4
Phong
Trào Tâm Linh Tây Bắc
Thật vậy, Ta bảo
các con: Hạt giống lúa mì gieo xuống
đất không chết đi thì hạt giống vẫn hoàn hạt giống,
còn nếu chết đi thì mới kết quả thêm nhiều! Ai
quý chuộng mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều
bỏ mạng sống mình ở đời nầy sẽ giữ lại được trong
cõi sống vĩnh phúc!
- Giăng
12:24-25
Đoàn Trở Lại Giê-ru-sa-lem, gặp
nhau tại Học Viện Thánh Kinh Tây Bắc ở Tỉnh Shaanxi, không phải là tín đồ Trung
Hoa duy nhất Đức Chúa Trời kêu gọi làm mục vụ cho người dân Hồi Giáo phía
tây. Họ cũng không phải là đầu
tiên. Danh dự này có lẽ thuộc nhóm mang
tên Gia Đình Giê-xu được thành lập những năm 1920.
Gia Đình Giê-xu được thành lập năm 1921 tại Tỉnh Shandong
do ông Jing Dianying. Các thành viên tin
rằng phải bán hết gia sản và phân phát của cải cho các thành viên khác trong
gia đình. Khẩu hiệu năm từ ngữ của nhóm
tóm tắt lòng tận hiến của họ với Đấng Christ và khuôn mẫu sống thanh đạm của họ:
“Hy sinh, từ bỏ, nghèo khó, chịu khổ, chết.”
Gia Đình Giê-xu nhắm mục tiêu vào các thị xã và làng mạc,
giảng tin lành khi họ đi từ nơi này sang nơi khác. Mẫu mực sống cộng đồng và tình yêu Cứu-thế-nhân
sâu đậm của họ làm ngạc nhiên người bàng quan.
Nếp sống đó thu hút nhiều người đang tìm câu trả lời cho cuộc sống cũng
như cho những ai vô gia cư, thiếu thốn, và bị khinh bỉ. Nhiều người mù và ăn xin gia nhập Gia Đình
Giê-xu và tìm được đời sống vĩnh phúc trong Đấng Christ.
Khi họ tiếp tục phát triển, Gia Đình Giê-xu chịu khổ vì
những gian khó khủng khiếp. Thường thường
khi cộng đồng lưu động này đến thị xã mới nào thì tất cả dân cư ngụ kéo ra đánh
đập, chửi bới và hạ nhục họ. Tuy nhiên,
sự chống đối không làm nhụt chí họ, và khi họ giảng tin lành luôn luôn có một
ít người sẵn lòng bỏ tất cả thứ họ có để đi theo Chúa Giê-xu.
Gia Đình Giê-xu là những người đầu tiên có khải tượng Trở
Lại Giê-ru-sa-lem. Nhân sự của họ gánh
thúng thức ăn và đồ cần thiết khi đi bộ băng ngang Trung Hoa. Vào cuối những năm 1940 có 20 ngàn tín đồ
Trung Hoa ghi danh vào hơn 100 nhóm Gia Đình Giê-xu khác nhau, khiến họ có thể
đem tin lành đến được nhiều vùng khác nhau.
Một số tín đồ đi đến Manchuria, số khác đến Mông Cổ Lục Địa, số khác đến
miền nam Trung Hoa. Tất cả nhóm này tự
xem họ là phần tử khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem. Tất cả họ luôn bằng cầu nguyện và bằng hành động
ủng hộ đoàn truyền giáo chính đang đi bộ về phía tây vào những quốc gia Hồi
Giáo, quyết định thành lập vương quốc Chúa Trời trên khắp lãnh thổ dọc đường
đi.
Nhưng dường như sau một thời gian Gia Đình Giê-xu lạc mất
hướng. Tất cả quyền hành tập trung vào một
lãnh đạo, Jing Dianying. Kết quả là khải
tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem trở nên quá quy về trung ương và không được chia xẻ
với nhiều tín đồ bình thường khác. Rạn nứt
nảy sinh và một nhóm mới, được gọi là Phong Trào Tâm Linh Tây Bắc xuất hiện. Những tín đồ Trung Hoa ngày nay giải thích việc
chia rẽ này nhiều cách khác nhau. Một số
nói đây là điều xấu, trong khi người khác tin rằng Chúa ở đàng sau nó vì khải
tượng đã bị lúng túng nên sự bắt đầu tươi mới cần được thực hiện.
Dù chuyện gì đi nữa, vào cuối những thập niên 1930 Đức
Chúa Trời đã dấy lên một thế hệ tín đồ mới sẵn sàng từ bỏ mọi sự trong vâng phục
để nhìn thấy sự kêu gọi của Chúa phải được hoàn thành. Họ nói, “Chúng ta hãy trổi dậy trên chân và
đem thập tự giá đến những quốc gia chưa biết Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tiến lên trong danh Giê-xu, từ bỏ
mọi sự mình có, ngay cả sự sống chúng ta nếu cần, để rồi danh Giê-xu sẽ được
vinh hiển giữa vòng dân ngoại.” Đa số những
lãnh đạo đầu tiên của nhóm này đều ra từ Tỉnh Shandong, gồm cả người thành lập,
Zhang Guquan.
