống.  Đó không chỉ là điều gì đó bạn làm một lần.  Bạn cần nó mỗi ngày trong đời bạn.  Bạn phải cầu xin tha thứ, tiếp nhận tha thứ từ Đức Chúa Trời, và người khác, và đề nghị tha thứ.  Đó là tiến trình liên tục sẽ đem bạn niềm vui.

 

THẢO LUẬN

·      Khi bạn nghĩ về sự tổn thương lớn nhất đời mình, ai là người chợt đến?  Bạn đã tha thứ cho người đó chưa?  Nếu vậy, thể nào sự tha thứ đó đã ảnh hưởng bạn? Nếu không, thế nào bạn có thể bắt đầu tha thứ và trút bỏ tổn thương của mình hôm nay?

·      Xét xem Đức Chúa Trời đã tha thứ bạn biết bao điều, thì ai bạn cần tha thứ hôm nay?

·      Bạn có dành thời gian mỗi ngày để dành cho Đức Chúa Trời trong mối thâm giao và nghiên cứu Kinh Thánh—và cầu xin Ngài tha thứ không?  Nếu không, bạn có thể làm gì khiến điều đó ưu tiên?

https://pastorrick.com/why-should-you-forgive/

 

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

THỘ LỘ LÀ BẮT ĐẦU CHỮA LÀNH

 


TG: RICK WARREN - 25/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy xưng nhận tội lỗi mình với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh chị em được chữa lành(Gia-cơ 5:16 NIV).

 

Thổ lộ cảm xúc bạn là bắt đầu chữa lành cảm xúc.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy xưng nhận tội lỗi mình với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh chị em được chữa lành” (Gia-cơ 5:16 NIV).

 

Bạn có muốn lành mạnh về cảm xúc?  Bước đầu tiến trình đó là xưng nhận tội lỗi bạn với Đức Chúa Trời.

 

Nhưng để vượt qua tội lỗi và tiếp tục đời mình—lành mạnh về cảm xúc—bạn cần thực hiện bước hai.  Bạn cần nói với ai đó về tội lỗi bạn.

 

Bạn có thể hỏi, Tại sao Chúa lại muốn tôi lôi kéo người khác vào việc này? Đây là lý do: Chúa biết rằng gốc rễ vấn đề của bạn là do mối quan hệ.

 

Bạn thường không nhận ra rằng mối quan hệ tan vỡ của bạn với người khác là gốc rễ của các vấn đề của bạn.  Thay vì thành thật với người khác, bạn ngụy trang con người thật của mình.  Bạn giả vờ rằng bạn có tất cả rồi—khi mọi người đều biết bạn không có.  Bạn hành động như thể mọi việc đều ổn—khi nó không vậy.

 

Hành vi đó cô lập bạn khỏi người khác.  Nó ngăn cản sự thân mật.  Và nó giữ bạn khỏi mức sâu sắc nhất của tình yêu thương.  Bạn không thể yêu thương trọn vẹn với tội lỗi kín giấu trong lòng bạn.

 

Bạn chỉ bệnh hoạn như những bí mật của bạn.  Thật sự là, bạn càng che giấu, bạn càng bệnh hoạn.  Mặt khác, thổ lộ cảm giác của bạn là bắt đầu chữa lành.  Khi bạn tìm được ai đó mà bạn có thể tin tưởng—người lắng nghe bạn và chia sẻ với bạn—bạn biết điều g xảy ra không?  Bạn thấy rằng họ cũng có vấn đề.

 

Có điều này về việc nói với người khác mà sẽ giải tỏa nắp van áp suất.  Khi bạn chiếu ánh sáng vào bí mật mình, thình lình nó mất đi sức mạnh đè bạn.

 

Nếu bạn muốn chữa lành, bạn phải ngừng che giấu.  Điều gì trong đời bạn mà bạn không muốn bất cứ ai biết?  Đó là lĩnh vực nơi mà Đức Chúa Trời muốn ban cho bạn ân điển, lòng thương xót, và sự chữa lành nhiều nhất.

