TG: RICK WARREN - 02/10/2020
DG: Thang Chu
“Hãy thông cảm nhau. Yêu nhau như anh chị em. Hãy
dịu dàng, và giữ
thái độ khiêm nhường” (1 Phi-e-rơ 3:8 NLT).
Điều người
ta nói trong cuộc trò chuyện
gần như không quan trọng bằng điều
họ đang cảm xúc. Nhiều lần, ai đó đang nói một điều và cảm xúc một điều khác.
Nếu bạn muốn trở thành người biết lắng nghe, thì bạn cần nhìn vượt qua những lời nói của người ta, ngay cả khi điều họ đang nói là xúc phạm. Người bị tổn thương làm tổn thương người ta, và lời nói là vũ khí hữu hiệu.
Khi
người ta tấn công hoặc phòng
thủ, thường là vì họ sợ hãi, bất an,
hoặc thất vọng.
Và bạn biết chuyện
gì không? Một
khi bạn nhận ra người ta có lẽ đang cảm giác những điều đó, thật dễ hơn nhiều để tập trung lắng
nghe điều họ thực sự đang cố
gắng nói. Thật khó thông cảm hơn nhiều khi bạn cho rằng người ta đang nói điều gì đó không đẹp bởi vì họ chỉ có ác ý hoặc thô lỗ.
Lời nói không
luôn cho bạn bức tranh toàn cảnh. Đôi khi bạn phải tìm cởi mở. Bạn
phải nhìn vào điều ai đó đã
trải qua. Bạn phải hỏi tại sao vấn đề này có lẽ là chuyện lớn đối với người đó. Bạn
lắng nghe nỗi đau, hiểu rằng đôi khi nỗi đau đó không liên quan gì đến bạn. Nỗi đau nào đó quá sâu đến mức che phủ
mọi phản ứng mà ai đó gặp. Lời nói có lẽ chỉ là mặt nạ cho nỗi đau.
Học cách lắng nghe trong yêu thương nghĩa là nhìn vượt qua điều người ta
đang nói để thấu điều họ
có thể đang cảm giác.
“Hãy thông cảm nhau.
Yêu nhau như anh chị em. Hãy dịu
dàng, và giữ thái độ khiêm nhường” (1 Phi-e-rơ 3:8 NLT).
Khi bạn khiêm
nhường, bạn cởi mở với những ý mới. Khi bạn yêu thương và cảm thông, bạn sẽ không cắn trả đũa. Nếu
người ta tức giận với bạn, bạn
biết nhìn vượt qua cơn giận
của họ và hỏi, “Họ sợ gì? Họ đang lo lắng hay sợ hãi gì? Điều
gì khiến tổn thương họ?”
Bạn không luôn hiểu rõ người ta đủ để tìm ra chính xác điều
đang đè nặng lên thần kinh họ. Bạn có lẽ không biết điều gì đang xảy ra với cảm xúc của họ. Khi điều
đó xảy ra, bạn chỉ phải
cho họ lợi thế cần chứng minh. Bạn
phải chọn khiêm nhường và tử
tế hơn là đốp chát. Bạn phải cho mọi người ân sủng thay vì trả đũa hoặc giữ ý bạn.
Ngay cả khi đối diện
với những lời nói khó nghe, người biết
lắng nghe luôn chọn tình yêu thương.
THẢO LUẬN
·
Sự khác biệt gì giữa cảm thông và đồng cảm? Có phải thật khó cảm
thông hơn là đồng cảm với ai
đó?
·
Để có thể nhìn vượt qua lời nói của ai đó để thấu cảm xúc của họ, những đặc điểm nào của người biết lắng
nghe mà bạn phải trau dồi trong
đời mình?
·
Nghĩa là gì khi cho ai đó lợi thế cần
chứng minh?
https://pastorrick.com/look-beyond-the-words-to-the-feelings/