Chiến thuật của Phong Trào Tâm Linh Tây Bắc đơn giản chỉ
là giảng tin lành, tin rằng Chúa Giê-xu sắp trở lại. Họ không cố gắng lập hội thánh địa phương, chỉ
tập trung truyền giáo và chinh phục linh hồn.
Tuy thế Đức Chúa Trời trong sự thương xót của Ngài vẫn tạo ra nhiều tín
đồ và vẫn còn lắm trái mãi tới ngày nay.
Họ chinh phục linh hồn cho Đấng Christ giữa vòng nhiều nhóm sắc tộc gồm
cả người Hồi Giáo Uygurs, Hui và Kazaks.
Bạn cần hiểu rằng đây không phải đạo quân tâm linh lớn lao diễn hành ngang quốc
gia đó. Ban lãnh đạo chỉ gồm bốn hoặc
năm cá nhân, cộng thêm ít chục nhân sự khác.
Nhưng dù với con số nhỏ Phong Trào Tâm Linh Tây Bắc thật hiệu quả vì khải
tượng của họ được tập trung. Họ như đầu
mũi tên bén, trong khi tân tín hữu họ để lại sau là dây cung.
Ngoài Đoàn Truyền Giáo Trở Lại Giê-ru-sa-lem và Phong
Trào Tâm Linh Tây Bắc, còn có nhiều bước đầu nhỏ hơn nữa từ những nhóm hội
thánh Trung Hoa khác nhau vào những năm 1940.
Một số đến những khu vực Tây Tạng, số khác đến với dân thiểu số tây nam
Trung Hoa, lại có số khác vào những vùng Hồi Giáo. Nhưng dù xuất xứ và lãnh vực hoạt động khác
nhau, tất cả những nhóm này tự xem mình là một phần của khải tượng lớn hơn đó để
đem tin lành trở lại Giê-ru-sa-lem.
Qua bài viết năm 1949, Phyllis Thompson, một nhân sự đặt
cơ sở ở Chongqing cùng với đoàn Truyền Giáo Trung Hoa Lục Địa, nhận xét như
sau:
Điều gây ấn tượng nhất cho tôi đó là sự nổi lên lạ lùng vô số những nhóm
Cứu-thế-nhân
Trung Hoa tiến mạnh lên trong đức tin,
đem tin lành về hướng
tây. Tôi biết ít nhất là năm nhóm khác nhau, gần như không biết lẫn nhau, rời bỏ quê nhà mình ở hướng đông Trung Hoa rồi tiến lên trước về
hướng tây, thực sự bỏ lại mọi thứ sau họ. Một số ở Xikang (ngày nay là tây Sichuan), một số ở Gansu, một số ở ngay
tỉnh lớn Xinjiang. Dường như đây là phong trào của Chúa Thánh Linh không cưỡng lại được. Điều nổi bật là họ không liên lạc nhau, và trong hầu hết trường hợp dường như họ không biết chút gì về
nhau cả. Tuy nhiên tất cả đều tin chắc
rằng Chúa đang sai họ tiến về biên
giới hướng tây để giảng tin lành, và họ ra đi với ý thức mãnh liệt tính khẩn cấp vì thời gian ngắn ngủi, và vì ngày trở lại gần kề của Chúa.
Simon Zao
Chúng ta sẽ nói về một người
tuy hãy còn tuổi 30 được chỉ định làm lãnh đạo giảng dạy và truyền giáo trong
Phong Trào Tâm Linh Tây Bắc.
Simon Zao (tên chính là Zhang Haizhen) xuất thân từ
Shenyang ở Tỉnh Liaoning hướng đông bắc Trung Hoa. Cha anh chết khi Simon còn là cậu bé, và mẹ
anh buộc phải một mình nuôi bầy con. Bà
rất đẹp. Nhiều lần trưởng làng đến nhà họ
và cố dụ bà ngoại tình với hắn. Hắn mua
cho bà nhiều quà đắt giá nhưng càng lúc càng giận dữ vì bà kháng cự lợi dụng của
hắn. Cuối cùng, mệt mỏi vì bà từ chối, hắn
cưỡng hiếp bà.
Khi cậu bé Simon phát giác chuyện xảy ra cho mẹ yêu dấu của
mình, cậu bé nổi giận. Cậu nói với mẹ
khi lớn lên cậu sẽ làm lãnh đạo quận để cậu có thể xử gã đó trước công lý vì đã
xúc phạm mẹ cậu. Mẹ cậu trả lời, “Không
ích gì. Những lãnh đạo quận cũng chỉ suy
đồi như gã lãnh đạo làng đó mà thôi.”