 

THẢO LUẬN

·      Với ai bạn có thể xưng nhận tội lỗi và chia sẻ cảm xúc mình?  Ai tin cậy bạn để làm như vậy cho họ?

·      Bạn có tự xem mình là người biết lắng nghe không?  Thể nào bạn có thể cải thiện kỹ năng nghe của mình?

·      Chữa lành nào bạn đã thấy Chúa mang lại khi bạn xưng nhận tội lỗi mình với người khác?

https://pastorrick.com/revealing-is-the-beginning-of-healing/

 

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

KHỞI ĐẦU MỚI BẮT ĐẦU VỚI ĂN NĂN

 


TG: RICK WARREN - 23/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy để chúng tôi thử và dò đường lối chúng tôi. Hãy để chúng tôi quay lại CHÚA. Hãy để chúng tôi hướng lòng và tay chúng tôi lên Đức Chúa Trời trên trời và nói: ‘Chúng tôi đã phạm tội và phản nghịch’” (Ca Thương 3:40-42 NLT).

 

Đường dẫn đến khởi đầu mới và lương tâm trong sáng bắt đầu với ăn năn.

 

Ăn năn là gì?  Nghĩa là ba điều: Thứ nhất, chịu trách nhiệm về tội lỗi bạn.  Thứ hai, quay lưng khỏi những điều đó.  Và, thứ ba, hướng về Đức Chúa Trời và ân điển Ngài.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy để chúng tôi thử và dò đường lối chúng tôi. Hãy để chúng tôi quay lại CHÚA. Hãy để chúng tôi hướng lòng và tay chúng tôi lên Đức Chúa Trời trên trời và nói: ‘Chúng tôi đã phạm tội và phản nghịch’” (Ca Thương 3:40-42 NLT).

 

Ăn năn không có nghĩa là hợp lý hóa tội lỗi bạn.  Đừng nghĩ, “Nó không phải vấn đề lớn.  Nó là vấn đề lớn, nếu không bạn ắt không nhớ nó.  Và đừng nói, Nó xảy ra quá lâu rồi” hoặc Đó chỉ là một giai đoạn tôi đã trải qua hoặc Mọi người đều làm nó.  Bạn không thể hợp lý hóa tội lỗi, giảm thiểu nó, bào chữa nó, hoặc đổ lỗi người khác.  Đó không phải ăn năn thật.

 

Hãy chú ý đến điều này: Yếu tố quan trọng nhất cho bạn của việc chữa lành tự ty của bạn là bạn.  Bạn không đợi Chúa hay bất cứ ai khác.  Chúa sẵn sàng và muốn chữa lành tự ty của bạn.

 

Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 1:8, “Nếu chúng ta tự nhận mình không tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (NIV).

 

Bạn muốn thoát khỏi những thói quen tự hại mình trong đời bạn không?  Bạn sẽ ngừng hại mình khi bạn ngừng lừa dối mình.  Nó bắt đầu với lòng thành thật tận mức gan ruột và thừa nhận rằng có điều gì đó sai, bất kể mức độ nhiều bao nhiêu bạn muốn hợp lý hóa nó và bào chữa nó.  Bạn cần phải thừa nhận tội lỗi mình, thú nhận nó, và loại bỏ nó khỏi đời bạn.

 

Hãy thực hiện bước đầu tiên ăn năn hôm nay và lên đường đến khởi đầu mới.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì bạn đang giả vờ không biết?  Điều gì bạn đang giả vờ không cảm thấy tội lỗi?  Điều gì bạn đang giả vờ không phải l tội lỗi?

·      Những bước nào bạn sẽ thực hiện để giải quyết tội lỗi mình và loại nó khỏi đời bạn hôm nay?

·      Điều gì bạn nghĩ Đức Chúa Trời muốn bạn làm sau khi bạn ăn năn tội mình?

https://pastorrick.com/a-fresh-start-begins-with-repentance/

 

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

BƯỚC ĐẦU đến LƯƠNG TÂM SẠCH

 


TG: RICK WARREN - 22/10/2021

DG: Thang Chu

 

Hãy dò xét tôi, hỡi Đức Chúa Trời; hãy thử tôi và biết tư tưởng bồn chồn của tôi. Hãy chỉ ra bất cứ gì trong tôi mà xúc phạm Ngài, và dẫn tôi vào lối sự sống đời đời(Thi Thiên 139:23-24 NLT).

