Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

ĐỂ LẬP QUYẾT ĐỊNH, DÙNG TRẮC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG



TG: Rick Warren – ngày 1/5/2020
DG: Thang Chu

Mỗi chúng ta sẽ khai trình chính mình trước Chúa Trời . . . Hãy cố sống theo cách mà anh chị em sẽ không bao giờ khiến người anh em mình vấp ngã bằng cách để họ thấy anh chị em làm điều gì đó mà họ nghĩ là sai(Rô-ma 14:12-13 TLB).

Tất cả mọi việc bạn làm đều ảnh hưởng đến người khác.  Một số quyết định là tốt cho bạn và cũng tốt cho người khác.  Nhưng đôi khi, thật cám dỗ khi đưa ra quyết định có thể tốt cho bạn nhưng ắt gây hại người quanh bạn.

Đó là lý do tại sao lại hữu ích khi sử dụng Trắc Nghiệm Ảnh Hưởng khi bạn lập quyết định.  Bạn chỉ cần hỏi: Điều này sẽ gây hại người khác không?

Trắc Nghiệm Ảnh Hưởng trái ngược với điều văn hóa chúng ta khuyến khích.  Văn hóa chúng ta dạy bạn chỉ nghĩ về bản thân: Anh cần gì?  Chị muốn gì?

Nhưng Chúa cũng mong bạn nghĩ đến người quanh bạn.

Rô-ma 14:12-13 nói, “Mỗi chúng ta sẽ khai trình chính mình trước Chúa Trời . . . Hãy cố sống theo cách mà anh chị em sẽ không bao giờ khiến người anh em mình vấp ngã bằng cách để họ thấy anh chị em làm điều gì đó mà họ nghĩ là sai” (Rô-ma 14:12-13 TLB).

Dù bạn thích hay không, bạn vẫn đang bị người khác theo dõi.  Tất cả chúng ta cùng trong chiếc thuyền gọi là nhân loại.  Nếu tôi quyết định khoan một lỗ ở đáy thuyền, mọi người khác sẽ bị ảnh hưởng.

Kinh Thánh nói rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ được đánh giá về thể nào quyết định của mình đã ảnh hưởng đến người khác.  Chúa xem điều này nghiêm túc.

Một bức tranh sống động về điều này là với cha mẹ và những người khác có con trong đời họ.  Bạn đang ảnh hưởng trực tiếp thế hệ kế khi con cái bạn theo dõi các quyết định bạn lập.  Chúng xem liệu bạn có đối xử người thô lỗ với sự tôn trọng hay đáp lại thô lỗ.  Chúng biết nếu bạn nói dối sếp về việc bị ốm chỉ để bạn có thể nghỉ một ngày.  Chúng học điều thích hợp bằng điều bạn xem trên tivi và điều bạn cho chúng xem.

Có thể bạn không có con trong đời, nhưng hầu như mọi người đều là hàng xóm của ai đó. Hãy tự hỏi: Tôi có phải là hàng xóm tốt với những người sống gần tôi nhất không?

Những người ngẫu nhiên mà bạn tiếp xúc hàng ngày đang theo dõi bạn, cũng vậy—chàng trai mới làm việc kiểm tra tại cửa hàng bán lẻ, hoặc phục vụ viên nhà hàng, người gặp ngày vất vả và đổ lên đầu bạn.

Là Cơ-đốc-nhân, bạn không thể chỉ đáp lại những điều này theo bất cứ cách nào bạn muốn.  Nếu bạn làm thế, những người không phải Cơ-đốc-nhân quanh bạn có thể nhìn và nói, Nếu đó là một Cơ-đốc-giáo, hãy quên nó đi!

Theo cách tôi biết rõ, tôi đang cố sống cuộc sống của mình theo cách mà mọi người sẽ phải dựng chuyện về tôi để buộc tội tôi.  Đó là mục tiêu của tôi, và tôi hy vọng nó cũng là mục tiêu của bạn.

Rô-ma 15:1-2 nói, “Ngay cả nếu chúng ta tin rằng chẳng có gì khác biệt đối với Chúa là chúng ta có làm những việc này hay không, chúng ta vẫn không thể cứ tiến tới và làm chúng để làm hài lòng chính mình; vì chúng ta phải mang gánh nặng của việc quan tâm đến những nghi ngờ và sợ hãi của người khác (TLB).

Người trưởng thành giới hạn tự do của họ vì lợi ích người khác.  Họ xem xét thể nào quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến người quanh họ.  Họ giới hạn tự do họ vì tình yêu thương.  Họ dùng Trắc Nghiệm Ảnh Hưởng và hỏi, “Thể nào nó sẽ ảnh hưởng người khác?

THẢO LUẬN
·      Tại sao một Cơ-đốc-nhân cần xem xét người khác khi đưa ra quyết định?
·      Khi nào một quyết định bạn đưa ra đã có hại cho ai đ quanh bạn?  Khi nào một quyết định đã tốt cho bạn và cho người khác?
·      Hãy lập danh sách những người trong phạm vi ảnh hưởng của bạn.  Khi bạn trải qua vài ngày tới, hãy nghĩ về thể nào quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng họ?