“Vậy con sẽ làm lớn hơn những lãnh đạo quận!” Simon kêu
lên.
“Không ích gì. Những
lãnh đạo tỉnh cũn chỉ suy đồi như những lãnh đạo quận mà thôi,” mẹ cậu trả lời.
“Vậy con sẽ làm lãnh đạo cao hơn lãnh đạo tỉnh!”
“Nữa, con à, vô ích.
Hoàng đế cũng y vậy thôi.”
Simon lòng tan vỡ và giận dữ rồi hỏi mẹ, “Vậy ai quyền lực
hơn hoàng đế? Ở đâu mình có thể đến đòi
công lý?”
Mẹ cậu trả lời, “Chỉ có Trời có thể ban công lý, con của
mẹ ơi.”
“Vậy con sẽ trở thành trời!” cậu bé sốt sắng kết luận.
Vết thương lòng Simon không được lành. Trong tuổi niên thiếu cậu đeo đuổi sự nghiệp
viết văn và dùng kỹ năng của mình phơi bày tội ác gã trưởng làng trên báo chí địa
phương. Dù vậy cơn giận của cậu vẫn cháy
bừng.
Nhiều năm sau đó, Simon Zao gặp Đức Chúa Trời. Anh thấy mình không còn ghét và tìm cách trả
thù gã đàn ông đã xâm phạm mẹ anh. Mục
đích đời anh đã thay đổi, và giờ đây tất cả những gì anh muốn làm là giảng tin
lành và khiến vinh hiển Đức Chúa Trời được người ta biết đến.
Trong buổi nhóm cầu nguyện ở Shenyang, lần đầu tiên Chúa
ban cho Simon một khải tượng. Trời đông
rất lạnh. Ngoài nhà nơi các tín đồ cầu
nguyện, đống tuyết cao đến nỗi các cửa bị kẹt và họ không thể ra về. Khi ba tín đồ đang cầu nguyện trên bản đồ
Trung Hoa, Chúa tập trung suy nghĩ của họ vào tỉnh tây bắc Xinjiang. Họ đặt tay trên phần đất Trung Hoa đó và cầu
nguyện với thẩm quyền lớn. Trước ngày
đó, họ chưa bao giờ xem xét nghiêm trọng mục vụ vùng tây bắc xa xôi hẻo lánh.
Sau này, ở Nanjing, anh Simon gặp các Cứu-thế-nhân khác,
họ cũng nhận giống hệt khải tượng từ Đức Chúa Trời đem tin lành đến Xinjiang và
những vùng xa hơn. Trong số đó có một
thiếu nữ tên Mu Lingqu, sau này là vợ anh.
Gia đình cô trước đây là những viên chức lãnh đạo nhà nước.
Ba toán bắt đầu cùng gia nhập vào mùa gặt. Nhóm thứ nhất đến Xinjiang, và theo sau là
nhóm của Simon Zao. Sau đó nhóm thứ ba,
dưới sự dẫn dắt của Zhu Congen từ Zibo thuộc Tỉnh Shandong, bộ hành đến
Xinjiang sau khi ló dạng Cộng Sản tại Trung Hoa năm 1949.
Nhóm hướng dẫn bởi Simon Zao và vợ anh rời Nanjing di
chuyển đến Xinjiang qua ngã đường Tỉnh Shaanxi.
Hầu hết lối đi bằng đường bộ, nhưng một số vùng như sa mạc nơi không thể
đi bộ, thế nên họ di chuyển bằng ngựa, lạc
đà, và đôi khi bằng xe, lúc nào cũng hướng về biên giới tây bắc giáp Liên
Xô. Trên đường họ chinh phục nhiều binh
lính đến với đức tin Đấng Christ, vì thời gian đó nhiều rắc rối trong lịch sử
Trung Hoa với nội chiến và hỗn loạn nội bộ tràn lan.
Simon Zao và khoảng 20 đến 30 thành viên nhóm của anh đến
Kashgar vào cuối năm 1948. Nhưng đây
chính là lúc quân đội Cộng Sản kiểm soát Xinjiang và niêm phong tất cả biên giới. Tất cả lãnh đạo Phong Trào Tâm Linh Tây Bắc đều
bị bắt và bị buộc tội phản quốc vì họ cố rời khỏi Trung Hoa. Vào những ngày đó không thể kiếm được giấy
thông hành để vào vùng Trung Á Liên Xô, nên lối duy nhất đến đó là lẻn qua biên
giới.
Mọi thành viên Phong Trào Tâm Linh Tây Bắc bị bỏ tù, thời
gian tù khác nhau. Năm lãnh đạo bị kết
án cực nặng – Simon Zao là người duy nhất ra khỏi tù còn sống sót. Vợ anh mang bầu khi bị bắt, nhưng chẳng bao
lâu sau chị bị sẩy thai. Sau đó chị chết
trong tù nữ giới.