 

Bước đầu tiên để có lương tâm trong sáng là đánh giá tâm linh cá nhân.

 

Đây là cách bạn làm điều đó.  Khi bạn không vội, hãy ngồi xuống với Chúa nơi yên tĩnh và nói với Chúa, “Tôi muốn làm việc với Chúa.  Tôi muốn lập bảng kê bất cứ gì có giữa Ngài và tôi.  Xin giúp tôi thấy những điều tôi biết là sai và những điều tôi không biết là sai.

 

Hãy cầu xin Chúa tiết lộ tội lỗi bạn.  Bạn có thể cầu nguyện như tác giả Thi Thiên: “Hãy dò xét tôi, hỡi Đức Chúa Trời; hãy thử tôi và biết tư tưởng bồn chồn của tôi. Hãy chỉ ra bất cứ gì trong tôi mà xúc phạm Ngài, và dẫn tôi vào lối sự sống đời đời” (Thi Thiên 139:23-24 NLT).  Khi bạn cầu nguyện điều này, bạn đang cầu xin Chúa tìm thấy những điều mà bạn đã vướng vào bạn và đang kìm hãm bạn.

 

Quan trọng là dành thời gian bạn.  Đừng vội!  Đừng nói, Chúa ơi, tôi có năm phút cho Ngài để tiết lộ mọi tội lỗi tôi từng làm.”  Hãy dành thời gian bạn—và nhớ viết ra tất cả.

 

Tại sao điều quan trọng là phải viết nó ra?  Viết khiến nó cụ thể.  Suy nghĩ tự gỡ rối qua môi và đầu ngón tay—qua điều bạn nói và điều bạn viết.  Nếu bạn chưa viết xuống, bạn chưa suy nghĩ thấu đáo về nó.

 

Để tôi hỏi bạn câu hỏi rất quan trọng: Bạn nghiêm túc đến mức nào về việc mong muốn sự ban phước của Đức Chúa Trời trên đời bạn?  Đủ để bạn sẵn sàng thành thật mức gan dạ với Ngài?  Bạn sẵn sàng thành thật với chính mình không?  Bạn sẵn sàng thành thật với người khác không?  Hay bạn sẽ chỉ sống trong phủ nhận?  Phủ nhận và phước Đức Chúa Trời không đi đôi.

 

Nếu bạn khao khát có lương tâm trong sáng, thì bạn chỉ còn một bước cách khỏi sự giải thoát—cách khỏi cảm giác vui sướng mà bạn chưa từng trải qua.  Dọc đường đó, bạn sẽ tìm thấy tự do khỏi những thói quen, những tổn thương, và những tự ty đang làm xáo trộn đời bạn.

 

Xin đừng trì hoãn.  Hãy dành thời gian tuần này để hoàn thành việc đánh giá tâm linh cá nhân bạn.  Đó là bước đầu để vui hưởng lương tâm trong sáng, và nó sẽ thay đổi đời bạn!

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì khiến bạn quá bận rộn không thể làm việc đánh giá tâm linh bản thân?

·      Tại sao bạn nghĩ bạn đôi khi không thật với Đức Chúa Trời, dù Ngài biết tất cả mọi điều?

·      Thể nào nỗi sợ hãi khiến bạn không thành thật với bản thân về những thói quen, tổn thương,tự ty của bạn?  Thể nào lòng kiêu hãnh cũng ngăn cản bạn thành thực?

https://pastorrick.com/the-first-step-to-a-clear-conscience/

 

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

ĐỨC CHÚA TRỜI BAN PHƯỚC ĐIỀU BẠN ĐEM ĐẾN NGÀI

 


TG: RICK WARREN - 21/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy ném bánh xuống nước, vì con sẽ tìm thấy nó sau nhiều ngày” (Truyền Đạo 11:1 RSV).