Trong những tuần và tháng đầu tiên trong trại tù khổ sai
Kashgar, lính canh cố làm cho Simon chối bỏ đức tin, nhưng họ sớm khám phá ra
điều này không kết quả. Họ ra lịnh anh
không được cầu nguyện và đánh đập anh mỗi lần họ thấy anh cầu nguyện. Anh không bao giờ ngưng cầu nguyện, nhưng học
cách cầu nguyện trong bí mật khi không ai theo dõi.
Sau một thời gian các viên chức cai tù nghĩ rằng anh đã
thay đổi vì họ không thấy anh cầu nguyện nữa, nên họ ra lịnh cựu văn sĩ đó viết
cho một cột báo tù, ca ngợi quyền lực biến đổi của hệ thống Cộng Sản.
Anh bằng lòng viết bài báo đó, các viên chức cai tù hài
lòng lắm về điều này. Tuy nhiên, khi họ
thấy những gì anh viết, họ liền nổi giận và nhận ra mình bị lừa. Bài báo anh viết có bài thơ ngắn về vẻ đẹp của
Chúa Giê-xu và có hình họa thập tự giá.
Những cai tù đánh đập anh bằng cách nện băng ghế gỗ nặng
lên lưng anh và đá anh không thương tiếc.
Các viên chức cai tù trừng phạt anh bằng cách tăng thêm hạn tù nhiều năm
nữa và tống anh lao động trong mỏ than, nơi hầu hết tù nhân chết trong vòng sáu
tháng vì tình trạng vô nhân đạo và lao động gãy lưng. Mỗi ngày anh bị đòi hỏi phải làm đủ nhiều tấn
than, một công việc không thể cho loài người lại đem giao cho một người nhỏ con
mảnh khảnh. Anh không chỉ phải đào lấy
than, mà còn phải mang nó ra khỏi mỏ đựng trong thúng buộc vào lưng.
Tù nhân bị bắt lao động 14 tiếng một ngày, bảy ngày một
tuần. Thức ăn thì hiếm hoi và thiu
ôi. Vào mùa hè, thì nhiệt độ nóng oi;
vào mùa đông khắc nghiệt, thì nhiệt độ dưới độ đông đá. Simon Zao trở thành phép lạ sống động về quyền
năng gìn giữ của Đức Chúa Trời. Hàng
trăm bạn đồng tù đến làm ở mỏ than này, đa số thể chất mạnh khoẻ hơn Simon nhiều,
chỉ để chết trong vòng vài tháng sau khi đến.
Trong nhiều năm Simon khôn khéo làm chứng cho nhiều bạn
tù, và một số tin. Có một ít mục sư Cứu-thế-nhân
khác trong trại tù khổ sai với anh, nhưng chính quyền nhốt họ khác phòng tù và
khác chỗ lao động, khiến Simon chỉ có giây phút ngắn ngủi tiếp xúc với họ. Trong suốt những năm biệt giam đó, Simon
không được phép nhận thăm nuôi. Anh biết
từ lòng rằng không còn ai nhớ đến anh nữa ở thị xã biên giới Hồi Giáo xa xôi hẻo
lánh này, hàng ngàn dặm cách xa quê nhà anh.
Ngoại trừ sự hiện diện thành tín của Chúa của anh, là Đấng
đã hứa không bao giờ lìa anh bỏ anh, Simon cảm thấy hoàn toàn cô đơn và bị bỏ
rơi. Nhớ lại quê nhà anh ở tỉnh Liaoning
ngược hướng bên kia xứ sở, những thân nhân của anh không biết anh chết hay sống,
rồi vì nhiều năm yên lặng rồi kéo dài đến nhiều thập kỉ, ít người còn nghĩ về
hoặc cầu nguyện cho anh.
Khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem thật sự tiêu mất. Hạt giống đã chết.
Simon về sau nhớ lại thể nào, trong những năm khốn khổ
đó, anh cứ nhìn lên những vì sao và nhớ đến khải tượng Đức Chúa Trời đã ban cho
anh và những bạn đồng công để đi bộ đem tin lành suốt đường trở lại
Giê-ru-sa-lem. Anh đã nghe tin người vợ
yêu dấu và đứa con chưa kịp sanh của mình đã chết, nhưng không biết chuyện gì
đã xảy ra cho các bạn đồng công của anh.
Thế nên những năm đầu tù đày, khi lính canh và các bạn tù không để ý,
Simon thường cầu nguyện, “Chúa ôi, con sẽ không bao giờ có thể trở lại
Giê-ru-sa-lem, nhưng con cầu xin Ngài sẽ dấy lên thế hệ trẻ tín đồ Trung Hoa là
những người sẽ hoàn thành khải tượng này.”
Rồi thời gian trôi qua Simon Zao mất đi ngọn lửa và sự hăng hái về khải
tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem, dù anh không bao giờ chối bỏ Chúa Giê-xu là Đấng
đã cho anh khải tượng đó.
Sau nhiều năm thống khổ trong mỏ than Simon gần như đã chết,
nên các viên chức cai tù chuyển anh sang cơ xưởng hóa học ở khu vực khác thuộc
Xinjang. Dù đây là xưởng thương mại,
nhưng họ sử dụng tù nhân làm nguồn lao động chính.
Công việc mới này đỡ hơn hầm mỏ một chút, vì hàng ngày
anh phải tiếp xúc hơi độc và hóa chất độc.
Mỗi đêm sau công việc anh trở về tù, nơi các cú đánh đập tiếp diễn. Nhưng, bây giờ hầu hết những cú đánh đập ở
trong tay bạn đồng tù. Lính cai tù dựng
kế dùng tù nhân làm vơi nhẹ bực dọc với nhau, thưởng cho ai báo cáo hành vi người
khác. Là một Cứu-thế-nhân bị ghét vì các
cán bộ đã không thể khuất phục được, Simon Zao là đối tượng dễ dàng đặc biệt
cho kẻ tàn bạo.
Tuy nhiên Đức Chúa Trời không quên anh. Một trường hợp xảy ra giữa mùa đông khắc nghiệt,
các bạn tù từ chối để Simon ở chung phòng được sưởi ấm. Họ lột quần áo anh trừ ra quần lót rồi bắt
anh đứng ngoài trời tuyết. Khi đẩy anh
ra khỏi cửa họ còn chọc ghẹo, nói rằng, “Mầy tin vào Đức Chúa Trời của mầy, vậy
sao mầy không cầu nguyện ổng và xin ổng giữ ấm cho mầy đi!”
Ngay những phút đầu gió lạnh xé vào tận da thịt anh như
lưỡi dao lam. Simon kêu la với Chúa xin
thương xót – và điều lạ lùng xảy ra. Anh
cảm thấy sức ấm lạ thường, quá ấm đến nỗi chẳng bao lâu anh toát mồ hôi khắp
người như thể anh đang nghỉ ngơi thoải mái trong phòng tắm hơi! Tuyết xung quanh anh bắt đầu tan chảy vì hơi ấm
toả ra từ người anh. Anh gọi to mấy bạn
tù bên trong và khi họ nhìn ra cửa sổ họ thật không thể tin được mắt mình. Hơi nóng bốc lên từ người anh!
Dù những phép lạ dị thường như thế thật không bình thường,
nhưng anh vẫn chịu đau đớn khủng khiếp.
Hàng trăm lần anh bị đánh đập không thương xót. Đa số tù nhân là người sắc tộc Uygurs, là dân
Hồi Giáo đa số ở Xinjiang. Các tù nhân
Uygur đặc biệt tàn nhẫn với Simon vì anh là người Trung Hoa “ăn thịt heo” rất bị
ghét. Sau này anh tả lại dân Uygurs đánh
đập anh “giống như cách họ vây xung quanh và nện con dê trước khi họ giết.”
Có một lần anh bị đánh đập và đá quá nặng đến nỗi sọ anh
bị nứt ra và anh ngã xuống đất bất tỉnh.
Trong cơn bất tỉnh, anh được khải tượng qua đó Chúa dịu dàng nói với
anh, “Con của Ta, Ta luôn ở với con. Ta
sẽ không bao giờ rời con hoặc bỏ rơi con.”
Tỉnh lại ngay lúc đó, anh không hiểu bao lâu anh bị ngất xỉu. Anh thấy choáng váng và không rõ mình đang ở
đâu. Anh sờ vào đầu chỗ sọ bị đập và thấy
vết thương đã được chữa lành bởi phép lạ, dù máu khô hãy còn đó.
Simon Zao bị đánh đập 30 năm trong số 40 năm anh phải ở
trong tù đày. Chỉ trong mười năm cuối
cùng – khi anh trở thành người cao niên ở tuổi hơn 60 – thì anh mới không phải
chịu bị hành hạ thể xác nữa.
Trong những năm dài đàng sau những song tù, anh viết bài
thơ sau:
Tôi muốn trải qua đau đớn và thống khổ
Của Chúa Giê-xu trên thập hình
Ngài chịu mũi giáo bên hông, Ngài chịu nỗi đau lòng mình
Tôi thà cảm thấy đau đớn gông cùm trên chân
Còn hơn chạy xuyên Ai Cập bằng chiến xa Pha-ra-ôn.
Ngày kia năm 1988, trưởng cai
tù ra lệnh Simon đến văn phòng chính.
Anh đi dọc hành lang lòng hơi lo lắng, tự hỏi mình đã làm gì khiến phải
gặp thêm rắc rối. Bản án anh phải chịu đến
năm 1993 mới mãn, chỉ còn năm năm nữa thôi, và anh hy vọng không có chuyện gì xảy
ra khiến anh phải chịu thêm án phạt nữa.