 

Bất cứ điều gì bạn dâng Chúa, Ngài sẽ nhân gấp bội.

 

Nếu bạn dâng Chúa tài năng mình, Ngài sẽ nhân bội tài năng bạn.  Nếu bạn dâng Chúa năng lực bạn, Ngài sẽ nhân bội năng lực bạn.  Nếu bạn dâng Chúa tiền bạn, Ngài sẽ nhân bội tiền bạn.  Bất cứ gì bạn dâng Chúa, Ngài sẽ nhân bội lên và cho lại.

 

Truyền Đạo 11:1 nói, “Hãy ném bánh xuống nước, vì con sẽ tìm thấy nó sau nhiều ngày” (Truyền Đạo 11:1 RSV).

 

Để dạy lẽ thật này, Chúa Giê-su làm phép lạ.  Năm ngàn người theo Chúa Giê-su ra giữa sa mạc.  Ngài dạy họ cả ngày, và đến cuối ngày, họ đói.  Các môn đồ nói Chúa Giê-su sai mọi người về.  Thay vì thế, Chúa Giê-su bảo các môn đồ họ cần nuôi ăn dân chúng.  Tôi chắc chắn các môn đệ tự hỏi, “Ngài đang làm gì vậy?”  Ngài đang thử đức tin họ.  Ngài muốn xem liệu họ có phụ thuộc vào Ngài để chu cấp những gì họ cần để nuôi ăn 5.000 người không.

 

Từ đám đông khổng lồ đó, một cậu bé mang phần ăn trưa đến, và bên trong là năm ổ bánh mì nhỏ và hai con cá khô.  Cậu bé mang bữa ăn trưa của cậu đến Chúa Giê-su và nói, “Chúa ôi, Ngài có thể có cái này.”

 

Chúa Giê-su cầm bánh và các ổ bánh.  Ngài cầu nguyện, bẻ ra, chúc phước, và nhân bội nó.  Nó nuôi ăn tất cả 5.000 người—mà cũng là 5.000 nhân chứng cho phép lạ này. Không chỉ vậy, còn có 12 giỏ đầy cá và bánh!

 

Đức Chúa Trời luôn ban cho bạn nhiều hơn điều bạn cần, nhiều hơn điều bạn dự đoán, và nhiều hơn điều bạn có thể tưởng tượng.  Ngài lấy điều cậu bé dâng Ngài.  Ngài bẻ nó, Ngài ban phước nó, và Ngài dùng nó.

 

Đó là điều Chúa làm trong đời bạn.  Ngài lấy điều bạn mang đến cho Ngài—thậm chí phần bị hỏng—và dùng nó cho mục đích tốt lành.

 

Hãy dâng Chúa điều bạn có hôm nay.  Ngài sẽ ban phước bạn và dùng bạn để ban phước người khác.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì bạn sẵn sàng dâng Chúa hôm nay?

·      Tại sao điều quan trọng là phải dâng nộp tất cả gì bạn có—ngay cả những phần bị hỏng của đời bạn—cho Đức Chúa Trời?

·      Thái độ nào bạn nghĩ Đức Chúa Trời muốn khi bạn dâng hiến?

https://pastorrick.com/god-blesses-what-you-bring-him/

 

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

HÃY CHO ĐIỀU BẠN NHẬN

 


THEO RICK WARREN - 20 tháng 10 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Đức Chúa Trời, là Đấng cung cấp hạt giống cho người gieo và bánh để ăn, cũng sẽ cung cấp anh em chị tất cả hạt giống anh chị em cần và sẽ khiến nó phát triển và sanh ra mùa gặt bội thu từ lòng quảng đại của anh chị em. Ngài sẽ luôn khiến anh chị em giàu có đủ để luôn luôn quảng đại, để nhiều người sẽ tạ ơn Chúa vì quà của anh chị em mà họ nhận được từ chúng tôi. Vì mục vụ mà anh chị em thực hiện không chỉ thỏa đáp nhu cầu dân sự Chúa mà còn sanh ra sự tuôn tràn lòng biết ơn Chúa(2 Cô-rinh-tô 9:10-12 GNT).