Trưởng cai tù mời Simon ngồi rồi vừa sờ soạng đống hồ sơ
dầy vừa nhồi thuốc lá. Cuối cùng ông
nói, “Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã quyết định thương xót ông và tỏ
lòng khoan hồng cho những tội ác ông đã vi phạm chống lại tổ quốc ta. Tôi được thẩm quyền thả ông sớm hơn năm
năm. Ông được tự do đi về.”
Người của Đức Chúa Trời lê chân trở lại phòng tù ngạc
nhiên và lặng sửng. Ông không bao giờ
mong đợi ngày này sẽ đến.
Khi ông bị bắt lần đầu tiên năm 1948, Trung Hoa là nước cộng
hoà trong vòng kìm nội chiến. Ông đang độ
sức sống sung sức nhất, người đầy năng lực tuổi đầu 30. Người vợ trẻ đẹp của ông đang mang thai đứa
con đầu lòng. Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ
đem tin lành trở lại Giê-ru-sa-lem và dù những nguy hiểm và nhiều thách thức, đời
ông thật xứng đáng và hứng khởi. Giờ
đây, bốn mươi năm sau, ông đã hơn 70 tuổi, với tóc bạc và râu trắng.
Simon bước ra khỏi những cổng tù để vào một Trung Hoa
hoàn toàn khác hẳn cái mà ông đã từng biết.
Ông đã lỡ mất toàn bộ triều đại Mao Trạch Đông, ngay cả cái chết của Mao
năm 1976. Ông đã lỡ mất cuộc Cách Mạng
Văn Hóa từ 1966 đến 1976, khi hàng triệu người bị giết bởi Hồng Vệ Quân cuồng
tín. Ông bây giờ là người cao niên còn
chút sức lực. Thân thể ông bị tàn phá từ
nhiều thập kỉ vì bị đánh đập, tra tấn và lao động nặng, và gương mặt ông in hằn
những nếp nhăn sâu lộ ra cuộc vật lộn bốn thập kỉ trong hang sư tử.
Không có ai cả Trung Hoa này đang chờ đợi ông. Mọi người mà ông biết bốn mươi năm trước đây
đều đã chết hoặc đã quên ông. Ông không
biết nơi nào để đến và người nào để gặp.
Ông không biết mình phải nên làm gì đây.
Không tiền cũng không bạn, thậm chí ông cũng không khả năng đón xe buýt
vào phố.
Trại tù khổ sai đã là một phần đời ông quá lâu đến nỗi
ông quyết định dựng một cái chòi tạm bợ ngay bên ngoài cổng tù. Khi nằm trong chòi ẩm thấp lạnh lẽo này, tâm
trí ông đôi khi thơ thẩn về cuộc đời trai trẻ và sự kêu gọi Chúa đã một lần ban
cho ông. Ông đã cố trung tín vâng phục
Chúa, nhưng điều đó không thực hiện được.
Ông mong mình sẽ chết sớm, vì ông biết thiên đàng là nơi tốt đẹp hơn nhiều
và những đau đớn cùng rối loạn ông đã trải qua quá lâu sẽ được vứt bỏ vĩnh viễn.
Ông ở đó nhiều tháng, yên lặng ngoại trừ những lời cầu
nguyện tạ ơn hàng ngày của ông dâng lên Vua Muôn Vua và Chúa Muôn Chúa, là Đấng
giữ lời hứa của Ngài và không bao giờ bỏ rơi ông suốt trong những năm tháng đau
đớn đó. Không có Chúa Giê-xu Cứu Thế,
Simon biết ông chắc đã chết hàng ngàn cái chết.
Đấng Cứu Thế hằng sống đã giữ ông sống và tỉnh táo, và Ngài đã giúp ông
không bao giờ chối bỏ đức tin nơi Đức Chúa Trời. Simon biết rằng dù một người có phải cô đơn đến
đâu trong thế giới này, Chúa Giê-xu sẽ luôn luôn hiện diện ở đó như “một người bạn thân gần gủi hơn anh em ruột.”
(Châm Ngôn 18:24)
Sau một thời gian, các Cứu-thế-nhân địa phương ở Kashgar
biết về Simon Zao và nghe lời làm chứng của ông. Tỏ lòng tôn kính họ đem vị thánh lão thức ăn
và Kinh Thánh và giúp ông bất cứ điều gì họ có thể làm được.
Tin tức lan truyền từ hội thánh này tới hội thánh kia ở
Xinjiang về Simon, và chẳng bao lâu tin tức đó lan tới những vùng khác ở Trung
Hoa rằng người của phép lạ đã được quyền năng Đức Chúa Trời gìn giữ trong suốt
bốn mươi năm tù đày vì cớ tin lành.