 

Những gì Chúa ban cho bạn, Ngài muốn ban qua bạn.

 

Chúa đang tìm người Ngài có thể dùng.  Ngài nhìn quanh và hỏi, “Con sẽ là cái ly, hay con sẽ là ống hút?  Nếu bạn là cái ly, bạn chỉ được đổ đầy và thế là xong.  Nhưng loại người khác nói, Chúa ơi, con sẽ là ống hút, và Ngài có thể truyền phước lành Ngài qua con đến người khác. Đó là loại người Đức Chúa Trời muốn ban phước.

 

Kinh Thánh cho biết trong 2 Cô-rinh-tô 9:10-11, “Đức Chúa Trời, là Đấng cung cấp hạt giống cho người gieo và bánh để ăn, cũng sẽ cung cấp anh em chị tất cả hạt giống anh chị em cần và sẽ khiến nó phát triển và sanh ra mùa gặt bội thu từ lòng quảng đại của anh chị em. Ngài sẽ luôn khiến anh chị em giàu có đủ để luôn luôn quảng đại.

 

Lời hứa này được xây trên việc sẵn lòng chia sẻ những gì Ngài cung cấp cho bạn.  Bạn có sẵn sàng truyền phước Chúa đến người khác không?

 

Bạn có lẽ nói, “Chờ chút! Tôi không đủ giàu để quảng đại.”  Ồ, có, bạn có!  Bất kể bạn có nhiều hay ít, bạn có thể quảng đại với nó.

 

Có câu chuyện trong Kinh Thánh về một người nữ chỉ có hai xu, nhưng đã cho chúng đi.  Ý tưởng rằng “Tôi không có đủ để cho” là giả tưởng.  Bạn luôn có thể cho cái gì đó. Kinh Thánh nói, “Vì mục vụ mà anh chị em thực hiện không chỉ thỏa đáp nhu cầu dân sự Chúa mà còn sanh ra sự tuôn tràn lòng biết ơn Chúa” (2 Cô-rinh-tô 9:12 GNT).

 

Khi bạn trải qua thời khó khăn, bạn vẫn có thể nói: “Chúa ơi, tôi không có nhiều, nhưng tôi sẵn sàng chia sẻ.  Tôi chỉ có ít thức ăn, nhưng tôi sẵn sàng mời ai đó đến ăn tối.

 

Khi bạn làm điều này, Đức Chúa Trời hứa ba điều.  Thứ nhất, bạn sẽ phát triển tâm linh.  Thứ hai, Ngài sẽ dùng bạn để thỏa đáp nhu cầu người khác.  Và, thứ ba, bạn sẽ mang cho Ngài vinh hiển.

 

Khi bạn cho đi những gì bạn có, Chúa sẽ mở ra cửa phước hạnh trong đời bạn theo cách bạn không thể tưởng tượng nổi.

 

THẢO LUẬN

 

·      Chúa đã ban phước bạn điều gì?  Bạn có thể chia sẻ phước lành đó với ai trong tuần này?

·      Nếu bạn không nghĩ mình có nhiều để cho ngay bây giờ, bạn nghĩ Chúa mong đợi gì ở bạn?

·      Bạn đã thấy Đức Chúa Trời ban phước bạn như thế nào qua việc ban cho của bạn?

https://pastorrick.com/give-what-you-get/

 

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

HÃY TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI TỪNG NGÀY

 


TG: RICK WARREN - 19/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Đừng lo lắng bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện mọi điều. Hãy nói với Chúa điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài vì tất cả điều Ngài đã làm . . . Hãy chú tâm anh chị em vào điều thật, và đáng kính, và đúng, và sạch, và đáng yêu, và đáng khen. Hãy nghĩ về điều xuất sắc và đáng ca ngợi(Phi-líp 4:6-8 NLT).

 

Đức Chúa Trời muốn bạn tin cậy ngài từng ngày.  Ngài muốn bạn xin “bánh hàng ngày” (Ma-thi-ơ 6:11 ESV), không phải bánh hàng tuần, bánh hàng tháng, hay bánh hàng năm.

 

Kinh Thánh nói, “Đừng lo lắng bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện mọi điều. Hãy nói với Chúa điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài vì tất cả điều Ngài đã làm . . . Hãy chú tâm anh chị em vào điều thật, và đáng kính, và đúng, và sạch, và đáng yêu, và đáng khen. Hãy nghĩ về điều xuất sắc và đáng ca ngợi” (Phi-líp 4:6-8 NLT).

 

Phân đoạn này dạy bốn điều cần làm hàng ngày để tin cậy Đức Chúa Trời:

 

Không lo lắng gì.  “Đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ đem lo lắng của chính nó. Rắc rối hôm nay đủ cho hôm nay rồi (Ma-thi-ơ 6:34 NLT).  Tại sao lo lắng là vấn đề lớn vậy?  Bởi đó không chỉ là thói quen xấu mà còn là tội lỗi.  Nhưng Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài, và bạn có thể tin cậy rằng Ngài sẽ chăm sóc bạn.

 

Cầu nguyện mọi điều.  Cầu nguyện thay đổi mọi điều.  Rô-ma 8:32 chép, Đấng đã không tiếc Con của Ngài, nhưng đã phó Con ấy vì chúng ta, thì thể nào Ngài lại cũng sẽ không ban chúng ta mọi sự sao? (NIV).  Đức Chúa Trời đã giải quyết vấn đề lớn nhất của bạn—là tội lỗi khiến bạn không được vào thiên đàng—khi Ngài sai Chúa Giê-su đến chết cho bạn.  Nếu Đức Chúa Trời yêu bạn đủ để sai Chúa Giê-su chết cho bạn, bạn không nghĩ rằng Ngài yêu bạn đủ để chăm sóc mọi vấn đề khác của bạn sao?

Tạ ơn Chúa trong mọi sự.  Bất kể gì xảy ra, hãy tạ ơn.  Kinh Thánh không nói: “Vì mọi sự, hãy tạ ơn.”  Kinh Thánh nói, Trong mọi sự, hãy tạ ơn” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 GNT).  Bạn không cần phải biết ơn vì điều xấu trong đời mình.  Bạn không bao giờ nên biết ơn điều ác.  Bạn không cần phải biết ơn vì ung thư hay tai nạn xe.  Nhưng Chúa nói rằng bạn có thể tạ ơn trong mọi điều.  Tại sao?  Bởi bạn biết rằng Chúa sẽ chăm sóc bạn.  Bạn biết Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu bạn.  Bạn biết Ngài sẽ giúp bạn.

 

Hãy nghĩ về điều đúng.   Trong Phi-líp 4, Đức Chúa Trời ban bạn bảng kê những điều cần suy nghĩ—những điều thật, đáng kính, đúng, sạch, đáng yêu, đáng ngưỡng mộ, xuất sắc, và đáng ca ngợi.

 

Nơi đâu bạn tìm những điều trong sáng và đáng yêu để nghĩ về?  Bạn sẽ không thấy chúng qua xem TV hoặc lướt mạng xã hội.  Bạn sẽ tìm thấy tư tưởng trong sáng, đáng yêu, và đáng kính trong Lời Chúa.  Hãy đọc nó, học nó, nhớ nó,đổ đầy tâm trí bạn với nó.  Ê-sai 26:3 nói, “Ngài sẽ giữ bình an trọn vẹn cho tất cả ai tin cậy Ngài, tất cả ai chú tâm trí vào Ngài” (NLT).

 

Hãy biến hôm nay thành ngày bạn bắt đầu tin cậy Chúa từng ngày.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có tin lời cầu nguyện thay đổi sự việc không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Nơi đâu tư tưởng bạn thường hướng về nhất?  Chúng có hướng đến những điều thật, đáng kính, đúng, sạch, đáng yêu, đáng ngưỡng mộ, xuất sắc, và đáng ca ngợi không?

·      Hoàn cảnh nào bạn cần cảm tạ Chúa hôm nay?

https://pastorrick.com/trust-god-one-day-at-a-time/

 

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

ĐỨC CHÚA TRỜI THỎA ĐÁP NHU CẦU BẠN

 


TG: RICK WARREN - 18/10/2021

DG: Thang Chu

 

“Nếu con . . . biết cách cho con cái mình quà tốt,  nhiều hơn thể nào nữa Cha con trên trời sẽ ban quà tốt cho kẻ cầu xin Ngài!(Ma-thi-ơ 7:11 NIV).

 

Đức Chúa Trời tạo mọi thứ.  Mọi thứ bạn thấy và mọi thứ bạn không thể thấy.  Mọi thứ trên Trần Gianvượt vũ trụ.  Chúa là nguồn mọi điều tốt lành.  Và bạn có thể phụ thuộc vào Ngài.

 

Khi bạn phụ thuộc vào Đức Chúa Trời là nguồn của bạn cho mọi điều, hãy nhớ bốn sự thật.

 

Mỗi điều tốt đẹp là một món quà từ Chúa.  Bạn không kiếm được gì cả.  Tất cả là quà của ân điển của Đức Chúa Trời.  Nếu Chúa không muốn cho thì bạn ắt không có.

 

Kinh Thánh nói, “Mọi quà tặng tốt lành và toàn hảo đến từ trên cao” (Gia-cơ 1:17 NIV). Đó là lý do cụm từ thứ ba của Lời Cầu Nguyện của Chúa bắt đầu bằng từ “ban cho—“Xin ban cho chúng tôi đồ ăn hàng ngày (Ma-thi-ơ 6:11 ESV).  Tại sao?  Bởi bạn không thể kiếm được những cái mà Chúa ban cho bạn—chúng là quà tặng từ Ngài.

 

Không gì bạn cần mà Chúa không thể cung cấp.  Bạn không biết mình sẽ cần gì ngày mai hoặc phần còn lại của năm nay.  Nhưng bất kể nó là gì, Chúa có quyền năng chu cấp nó.

 

Kinh Thánh nói trong Phi-líp 4:19: “Đức Chúa Trời tôi sẽ chu cấp mọi nhu cầu của anh chị em tùy theo sự giàu có vinh hiển của Ngài trong Chúa Giê-su Christ” (NET).  “Giàu có vinh hiển” nghĩa là Đức Chúa Trời xa hoa với những gì Ngài cung cấp.  Ngài có tài nguyên vô hạn.

 

Chúa muốn cho bạn mọi thứ bạn cần.  Ma-thi-ơ 7:11 nói, “Nếu con . . . biết cách cho con cái mình quà tốt,  nhiều hơn thể nào nữa Cha con trên trời sẽ ban quà tốt cho kẻ cầu xin Ngài!” (NIV).

 

Chúa đang chờ bạn.  Nếu bạn có những nhu cầu trong đời bạn mà chưa được thỏa đáp, thì có thể Chúa đang chờ bạn hỏi!  Vấn đề không phải là Đức Chúa Trời không muốn thỏa đáp nhu cầu bạn; vấn đề có thể là bạn không cầu xin Ngài.  Gia-cơ 4:2 nói, Anh chị em không có vì anh chị em không cầu xin Đức Chúa Trời” (NIV).

 

Bạn đang trông cậy vào điều gì hoặc ai để đáp ứng nhu cầu bạn?  Nếu đó là bất cứ gì khác ngoài Chúa, hãy quay lại hôm nay.  Hãy tin cậy Chúa là nguồn cung của bạn cho mọi điều.

 

THẢO LUẬN

·      Nơi đâu bạn đang tìm kiếm để thỏa đáp nhu cầu bạn?

·      Khi bạn không cầu xin Chúa ngay lập tức để thỏa đáp một nhu cầu cụ thể, điều gì là lý do thông thường của bạn để chờ đợi?

·      Thể nào bạn có thể nhận thức rõ hơn về cách Đức Chúa Trời thỏa đáp nhu cầu bạn và trả lời lời cầu nguyện của bạn?

https://pastorrick.com/god-meets-your-needs/