*
* *
Bắt đầu những năm cuối thập
niên 1960, Đức Chúa Trời đổ Chúa Thánh Linh lên Tỉnh Henan và hàng triệu người
kinh nghiệm được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời ở đó. Henan trở nên nổi tiếng là trung tâm phục
hưng ở Trung Hoa và được đặt tên húy là “Ga-li-lê của Trung Hoa” – nơi các môn
đồ Chúa Giê-xu xuất phát.
Nhiều lãnh đạo hội thánh tư gia ở Henan đã nghe về các
nhân sự đầu tiên Trở Lại Giê-ru-sa-lem vào những năm 1940. Hiểu biết của chúng tôi về những chi tiết về
những nhân sự đó khá thô sơ, nhưng khi chúng tôi nghe được một trong những người
lãnh đạo cao nhất giờ đây ra khỏi tù, chúng tôi rất nôn nóng gặp ông và học hỏi
từ ông.
Một số bạn đồng công chúng tôi đang làm mục vụ ở
Kashgar. Họ đến gặp Simon Zao và họ gửi
nhiều thư báo cáo chúng tôi về câu chuyện của ông. Các thành viên trong hội thánh chúng tôi ở
Kashgar yêu thương ông như chính cha họ và vui sướng được kết bạn thân với
ông. Ông đã bị tước mất thông công với
các tín hữu khác trong bốn mươi năm, nhưng giờ đây Chúa đã cho ông những đứa
con trai và con gái thuộc linh tôn kính ông rất sâu đậm. Các phụ nữ từ hội thánh nấu ăn cho ông, giặt
quần áo cho ông, và giúp ông bất cứ gì họ có thể làm. Họ tiếp đãi ông như thể họ là thiên sứ của Đức
Chúa Trời.
Cuối cùng một nhóm lãnh đạo hội thánh tư gia đón xe lửa
và xe buýt trải suốt đường băng ngang Trung Hoa vì chúng tôi cảm thấy chính
chúng tôi cần phải gặp Simon Zao. Sau
hơn một tuần di chuyển, chúng tôi đến Kashgar và gặp tôi tớ đau khổ và khiêm
nhường của Chúa.
Lúc đó chúng tôi xuất bản một tạp chí mà chúng tôi dùng để
khích lệ tín đồ hội thánh tư gia. Simon
Zao từ chối không viết bất cứ bài nào hoặc làm chứng điều gì. Chúng tôi cố gắng cho ông biết rằng thế hệ hiện
tại của tín hữu Trung Hoa cần học biết thể nào Chúa đã gìn giữ ông suốt quá nhiều
năm thống khổ. Ông luôn từ chối để nghị
của chúng tôi, nói rằng, “Tôi không muốn bị để ý.”
Suốt những năm 1950, 1960, 1970 và 1980, không có bàn luận
tích cực nào về việc đem tin lành Trở Lại Giê-ru-sa-lem. Những thời kỳ quá đen tối cho tín đồ Trung
Hoa đến nỗi nó lấy hết tất cả năng lực và lời cầu nguyện của chúng tôi chỉ đủ để
tồn tại những năm tháng đó với đức tin không thay đổi. Nhưng đầu những năm 1990, Chúa cho chúng tôi
biết thật quan trọng đem Simon Zao đến Tỉnh Henan để chia xẻ lời chứng của ông
cho các Cứu-thế-nhân hội thánh tư gia để gây nguồn hứng khởi cho họ tiếp tục
mang lấy khải tượng Đức Chúa Trời đã ban cho ông gần năm mươi năm trước.
Chúng tôi gửi Deborah Xu (chị của Peter Xu, là một trong
những tác giả cuốn sách này) đi xe lửa và xe buýt suốt đường tới Kashgar khẩn
thiết cầu nguyện thuyết phục ông hãy suy nghĩ lại. Mỗi ngày lúc cô đi rồi chúng tôi đều cầu nguyện
xin Chúa ban cho cô thành công. Lúc đầu,
Simon Zao còn ngần ngại. Ông nói, “Chúa
đã gọi tôi đi hướng tây đến Giê-ru-sa-lem và tại đây, Xinjiang, ít nữa tôi cũng
đang trên đường. Tại sao tôi lại phải di
chuyển trở lại hướng đông và như thế lại đi xa khỏi Giê-ru-sa-lem? Sao cô không để tôi yên thân chết ở Kashagar
này?”
Deborah là người chị em rất kiên trì trong Chúa! Cô không chịu nhận câu trả lời không nên cứ
đi theo Bác Simon bất cứ chỗ nào ông đi, cứ tiếp tục với lòng yêu thương nài
xin ông nên trở lại Henan. Cô bảo đảm với
ông rằng chúng tôi không có ý định đem ông ra khỏi tuyến đầu trận chiến. Chúng tôi chỉ muốn đem ông trở lại nơi hàng
ngàn tân binh cần được huấn luyện và trang bị nếu công tác Trở Lại
Giê-ru-sa-lem phải được nhen lại trong sự sống hội thánh Trung Hoa. Deborah giải thích rằng khải tượng của ông có
thể được nhân chục lần hơn và hàng ngàn tân binh sẽ được sai phái chiến đấu những
tuyến đầu nếu ông chỉ đến và chia xẻ câu chuyện của ông.
Cuối cùng Simon Zao nhận thấy người chị em này không chịu
để ông yên cho đến khi ông đồng ý trở lại Tỉnh Henan với cô. Ông bắt đầu ý thức rằng chắc phải là Chúa mới
khiến người phụ nữ này bướng bỉnh kiên trì đến vậy! Khi ông cầu nguyện về việc trở lại đông Trung
Hoa, Chúa xác quyết rằng ông nên đi bằng cách cho ông lời Kinh Thánh thật riêng
tư và đem lại chữa lành sau tất cả những năm thống khổ và cô đơn mà ông đã chịu:
"Hỡi phụ nữ hiếm hoi, Không sinh nở, hãy hát lên;
Hỡi người chưa từng đau đớn sinh nở Hãy cất tiếng ca hát và reo hò. Vì con cái
của phụ nữ bị ruồng bỏ Sẽ nhiều hơn con cái của phụ nữ có chồng," CHÚA phán như vậy.
"Hãy nới rộng chỗ trại ngươi ở; Căng các tấm bạt của trại ngươi ra, Đừng
giữ lại. Hãy giăng dây cho dài, Đóng cọc cho chắc. Vì ngươi sẽ tràn ra bên phải lẫn bên trái; Dòng
dõi ngươi sẽ chiếm hữu các nước Và định cư trong các thành bỏ hoang. Đừng sợ; vì ngươi sẽ không bị xấu hổ,
Chớ lo; vì ngươi sẽ không bị nhục nhã; Vì ngươi sẽ quên sự xấu hổ của thời
thanh xuân Và không còn nhớ nữa nỗi nhục nhã của thời góa bụa.” (Ê-sai
54:1-5)
Chúng tôi không có bất cứ món
tiền nào để mua cho ông giường ngủ thậm chí ghế ngồi trong suốt hành trình dài
bốn ngày bằng xe lửa xuyên ngang Trung Hoa.
Ông chỉ tìm được một chỗ ngồi trên sàn và cuộn mình trong giấy báo.
Khi ông làm mục vụ cho các hội thánh chúng tôi ở Henan,
thật đầy quyền năng và ngọn lửa được cháy lên trong lòng mọi người nghe
ông. Nhiều nước mắt tuôn chảy và hàng
ngàn tín đồ được rờ chạm và được nhận khải tượng về công tác truyền giáo. Ngay cả hình dáng thể chất của Simon Zao cũng
thật đặt biệt và thêm phần vào mục vụ của ông.
Ông trông giống vị thánh thời cổ xưa, với râu bạc dài và tóc trắng phơ.
Đối với nhiều vị lãnh đạo hội thánh tư gia, khải tượng Trở
Lại Giê-ru-sa-lem trở nên thật rõ ràng và Đức Chúa Trời đã đặt vào chúng tôi một
gánh nặng để thấy khải tượng này được ứng nghiệm.
* * *
Simon Zao cuối cùng về với
Chúa vào ngày 7 tháng 12, 2001. Ông chết ở Pingdingshan, Tỉnh Henan, giữa vòng các Cứu-thế-nhân
yêu mến ông.
Cuộc đời ông thật nổi bật. Như Giô-sép, Simon bắt đầu với một khải tượng
từ Chúa nhưng trước khi nó được ứng nghiệm thì ông bị tù đày và khải tượng của
ông bị chôn vào lòng đất chết đi khi ông lặng lẽ thống khổ vì những hình phạt bất
công trong bốn mươi năm, không được ai nhớ đến ngoại trừ Đức Chúa Trời.
Tuy thế đó không
phải là phần cuối chuyện! Đối với ông
thì không biết được, nhưng Chúa đã gieo trồng cùng khải tượng này vào lòng nhiều
Cứu-thế-nhân Trung Hoa. Sau khi ông được
thả khỏi tù, Đức Chúa Trời đầy ân sủng đã cho ông thêm mười ba năm nữa trong mục
vụ.
Các Cứu-thế-nhân hội thánh tư gia đối đãi Simon Zao với sự
kính trọng tột độ trong Chúa và tôn kính ông như một hoàng tử trong nhà
Chúa. Trước khi chết, ông nhận ra rằng “tặng phẩm Chúa ban và tiếng Chúa gọi không
bao giở hủy bỏ được.” (Rô-ma 11:29)
Simon Zao học biết rằng Chúa luôn hoàn thành những gì
Ngài khởi làm và luôn luôn thành tín hoàn tất những lời hứa của Ngài.
(Con tiep)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét