Trở Lại Giê-ru-sa-lem
Mục Lục
Lời Người Dịch
Lời Mở Đầu
1.
Hội Thánh tại
Trung Hoa 1
2.
Gốc Rễ Phong Trào
Trở Lại Giê-ru-sa-lem 22
3.
Nhóm Truyền Giáo
Trở Lại Giê-ru-sa-lem 28
4.
Phong Trào Tâm
Linh Tây Bắc 47
5.
Lời Chứng của
Brother Yun 63
6.
Lời Chứng của
Peter Xu Yongze 74
7.
Lời Chứng của
Enoch Wang 84
8.
Chiến Lược 94
9.
Trả Lời Những Câu
Hỏi Quan Trọng 113
10.
Môn Đồ hay chỉ là Tín Đồ? 136
11.
Hội Thánh Say Ngủ, Tỉnh Dậy! 146
12.
Bài Học Đánh Cá 157
Lời Người Dịch
Trở Lại Giê-ru-sa-lem là tài
liệu quan trọng cho lịch sử đạo Chúa. Nó
là sách “Công Vụ Sứ Đồ” ngày
nay. Những gì Chúa Giê-xu, các sứ đồ và
các môn đồ đầu tiên đã làm thì vẫn còn xảy ra ngày hôm nay.
Lịch sử Trung Hoa và Việt Nam
rất gắn bó với nhau, như hai anh em song sinh.
Những gì đã xảy ra ở Trung Hoa chắc chắc 90% sẽ xảy ra ở Việt Nam. Vì thế, sứ mạng Chúa giao cho con dân Chúa
người Trung Hoa, Ngài cũng muốn con dân Chúa Việt Nam cùng chia xẻ. Đó là sứ mạng được ghi lại trong Ma-thi-ơ
28:19-20, môn đồ hóa muôn dân.
Thống kê dân số 2010 cho biết
dân số Việt Nam đã lên đến 90 triệu trong nước; chưa kể hai triệu ở Mỹ và hai
triệu ở khắp hải ngoại. Thế nhưng số người
Việt tin Chúa chỉ có 8% trong lẫn ngoài nước (2% Tin Lành và 6% Công
Giáo). Vậy 92% người Việt còn lại, hơn
82 triệu người, sẽ bị hư mất đời đời nếu Chúa trở lại hôm nay sao?
Công tác truyền giáo thật lớn
lao cho các hội thánh Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Người dịch hy vọng cuốn “Công Vụ Môn Đồ” này sẽ khích lệ và thêm sức cho toàn thể con cái
Chúa người Việt Nam.
Một số từ ngữ trong sách này
tôi thiết nghĩ cần dịch sau đây:
·
Christ = Đấng Cứu
Thế
·
Christian = người
theo Đấng Cứu Thế = Cứu-thế-nhân
·
Christianity = đạo
giáo Đấng Cứu Thế = Cứu-thế-giáo
·
Kinh Thánh theo bản
dịch Arms of Hope, 2002
Để biết thêm chi tiết phong
trào này, xem: www.backtojerusalem.com
Santa Ana, California
March 07, 2011
Thang Chu
Master of Divinity, Ashland Theological Seminary, Ohio
daisumang@yahoo.com
Dịch từ ‘Back to Jerusalem’
by Paul Hattaway @ 2003
Lời Mở Đầu
Khải tượng
‘Trở Về Giê-ru-sa-lem’ là điều hàng ngàn người
Cơ-đốc-nhân Trung Hoa đang sẵn sàng chết cho nó. Ít nhất, chúng ta nên tìm hiểu xem tại sao như
vậy.
Lần đầu tiên tôi nghe về
phong trào Trở Lại Giê-ru-sa-lem khi tôi đến Trung Hoa vào những năm 1980. Một hoặc hai nhà truyền đạo đề cập đến nó
trong bài giảng của họ, nhưng tôi không biết được ý nghĩa của nó là gì. Tôi tưởng rằng hội thánh Trung Hoa muốn truyền
giảng cho thành Giê-ru-sa-lem, là điều tôi thấy chỉ hơi hấp dẫn thôi, nhưng
không đủ để tôi phải sao lãng nỗ lực mục vụ của mình!
Nhiều năm sau đó, khi ân sủng Chúa mở cửa mối liên hệ cho
tôi với những nhà lãnh đạo hội thánh tư gia từ nhiều vùng Trung Hoa, tôi mới nhận
thức được rằng Trở Lại Giê-ru-sa-lem là khát vọng của những người này. Hàng ngày họ cầu nguyện về nó, mơ về nó, nói
về nó trong các buổi điểm tâm, ăn trưa và tối.
Khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem không phải là vấn đề mập mờ đối với nhiều
nhà lãnh đạo Cứu-thế-nhân, nhưng là động lực cho sự sống và mục vụ của họ. Nhiều người cảm thấy rằng đó là định mạng Đức
Chúa Trời đã kêu gọi hội thánh Trung Hoa, đó là lý do chính để họ hiện hữu!
Được biết các lãnh đạo Cứu-thế-nhân ở Trung Hoa bước đi gần
gũi với Chúa và liên tục được hướng dẫn bởi lời Chúa và Chúa Thánh Linh, tôi liền
nghĩ thật đáng giá để học hỏi thật nhiều về phong trào Trở Lại Giê-ru-sa-lem để
biết rõ nó hơn. Tôi càng học biết từ lịch
sử và từ việc lắng nghe các lãnh đạo hội thánh tư gia, thì khải tượng này lại
càng tuôn trào trong lòng tôi, cho đến khi cả gia đình tôi và chính tôi bây giờ
biết rõ rằng phần còn lại của đời sống chúng tôi không thể nào tốt đẹp hơn
ngoài việc phục vụ hội thánh Trung Hoa và khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem.
Điều đầu tiên tôi hiểu được là Trở Lại Giê-ru-sa-lem không
có nghĩa là người Trung Hoa muốn ồ ạt đến Giê-ru-sa-lem đem theo tin lành. Khải tượng của họ rộng lớn hơn nhiều điều
đó. Cũng không phải Trở Lại
Giê-ru-sa-lem là một thuyết về mạt-thế (end-times theory). Hội thánh Trung Hoa không có kế hoạch ồ ạt đến
Do Thái để hối thúc sự trở lại của Đấng Christ.
Khác hơn đó, nó chỉ đề cập đến sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với hội
thánh Trung Hoa để truyền giảng Tin Lành và thiết lập tình bạn của các tín đồ
khắp các quốc gia, thành phố, tỉnh lỵ và những nhóm sắc tộc nằm giữa Trung Hoa
và Giê-ru-sa-lem. Đây không phải là công
tác nhỏ nhoi, vì nằm trong những khu vực này là ba thành trì tâm linh rộng lớn
nhất mà chưa hề được chinh phục bởi Tin Lành: những khổng lồ Hồi giáo, Phật
giáo và Ấn Độ giáo.
Trong những năm gần đây Cứu-thế-nhân thường nghe cửa sổ
10/40, đề cập đến những vùng trên thế giới nằm giữa vĩ tuyến 10 và 40 phía bắc
đường Xích Đạo. Có tất cả 51 quốc gia ít
Cứu-thế-nhân nhất và ít được truyền giáo nhất nằm trong vùng này! Nó bao gồm hơn 90% nhóm người chưa được truyền
giáo trên thế giới – hơn 5.000 bộ lạc và nhóm sắc tộc (ethnolinguistic groups)
với rất ít hoặc không hề có chứng đạo tin lành.
Mặc dù rất ít Cứu-thế-nhân Trung Hoa bíết về cửa sổ 10/40,
họ cũng có khải tựơng đem tin lành vào những quốc gia còn nằm lại trong sự tối
tăm tâm linh này đã quá lâu rồi.
* *
*
Vào năm 2002 nhiều lãnh đạo hội
thánh tư gia từ nhiều mạng lưới hội thánh khác nhau đã tỏ ra khó chịu về sự thiếu
hiểu biết về khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem trong vòng các Cứu-thế-nhân khắp
thế giới. Họ yêu cẩu có được một cuốn
sách giải thích lịch sử và bối cảnh của phong trào này; một cuốn sách chuyển đạt
khát vọng của Cứu-thế-nhân Trung Hoa dành cho Trở Lại Giê-ru-sa-lem và chỉ rõ
ra kế hoạch và chiến lược mà Chúa đã ban cho hội thánh Trung Hoa khi họ bắt đầu
nhìn thấy giấc mơ này trở thành hiện thực.
Quyển sách bạn đang cầm trong tay bạn đây là kết quả khát
khao của họ. Vai trò của tôi chỉ là lắng
nghe họ và đúc kết thông điệp mà họ ước ao chuyển đạt đến bạn nhưng không thể
được vì giới hạn hiểu biết của họ về Anh-ngữ.
Tiếng nói ẩn sau cuốn sách này là tiếng nói của ba nhân vật lãnh đạo hội
thánh tư gia, Brother Yun, Peter Xu Yongze và Enoch Wang. Ba ông này được nhiều người biết trong hội
thánh Trung Hoa, và hai trong số họ đang sống ngoài Trung Hoa vì mục đích huấn
luyện cho những giáo sĩ Trở Lại Giê-ru-sa-lem và để điều hành công tác của họ.
Những người của Đức Chúa Trời này lên tiếng qua từng trải
cá nhân sâu sắc. Tổng cộng chung họ đã ở
tù 40 năm vì đức tin của họ, và qua sự thống khổ bản thân họ đã học rất nhiều về
bản tính của Đức Chúa Trời và công việc của Ngài. Trong chương 5 đến 7, mỗi người sẽ thay phiên
nhau kể câu chuyện của họ và diễn tả khải tượng Trở Về Giê-ru-sa-lem. Tôi biết quan điểm của họ là đại diện cho
hàng trăm lãnh đạo hội thánh tư gia khác mà tôi đã hân hạnh được gặp gỡ.
Khi bạn đọc những trang sách này, xin nhớ rằng phong tràoTrở
Lại Giê-ru-sa-lem không phải là mong ước bởi một ít Cứu-thế-nhân cuồng
tín. Nó là cái gì đó đã đang xảy ra! Đội ngũ đầu tiên gồm 39 giáo sĩ Trung Hoa đã
rời Trung Hoa vào tháng Ba năm 2000 tiến về nước làng giềng Phật Giáo. Họ là những giọt nhỏ báo hiệu cơn lũ lớn sắp
đến. Ít người trên thế giới biết về biến
cố này, nhưng sự ra đi của họ là kết quả của nhiều năm cầu nguyện và kế họach. Vào ngày đó, Trung Hoa lại một lần nữa trở
nên dự phần tích cực cho mục vụ toàn cầu.
Ngày nay có hàng trăm giáo sĩ Trung Hoa đang hoạt động bên ngoài Trung
Hoa ngay trong vùng Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, tiểu lục địa Ấn Độ và Đông
Nam Á. Hàng ngàn người nữa đang được huấn
luyện, đang học ngoại ngữ như tiếng Ả-rập và Anh-văn để rồi sẽ được đặt vào
trong cánh đồng mục vụ.
Trong lúc huấn luyện
và định hướng cho những người đầu tiên tiền phong này, mỗi người đều được yêu cầu
làm chứng. Nhiều giọt nước mắt tuôn chảy
khi họ thuật lại câu chuyện của họ. Tất
cả đều chịu thống khổ thật nhiều vì cớ tin lành tại Trung Hoa. Hầu hết đều bị bắt, bị bỏ tù, bị đánh đập và
tra tấn vì làm chứng cho Giê-xu Đấng Cứu Thế.
Họ đã đối đầu gian khổ cực kỳ, bị tách ly khỏi gia đình họ, bị bắt phải
nhịn đói, những đêm không ngủ và nguy hiểm khắp mọi phía. Tất cả đều trung tín giảng tin lành khắp
Trung Hoa suốt nhiều năm, thành lập hội thánh và chứng kiến nhiều quyền năng Đức
Chúa Trời được hiển thị xuyên suốt mục vụ của họ mỗi một tháng nhiều hơn hầu hết
các Cứu-thế-nhân khác chứng kiến được trong suốt đời mình.
Chiếu theo những phương pháp mục vụ thông thường Tây Phương
thì những nhân sự này không đạt tiêu chuẩn.
Không ai trong họ tham gia chủng viện và hầu hết họ nghĩ rằng bằng cấp
chủng viện là cái gì đó được tìm thấy trong nhiệt độ kế! Tuy nhiên từ Đức Chúa Trời họ đã nhận được sự
huấn luyện quan trọng hơn nhìều những gì có thể học được trong lớp, sự huấn luyện
thực tiễn trong lò lửa hoạn nạn. Brother
Yun, một trong những nhân vật lãnh đạo phong trào Trở Lại Giê-ru-sa-lem, nhận
xét như sau:
Thỉnh thoảng những khách viếng Tây Phương đến Trung Hoa và hỏi các lãnh đạo hội thánh tư gia họ đã theo
học chủng viện nào. Chúng tôi đáp, dù có giỡn nhưng tiềm ẩn
tính nghiêm trọng, rằng chúng tôi được
huấn luyện trong Trường (ngục tù) Kinh Thánh
Tự Hiến cho Chúa Thánh Linh (Holy Spirit Personal Devotion Bible School) trong nhiều năm.
Những giáo sĩ Trở Lại
Giê-ru-sa-lem có rất ít tiền bạc, không kế hoạch gây qũi, không danh sách gửi
thư hoặc tạp chí bóng bảy. Rất ít biết
dùng máy vi tính hoặc biết tải thông tin từ internet nghĩa là gì. Họ không biết nhiều về cách làm tiền, nhưng họ
biết cách môn đồ hoá cho Chúa Giê-xu. Họ
không có vốn đầu tư, nhưng họ đã có di sản giàu sang chứa chất trên trời.
Khi tiền dâng hiến đựơc nhận trong những buổi nhóm hội thánh
tư gia, các truyền đạo thấy mình hoàn toàn không có gì cả để bỏ vào túi
dâng. Vì thế, hoàn toàn theo nghĩa đen,
chính họ bước cả vào túi dâng tiền và tự dâng chính đời sống họ cách vô điều kiện
như một tế lễ sống cho sự phục vụ Đức Chúa Trời.
Hội thánh Trung Hoa không phát hoạ những kế hoạch tự tin
nhưng học được rằng phải chờ đợi Chúa và lắng nghe sự hướng dẫn của Ngài trước
khi tiến hành. Những người nam và nữ này
biết Đức Chúa Trời, sự cung cấp đầy đủ của Ngài và ân sủng cùng quyền năng vô
song. Họ không chỉ đi ra hòa nhập vào thế
gian với một sứ điệp, nhưng họ chính là những sứ điệp sống. Họ tuyệt đối không là gì cả trong con mắt thế
gian, nhưng họ là những mũi tên bén nhọn trong tay Đức Chúa Trời.
Cũng giống như sứ đồ Phao Lô, hội thánh Trung Hoa đã nghe
những lời của Giê-xu: “Ân sủng Ta đủ cho
con rồi, vì quyền năng của Ta được trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Côr.
12:9). Và cũng như Phao Lô, người Trung
Hoa nói với sự quả quyết, ‘Cho nên vì
Chúa Cứu Thế, tôi cam chịu yếu đuối, sỉ nhục,
gian khổ, bắt bớ, hoạn nạn. Vì khi tôi yếu
đuối, ấy chính là lúc tôi mạnh mẽ’ (2 Côr. 12:10).
Oswald Chambers có lần viết, “Nếu bạn để Đức Chúa Trời có
quyền trên bạn, Ngài sẽ khiến thử nghiệm thánh tuôn ra từ bạn. Sự thử nghiệm của Đức ChúaTrời luôn luôn
thành công.” Đức ChúaTrời đang tiến hành
rất nhiều thử nghiệm tại Trung Hoa, và Ngài sắp sửa bày tỏ những kết quả ra cho
thế giới thấy.
Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Trong khi chúng ta tìm kiếm những phương pháp
tốt hơn và những người nam người nữ mạnh mẽ hơn, Đức Chúa Trời tìm kiếm những
bình đất yếu đuối không dám tin cậy vào chính khả năng của mình. Ngài làm vậy để công việc của Ngài sẽ được thực
hiện theo cách của Ngài và để tất cả mọi vinh hiển sẽ thuộc về Giê-xu Đấng Cứu
Thế. Đức Chúa Trời luôn chọn “những điều dại dột trong thế gian để làm hổ
thẹn những người khôn. Đức Chúa Trời đã
chọn những điều gì hèn hạ, bị khinh bỉ trong thế gian và những điều không ra gì
để bày tỏ những điều trọng đại. Cho nên
loài người không ai có thể kheo khoang trước mặt Đức Chúa Trời” (1 Côr.
1:27-29).
Khi khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem mở ra, bạn có lẽ bắt đầu
nghe những báo cáo về những người tín đồ Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo trở về
với Đấng Cứu Thế tại những nơi tin lành vật lộn đã lâu để gây tác động. Khi chuyện này xảy ra, đừng sửng sốt nhìn những
Cứu-thế-nhân Trung Hoa, họ chỉ là những tội nhân được cứu bởi ân sủng và không
xứng đáng được chú ý chút nào. Thay vì
thế, hãy sửng sốt về sự khôn ngoan và hãy bày tỏ ra sự tuyệt vời của kế hoạch của
Đức Chúa Trời. “Vì điều bị cho là dại dột của Đức Chúa Trời vẫn trổi hơn sự thông sáng
của loài người và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời mạnh hơn sức mạnh loài người”
(1 Côr. 1:25).
Trong chương kế, tôi trình bày tổng quát ngắn gọn về lịch sử
của hội thánh tại Trung Hoa. và về vị thế của nó ngày nay. Trong phần còn lại của sách, ba lãnh đạo hội
thánh Trung Hoa chia xẻ khải tượng của họ về việc đem tin lành Trở Lại
Giê-ru-sa-lem.
Tôi hy vọng bạn sẽ được khích lệ và thách thức bởi khải tượng
Trở Lại Giê-ru-sa-lem, và được cảm động cầu nguyện và tham gia vào việc hoàn
thành Đại Sứ Mạng trong những ngày sau rốt này. cho đến khi ‘Vương quốc của thế
gian nay đã thành vương quốc của Chúa chúng ta và của Chúa Cứu Thế của
Ngài! Ngài sẽ trị vì đời đời’ (Khải Huyền
11:15).
Paul
Hattaway
Bản Đồ
Cửa Sổ 10/40 21
Các Tỉnh Trung Hoa
46
Con Đường Tằm (Silk Road) 104
1
Hội Thánh tại Trung Hoa
Các con hãy nhìn các
dân tộc chung quanh, hãy trố mắt nhìn.
Hãy kinh ngạc sững sờ, vì Ta đang làm một
việc ngay trong thời buổi các con, nếu có ai thuật
lại, các con cũng không ngờ.
--
Ha-ba-cúc 1:5
Trở Lại Giê-ru-sa-lem đại diện
cho khải tượng quá khứ và tương lai của hội thánh Trung Hoa thế kỉ 21. Để hiểu rõ và đánh giá đúng ý nghĩa của khải
tượng này đối với hội thánh Trung Hoa, trước hết chúng ta phải hiểu rõ quá khứ. Trong chương này chúng ta nhìn tổng quát sự
can thiệp của Đức Chúa Trời vào Trung Hoa suốt lịch sử và giải thích tại sao hội
thánh Trung Hoa chuyển hoá vào nơi mà nhiều nhà lãnh đạo ngày nay xem Trở Lại
Giê-ru-sa-lem là mục tiêu chính và phần thưởng tối cao cho công lao của họ. Thực ra, đa số họ tin rằng 50 năm bách hại mà
họ đã chịu đựng không phải là kế hoạch của Sa-tan để tiêu diệt hội thánh ở
Trung Hoa cho bằng đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời để trui rèn, huấn luyện và
trang bị họ để hoàn thành khải tượng Trở Lại Giê-ru-sa-lem.
Hơn năm thập niên qua, một điều gì đó đã khởi sự xảy ra
xuyên khắp chiều dài và rộng của Trung Hoa: sự xuất hiện đạo Cứu-thế Tân Ước sống
động. Một thiểu số nguồn tin thế tục báo
cáo về cuộc khai mở biến cố gây xúc động này, là biến cố có khả năng thay đổi
toàn bộ cấu trúc xã hội và đạo đức của toàn quốc gia đó nếu nó không bị ngăn chặn
lại.
Vào buổi bình minh thiên niên kỉ mới này, tôi được hân hạnh
tiếp xúc nhiều lãnh đạo hội thánh tư gia Trung Hoa. Những người nam và nữ này tự bản thân họ thật
là đáng khâm phục. Đa số họ xuất thân từ
gốc nhà nông giản dị, tuy thế khi đối diện với họ thật là một kinh nghiệm vui mừng.
Tôi được biết – cũng như nhiều Cứu-thế-nhân khác khắp thế giới -- rằng Trung
Hoa trong những thập niên gần đây đã đang kinh nghiệm một cuộc phục hưng đạo Cứu-thế tác động đến nhiều phần lãnh thổ của quốc gia
rộng lớn này. Tôi đã đọc những báo cáo về
sự cải đạo hàng loạt, bí mật làm báp-têm và sự bách hại tàn nhẫn.
Trong buổi họp mặt đặc biệt đó, các lãnh đạo mạng lưới hội
thánh tư gia, hoặc gọi là ‘gia đình’, đã làm chứng về những gì Đức Chúa Trời đã
làm giữa vòng họ và báo cáo về sự tăng trưởng mà hội thánh họ đã chứng kiến. Trước đó họ đã được yêu cầu tra cứu số điểm
nhóm và số thành viên trong mạng lưới của họ chính xác chừng nào tốt chừng nấy. Các lãnh đạo hàng đầu yêu cầu các lãnh đạo điạ
hạt và điạ phận đệ trình báo cáo của họ.
Thế rồi những người này thu thập thống kê từ các lãnh đạo hội thánh tư
gia hạ tầng cơ sở, là những người điều hành tại mức độ địa phương và quận hạt.
Rồi thông tin này được thu thập bởi các lãnh đạo hàng đầu,
là những người có mặt tại buổi họp đặc biệt này. Tổng số thành viên hội thánh tư gia kết hợp lại
được trình bày trong buổi họp này là 58 triệu người, trong khi tỉ lệ gia tăng của
mỗi nhóm hội thánh tư gia được báo cáo là từ 12,5 phần trăm đến 17,5 phần trăm
mỗi năm. Một số chuyên gia ước đoán có
30.000 người Trung Hoa tin Chúa mỗi ngày, tức là hơn 10 triệu tân tín đồ hàng
năm.
Mặc dù số người tin Chúa ở Trung Hoa ngày nay không bắt kịp
tỉ lệ sanh sản (khoảng 55.000 trẻ em được sanh ra mỗi ngày), nhưng với tỉ lệ
tăng trưởng hiện tại thì hội thánh Trung Hoa chẳng bao lâu sẽ bành trướng với tỉ
lệ nhanh hơn tòan quốc.
Khi tôi nói chuyện với các lãnh đạo này, tôi biết nhiều hơn về ước vọng, tình yêu thương và
lòng tận hiến hy sinh của họ vì cớ Đấng Cứu Thế. Họ không chỉ là những tín đồ, họ là môn đồ của
Giê-xu. Họ không giảng dạy về tin lành ‘vé đi thiên đàng’, họ giảng dạy và trình bày
một hiện thực về vương quốc của Đức Chúa Trời.
Họ đã trả giá rất đắc cho lời chứng của họ. Mỗi một lãnh đạo Cứu-thế-nhân trong buổi họp
này đều trải qua tù đày, và nhiều người đã chịu tra tấn cực kỳ, bị hạ nhục và bị
cướp đoạt tất cả. Bạn chắc không bao giờ
biết được điều đó, tuy nhiên, họ là những người vui mừng nhất và đàng hoàng nhất
mà bạn chắc mong được gặp. Sự vui mừng của
họ không phải là xúc cảm hời hợt bên ngoài nhưng là một thực tại đến từ sâu thẳm
tâm hồn họ -- một niềm vui siêu nhiên mà chỉ những người thực sự phó thác cho
Giê-xu Cứu Thế, là Bậc Thầy và Đấng Yêu Thương của linh hồn họ, mới có thể kinh nghiệm được.
Trong một bữa ăn trưa tôi hỏi nhiều nhà lãnh đạo hội thánh
rằng sẽ có bao nhiêu tín đồ tại Trung Hoa trong 20 hoặc 30 năm tới nếu tin lành
tiếp tục cháy lan suốt đường xuyên quốc như nó đã xảy ra trong thập niên trước. ‘Hai trăm triệu tín đồ?’ Tôi hỏi với nụ cười trên mặt. “Ba trăm triệu?”
Những anh em Trung Hoa không trả lời. Họ hiểu câu hỏi của tôi, nhưng không hiểu sự
thiếu đức tin của tôi! Sau khi lập lại
câu hỏi đó, một lãnh đạo, với nét mặt bối rối, nói rằng: ‘Dĩ nhiên trong 20 hoặc
30 năm tới tất cả người Trung Hoa sẽ
biết Chúa!’
Tôi học được rằng đừng đặt lối suy nghĩ Tây Phương giới hạn
của tôi vào hội thánh Trung Hoa. Họ tin
rằng một phần công tác của họ từ Đức Chúa Trời là triệt để truyền giáo cả nước
họ và biến Trung Hoa thành ‘quốc gia Cứu-thế-giáo được tái sanh đầu tiên ở Châu
Á.’
Đừng ngạc nhiên nếu thấy họ thành công.
Liên hệ thưở xưa với Đức Chúa Trời
Mọi sự Ngài
làm đều đúng thời, đúng lúc. Tuy Đức
Chúa Trời
có đặt vào tâm trí loài người ý niệm về cõi
đời đời,
cũng không một ai thấu hiểu được đầu đuôi
gốc ngọn công
việc Ngài làm.
-- Truyền Đạo 3:11
Trong những thập niên sau khi
các giáo sĩ bắt đầu tràn ngập vào Trung Hoa, việc nghiên cứu kỹ lưỡng những kho
tài liệu Trung Hoa và văn chương lịch sử đã khám phá những sự kiện đáng kể về
quá khứ xa xưa của Trung Hoa. Ngoài những
huyền thoại được lưu truyền từ buổi bình
minh Sáng Thế, trận đại hồng thủy, một gia đình sống sót nhờ trú ẩn trong chiếc
tàu lớn, còn có nhiều bằng chứng đáng kể cho thấy người Hoa thời cổ rất tôn
kính Đức Chúa Trời Sáng Thế. Đấng Tạo
Hóa không bao giờ được biểu hiện bằng hình ảnh hoặc thần tượng. Người Hoa thời cổ tin rằng Ngài tể trị vượt
quá khỏi công việc loài người. Rõ ràng,
ý nghĩa gốc của chữ tượng hình Trung Hoa cho thấy rõ những câu chuyện và nguyên
lý trong Kinh Thánh.
Trong nhiều thế kỷ, các hoàng đế Trung Hoa dâng của lễ hàng
năm cho Shangdi, Hoàng Đế trên trời. Shangdi là danh hiệu mà các tín đồ Tin Lành
Trung Hoa vẫn còn sử dụng để chỉ về Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện hàng năm được hoàng đế trích đọc
có những lời đáng chú ý như sau:
Thời xa xưa lúc ban đầu, có sự hỗn loạn lớn, vô hình và tối tăm. Năm nguyên tố (hành tinh) chưa khởi đầu chuyển động, không mặt trời cũng
không mặt trăng để chiếu sáng. Giữa đó, không có hình dạng cũng không có âm thanh. Ngài,
Ô Đấng Thần Linh Tối Cao, xuất hiện,
và trước hết tách biệt hỗn mang ra khỏi
tinh khiết. Ngài dựng nên trời; Ngài dựng nên đất; Ngài dựng nên
loài người. Muôn vật có khả năng sanh sản được hình thành. . .
Ô
Đấng Tạo Hoá mầu nhiệm, tôi hướng tư tuởng về
Ngài . . . Với tiệc mừng lớn, tôi tôn kính
Ngài. Là
tôi tớ Ngài, tôi chỉ là cây lau cây sậy; lòng tôi chỉ là một con kiến; vậy mà tôi nhận được chiếu chỉ ân sủng của
Ngài, chỉ định tôi quản trị cả vương
quốc. Tôi sâu xa nhớ lại sự thờ ơ và mù
loà của mình, rồi tôi sợ hãi, e rằng
tôi không xứng đáng với ân huệ lớn
lao của Ngài. Vì thế, tôi sẽ gìn giữ mọi luật lệ và quy chế, cố gắng hết sức
để thực hiện trách nhiệm trung thành
của mình. Từ nơi xa xăm này, tôi ngửa trông thiên đình của Ngài. Xin hãy
đến đền thờ này bằng chiến xa quí giá của Ngài. Là tôi tớ của Ngài, tôi cung kính cúi đầu, mong đợi
ân sủng dư dật của Ngài . . . Ô xin Ngài hạ
cố nhận lấy lễ dâng của chúng tôi, và chiếu cố chúng
tôi khi chúng tôi thờ phượng Ngài, là Đấng đầy
thiện lành vô hạn!
Nguyện xin thế hệ lãnh đạo
Trung Hoa hiện thời có được cùng sự khiêm nhường và tôn kính đối với Đức Chúa
Trời giống như những tiền bối của họ!
Dường như quốc gia với dân số đông nhất thế giới này có một
vị trí đặc biệt cho mục đích của Đức Chúa Trời ngay từ quá khứ xa xôi. Có thể nào Trung Hoa cũng đóng một vai trò
quan trọng trong vương quốc Đức Chúa Trời trong những ngày cuối cùng này không?
Mặc dù có bằng chứng rõ ràng sự du nhập Cứu-thế-giáo vào
Trung Hoa do những người Nestorians năm 635 T.C., nhiều Cứu-thế-nhân Trung Hoa
vẫn tin rằng có ít nhất một nhà thông thái xuất thân từ Trung Hoa viếng thăm
hài nhi Giê-xu. Niềm tin này dựa vào
giai thoại về ông Liu Shang, là chiêm tinh gia trưởng cho hoàng cung đời nhà
Hán vào thời gian Chúa Giáng Sinh. Ông
Liu biến mất trong hai năm sau khi khám phá ra một ngôi sao mới mà người Hoa gọi
là “ngôi sao vua.” Người ta tin rằng một
vị vua ra đời bất cứ khi nào ngôi sao này xuất hiện. Người Hoa có nền thiên văn học tiến bộ vào thời
ấy, và ông Liu Shang có thể lắm đã du hành theo con Đường Tằm (Silk Road) đang
được sử dụng. Cuộc hành trình từ Trung
Hoa đến Giê-ru-sa-lem mất từ một đến hai năm, và thật thú vị khi phúc âm cho biết
rằng vua Hê-rốt ‘hạ lệnh tàn sát tất cả
trẻ em từ hai tuổi trở xuống tại Bết-lê-hem và các vùng phụ cận, theo như thời
gian các nhà thông thái cho biết’ (Ma-thi-ơ 2:16).
Dù không thể chứng minh được chuyện này, sự khám phá đầy ngạc
nhiên mới đây cho rằng Cứu-thế-giáo tại Trung Hoa có thể được niên lịch xa mãi
tới thời khai sinh hội thánh thời Tân Ước.
Vào năm 2002, Wang Weifang, một giáo sư thần học 74 tuổi và là thành
viên xuất sắc của Hội Đồng Cứu-thế-nhân Trung Hoa, đã khám phá một khóm đá tạc ở
bảo tàng viện Xuzhou tỉnh Jiangsu:
Wang rất ngạc nhiên vì một số đá tạc biểu thị những câu chuyện Kinh Thánh và những kiểu mẫu thời Cứu-thế-nhân đầu tiên. Những nghiên cứu sâu hơn chứng tỏ một số những
đá tạc này được tạo nên vào năm 86 T.C.,
tức năm thứ ba dưới triều hoàng đế
Yuanhe đời Đông Hán . . . Wang so sánh những
kiểu mẫu trên đá với kiểu mẫu trong Kinh Thánh,
bao gồm cá, chim trời, và thú vật cho thấy thể
nào Đức Chúa Trời đã sáng tạo trái đất.
Những kiểu mẫu trên những đá cổ này trình bày kiểu dáng nghệ thuật thời đầu Cứu-thế-giáo
được tìm thấy ở Iraq và vùng Trung Đông đồng thời mang lấy những đặc tính đời Đông Hán Trung Hoa.
Những đá tạc, là những vật
tang lễ quan trọng, được tìm thấy hầu hết ở bốn thành phố, và Xuzon là một
trong những phố đó. Người ta báo cáo rằng
hiện nay hơn 20 lăng mộ đời Hán chưa hề đụng đến đã được tìm thấy, qua đó gần
500 miếng đá tạc được khám phá.
Thời Kỳ Truyền Giáo
Trong thời kỳ cận đại hơn,
các giáo sĩ Công Giáo đã đến Trung Hoa trước Tin Lành khoảng hơn 500 năm, bày tỏ
lòng kiên trì can đảm cực kỳ khi họ vật lộn để thiết lập vị trí đầu cầu trên
lãnh thổ Trung Hoa. Những giáo sĩ Tin
Lành đầu tiên xuất hiện khi chiếc tàu của một người Anh tên Robert Morrison cập
bến Guangzhou vào tháng Chín năm 1807.
Trong cuộc hành trình này, viên thuyền trưởng hỏi Morrison,
‘Ông có thực sự mong đợi gây ảnh hưởng trên sự thờ hình tượng của hoàng đế
Trung Hoa vĩ đại không?’ Nhà tiền phong
Tin Lành đưa ra câu trả lời nổi tiếng đến hôm nay, ‘Không, thưa ông. Nhưng tôi mong đợi ý chỉ Đức Chúa Trời.’
Ngài có ý chỉ rồi!
Tiến trình thật chậm chạp cho Morrison. Bảy năm sau khi ông đến, ông báp-têm người cải
đạo đầu tiên ‘tại dòng suối chảy từ chân ngọn đồi cao, tránh xa khỏi sự theo
dõi của con người . . . Nguyện xin người này là trái đầu mùa của mùa gặt lớn, một
trong hàng triệu người sẽ tin!’
Vào những thập niên theo sau, việc truyền giáo ở Trung Hoa
gia tăng theo số lũy thừa. Hầu hết các
giáo sĩ sâu xa tận hiến cho Đức Chúa Trời, sẵn sàng chết cho tin lành. Một người của đức tin nói, ‘Tôi mong đợi chết
tại Trung Hoa ngoại đạo, nhưng tôi mong đợi sống lại tại Trung Hoa Cứu-thế-giáo.’ Sự mong đợi của ông ấy gần như được ứng nghiệm.
Số người Hoa cải đạo từ 150 năm nổ lực truyền giáo Tin Lành
không lớn lắm, nhưng một nền tảng vững chắc đã được trải ra cho sự phát triển
tương lai.
Không nghi ngờ gì, giáo sĩ nổi tiếng nhất là James Hudson
Taylor, sáng lập viên Mục Vụ Trung Hoa Lục Địa (China Inland Mission). Ông được tưởng nhớ cách trìu mến bởi những
lãnh đạo hội thánh tư gia ngày nay. Một
trong những yếu nhân phong trào Trở Về Giê-ru-sa-lem, Peter Xu Yongze, nói về
lòng trân trọng sâu xa dành cho Taylor:
Khải tượng của các hội thánh tư gia tại Trung Hoa ngày nay không chỉ lan tràn xứ sở chúng
tôi qua sự sống và sự hiện diện của Chúa
Giê-xu Cứu Thế, nhưng còn tác động lên những
quốc gia Hồi Giáo, Phật Giáo và Ấn
Độ Giáo qua tin lành. Đó là lý do tại
sao chúng tôi thật cảm ơn sự tác động Hudson đặt
trên xứ sở chúng tôi. Gương mẫu ông để lại
đó là khát vọng duy nhất nhìn thấy
vương quốc Đức Chúa Trời đang đến. Như một chiến sĩ hùng dũng, ông đã tiến vào những tuyến đầu nơi
Danh Giê-xu Cứu Thế chưa bao giờ được
thốt ra trước đó.
Ngày nay các hội thánh tư gia tại Trung Hoa đã nắm lấy cùng khải tượng đó. Như thể Hudson Taylor đã truyền tay cây đuốc lửa cho hội thánh Trung Hoa và đòi hỏi chúng tôi tiếp tục
cuộc đua về mức đến.
Mặc dù đa số các sách về mục
vụ của Hudson Taylor tập trung vào phương pháp truyền giáo Tây Phương, nhưng
xem xét kỹ lưỡng công tác của Mục Vụ Trung Hoa Lục Điạ cho thấy những giáo sĩ
này từ từ thấy được vai trò của họ là người huấn luyện và là ban điều hành cho
những lãnh đạo Cứu-thế-nhân người Hoa.
Nói cách đơn giản, chính những bạn đồng công người Hoa của các giáo sĩ mới
thực hiện phần lớn công tác tiền tuyến, trong khi các giáo sĩ Tây Phương tăng dần
ủng hộ và khích lệ nỗ lực của họ từ căn cứ.
Buổi đầu chức vụ, Taylor viết:
Mùa gặt nơi đây thật trúng, nhưng con gặt thì quá ít và không thích ứng với công tác lớn lao như
thế. Tuy
nhiên ân sủng biến những công cụ yếu đuối đó thành
những phương tiện để đạt được những
điều lớn lao -- những điều lớn
lao hơn chúng ta có thể hiểu.
Nhiều thập niên sau đó có sự
thay đổi rõ ràng trong chiến lược của Taylor khi ông nhận ra rằng hội thánh người
Hoa sẽ không bao giờ tăng trưởng bao lâu mà các giáo sĩ tiếp tục vai trò lãnh đạo
và quyết định trong Thân Thể Đấng Cứu Thế.
Hãy xem sự thay đổi quan trọng này trong đoạn sau:
Tôi coi các giáo sĩ ngoại quốc như là cái giàn xung quanh một toà nhà đang xây cao lên. Giàn xung quanh
càng được sớm loại bỏ thì càng tốt, nó càng được
sớm di chuyển đến những nơi khác, để phục vụ tạm thời, thì càng tốt.
Nhiều năm sau đó con trai của
Hudson Taylor tóm lược mục vụ của cha mình theo cách sau:
Trong 70 năm, cha tôi, ông Hudson Taylor, và những người kế tục ông, cùng những thành viên của Mục Vụ Trung Hoa Lục Địa, với nhiều giáo sĩ khác
nữa, đã nhận ra rằng Trung Hoa phải được truyền
giáo bởi người Hoa. Bây giờ, cảm ơn Đức Chúa Trời, nó đang được truyền giáo
nhiều hơn bất cứ khi nào trước đây. Mội khởi đầu tốt đẹp đã xảy ra . . Những công nhân tận tụy và thánh hóa sẵn sàng hy sinh và chịu gian khổ, lắm
khi quá gian khổ, miễn là Đấng Cứu Thế có
thể nhìn thấy công khó linh hồn
Ngài và được vui thỏa. Họ yêu Đấng đã chết cho họ, và mong ước, với mọi
giá, được sống cho Ngài.
Trong một quốc gia vị chủng
(ethnocentric) và ngạo mạn như Trung Hoa, một chiến lược bản xứ hiệu quả thật
là thiết yếu. Đa số người Hoa sẽ không
bao giờ đi theo một ‘tôn giáo của ngoại nhân.’
Hình trạng và cấu trúc Cứu-thế-giáo phải được thay đổi trước khi người
Hoa chấp nhận nó. Năm 1890 một thính giả
người Hoa lắng nghe một bài giảng hùng hồn từ một truyền đạo địa phương. Ông bình luận sâu sắc như sau:
Một cánh rừng nghe nói rằng một đống đầu cuốc sẽ đến để hạ rừng xuống. ‘Chẳng nhằm nhò chút nào cả,’ rừng nói, ‘chúng sẽ không bao giờ
thành công tự nơi chúng.’ Tuy nhiên, khi rừng nghe rằng một số nhánh cây từ chính rừng trở thành cán đầu
cuốc, rừng nói, ‘Bây giờ chúng
ta hết còn cơ hội rồi.’ Vì thế bao
lâu mà chúng ta phải đương đầu với ngoại nhân, chúng ta vẫn an toàn,
nhưng bây giờ khắp mọi nơi chính
những đồng hương chúng ta đứng vào vị
trí bên kia, chắc chắn rằng Cứu-thế-giáo sẽ tràn
ngập và chinh phục chúng ta.
Than ôi, nhiều tổ chức giáo
sĩ đã không nhận lấy sự sáng suốt của Taylor, và cứ tiếp tục hành động như cha
mẹ đối với hội thánh người Hoa còn non nớt.
Chẳng lạ gì, Trung Hoa tiếp tục xem Cứu-thế-giáo như tôn giáo Tây Phương
và xem tín đồ người Hoa là kẻ phản bội và nô lệ cho ông chủ Tây Phương. Tục ngữ Hoa khi ấy có câu ‘thêm một Cứu-thế-nhân
người Hoa là bớt đi một người Hoa.’
Những năm 1920 là ‘dấu hiệu
nước lụt cho tổ chức truyền giáo tại Trung Hoa.’ Hơn 10 ngàn giáo sĩ ngoại quốc được chia rải
rác khắp lãnh thổ. Nhiều người là những
Cứu-thế-nhân hy sinh, tận hiến hoàn toàn và Đức Chúa Trời đã dùng họ nhiều cách
khác nhau, nhưng một khi hội thánh đã đâm rể thì vai trò của họ lẽ ra nên bước
tránh ra và để người Hoa dẫn dắt và hướng đạo hội chúng của riêng họ.
Một trong những bản cáo trạng được nhắc đến nhiều nhất về tổ
chức truyền giáo vào đầu thế kỷ 20 không hề được tìm thấy trong bất kỳ lời nói
hay bài giảng nào nhưng trong một bức hình được chụp tại một đại hội quan trọng
được tổ chức năm 1907 tại Hội Trường Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo (Martyr’s Memorial
Hall) ở Thượng Hải (Shanghai). Buổi họp
được triệu tập để bàn chương trình tương lai cho Cứu-thế-giáo tại Trung Hoa,
tuy nhiên khi xem xét kỹ càng những người tham dự thì thấy căn phòng đầy ắp những
giáo sĩ Tây Phương mặc com-lê đen. Thật
đáng kinh ngạc, chỉ một nhúm mục sư người Hoa cảm thấy thoải mái đủ để tham dự
buổi họp then chốt này để quyết định tương lai hội thánh người Hoa. Họ hoàn toàn bị lạc mất trong số 800 đại biểu
ngoại quốc đến họp. Cuộc họp năm 1907 chỉ
là một trong hàng loạt hội nghị ở Thượng Hải bắt đầu năm 1877, tất cả cuộc họp
chiếm đa số bởi lực lượng giáo sĩ ngoại quốc.
Hội thánh Trung Hoa tiếp tục phát triển chậm chạp trong thời
kỳ giáo sĩ, nhưng không ở mức độ hoặc ở dạng thức cần thiết cho một quốc gia
đông dân nhất thế giới để có thể kinh nghiệm được sự cứu chuộc của Đấng Christ
theo cách Đức Chúa Trời muốn họ. Cứu-thế-nhân
vẫn ở bên lề xã hội Trung Hoa. Hội thánh
với tất cả những tắt nghẽn Tây Phương đã dựng nên những bức tường vật thể, tinh
thần và văn hóa ngăn cách giữa Cứu-thế-nhân người Hoa và hàng triệu người chưa
được cứu xung quanh họ.
Vào cuối thế kỷ 19, sự hăng hái truyền giáo từ Anh-quốc bắt
đầu suy giảm và nhiều lãnh đạo hội thánh muốn quên đi việc truyền giáo khắp thế
giới và hạn chế công tác Cứu-thế-nhân của họ trong giáo xứ quê nhà mình. Một nhà thống kê Cứu-thế-nhân tuyên bố rằng
công tác của các giáo sĩ ngoại quốc tại Trung Hoa là một thất bại đáng
thương. Việc nguyên cứu của ông chỉ rõ rằng
với tỉ lệ tinh lành tăng trưởng đó, tỉ lệ cải đạo người Hoa phải cần 27 ngàn
năm mới bằng với tỉ lệ sanh sản! Người
ta ước tính rằng ngay cả dân số Trung Hoa ngừng tăng trưởng, cũng cần phải
1,680,000 năm nữa để cải đạo họ!
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời có ý tưởng khác. Ngài không để số đông người Hoa suy tàn trong
tội lỗi và tăm tối tâm linh của họ trong khi tin mừng vinh hiển về sự chiến thắng
của Con Độc Sanh trên thập tự giá vẫn còn chưa được truyền ra trong quốc gia
đông dân nhất thế giới này.
Khởi Đầu Bách Hại và Phục Hưng
Vì nhờ Chúa Cứu
Thế anh chị em đã được ban ân sủng không
những để tin Ngài mà thôi nhưng cũng chịu
khổ vì Ngài nữa.
---
Phi-líp 1:29
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949,
Mao-trạch-đông (Mao Zedong) bước lên bục cao tại quãng trường Thiên-an-môn
(Tiananmen) tại Bắc-kinh (Beijing) và tuyên bố khai quốc Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa.
Trong những năm đầu
tiên, Cộng-sản đứng lui quan sát hội thánh.
Thật ngạc nhiên cho nhiều Cứu-thế-nhân, sự việc chẳng thay đổi bao
nhiêu. Như cọp rình mồi, nhà nước đang
chờ cơ hội thuận tiện nhất để ra tay. Và
cuộc tấn công bắt đầu vào đầu những năm 1950, khi cuộc bách hại leo thang dữ dội. Hàng trăm lãnh đạo hội thánh bị bắt đem đi
lúc giữa khuya. Nhiều người đã chết và
không ai nghe tin tức gì nữa. Những người
khác bị tống vào các trại tù lao động nơi họ phải chịu khổ thầm lặng trong hàng
thập niên trước khi được thả ra trở lại một Trung Hoa đã thay đổi mà họ đã từng
biết trước đây.
G. Campbell Morgan từng nói, ‘Sự chọn lựa đầu tiên của
Satan là hợp tác với chúng ta. Bách hại
chỉ là phương pháp tốt nhất hàng thứ hai.’
Nhận thấy các tín đồ trung tín tại Trung Hoa chắc chắn không bao giờ làm
tổn thương sự trông cậy nội tâm nơi Đức Chúa Trời, quỉ vương và các lực lượng
ma quỉ của nó cố hủy diệt những bình đất chứa bảo vật đời đời.
Nhiều Cứu-thế-nhân, ở những vùng đất
mà sự bách hại thể xác thật là không bình thường, cố gắng để hiểu động cơ khiến
nhà cầm quyền đàn áp dã man những tín đồ vô tội chỉ đơn giản vì đức tin của họ. Không có nguyên nhân tự nhiên nào cho sự bách
hại ở Trung Hoa, nhất là đối với những Cứu-thế-nhân là những công dân lao động
siêng năng và tuân thủ luật pháp. Nơi
đâu có đại đa số Cứu-thế-nhân, thì tỉ lệ tội ác tụt xuống zê-rô và có an bình
và hòa thuận giữa những người mà trước
đây đã sống trong hận thù. Dù vậy, cơn
bách hại vẫn tiếp tục.
Một câu chuyện thích thú trong sách cổ Trung Hoa tựa đề Han Feizi về một ông tên Bian He sống
khoảng 500 trước Đấng Cứu Thế:
Bian He tìm được một hòn đá lớn, thực ra là một tảng ngọc chưa được đánh bóng. Ông dâng lên cho vua. Vua chẳng thấy gì cả
ngoài một hòn đá lớn, cho là mình
bị lừa, rồi ra lệnh chặt chân trái của
Bian He. Sau này
Bian He lại gửi cũng món quà đó
cho vị vua kế, mà cũng chỉ thấy hòn đá thôi nên ra lệnh chặt mất chân phải của ông. Khi vị vua thứ ba lên ngôi, Bian He cầm hòn ngọc trong tay ở ngoài hoàng
cung vua và cứ khóc ròng ba ngày ba đêm. Vua sai người tới điều tra, rồi ra lệnh đánh bóng
hòn đá đó. Chỉ khi đó họ mới khám phá ra viên ngọc đẹp nằm trong.
Một ngày nào đó Trung Hoa (và
những quốc gia khác) sẽ khám phá ra rằng những Cứu-thế-nhân mà họ tra tấn, vì họ
cho rằng Cứu-thế-nhân chỉ là những cục đá vô giá trị, thực sự là những viên ngọc
được đánh bóng mà Đức Chúa Trời gửi đến để mang lại phước hạnh cứu rỗi của Đấng
Christ.
Khi cơn bách hại bùng nổ chống lại các Cứu-thế-nhân khắp
Trung Hoa vào những năm 1950, không có giới hạn nào cho sự tàn ác diễn ra. Brother Yun nhớ lại điều xảy ra khi cơn bách
hại bắt đầu:
Chỉ nội một thành phố Trung Hoa, Wenzhou ở Tỉnh Zhejiang,
49 mục sư bị tống tù vào những trại lao
động gần biên giới Liên Xô năm 1950. Nhiều
người bị kết án đến 20 năm vì “tội” giảng tin lành
của họ. Trong số 49 mục sư đó, chỉ có một trở lại
gia đình. Bốn mươi tám người đã chết trong trại
tù.Vùng quê tôi ở Nanyang, tín đồ bị đóng đinh vào
tường nhà thờ vì họ không chối Đấng Cứu Thế. Những người khác thì bị xiềng vào xe máy và ngựa rồi bị kéo lê cho đến chết.
Một mục sư bị trói dính vào một dây thừng dài. Chínhquyền, giận dữ vì người của Chúa đó không chối bỏ đức tin mình, đã dùng cần cẩu nhấc
ông cao lên không trung. Trước hàng trăm nhân chứng đến để cáo gian ông về tội “phản cách mạng,” những kẻ bách hại hỏi vị mục sư lần cuối ông
có chịu chối bỏ đức tin không. Ông la lớn lại, “Không! Tôi sẽ không
bao giờ chối bỏ Chúa là Đấng cứu rỗi
tôi!” Dây thừng được thả ra và vị mục sư rơi giập xuống đất bên dưới. Kiểm tra lại, những kẻ tra tấn khám phá vị mục sư chưa chết hoàn toàn, nên họ lại kéo mục sư lên không
trung lần hai, thả dây thừng để kết
liễu ông. Trong đời này mục sư đã chết, nhưng ông sống mãi trên
trời với phần thưởng của người
trung tín đến chết.
Vào năm 1953 hầu hết tất cả
giáo sĩ ngoại quốc đã bị trục xuất khỏi Trung Hoa. Một số từ chối không chịu tự nguyện ra đi nên
đã bị bỏ tù nhiều năm. Nhiều giáo sĩ đã
trung tín phục vụ Trung Hoa cả đời họ nay phải đứng ngoài rìa. Công tác của họ bất ngờ bị dẹp bỏ. Đọc những bức thư và tạp chí giáo sĩ từ những
đầu năm 1950, rõ ràng thấy ít có giáo sĩ bị trục xuất nào lại có thể thấy bàn
tay Đức Chúa Trời đâu đó trong nỗi cay đắng của họ. Hầu hết tin rằng sự trục xuất họ là chiến thắng
của ma quỉ, và nhiều giáo sĩ than khóc cái chết hội thánh Trung Hoa. Ý kiến chung là không cách nào những tín đồ
non nớt bị bỏ lại sau Bức Màn Tre lại có thể sống sót nổi cuộc tàn sát của chế
độ độc tài quyết tiêu diệt Cứu-thế-giáo một lần đủ tất cả.
Họ đã lầm.
Lịch sử và kinh nghiệm cho thấy sự tể trị của Đức Chúa Trời
là tuyệt đối. Mặc dù cơn bách hại đã xảy
ra (và còn tiếp tục xảy ra) tại Trung Hoa rõ ràng là bản chất ma quỉ, nhưng bằng
chứng hiển nhiên là Đức Chúa Trời cho phép xảy ra để nàng dâu của Ngài được
tinh luyện và được trang bị để đem lại nhiều vinh hiển hơn cho chàng rể của
nàng.
Một trong những giáo
sĩ bị trục xuất khỏi Trung Hoa vào đầu năm 1950 là Daivd Adeney thuộc hội Liên
Hữu Truyền Giáo Hải Ngoại (Overseas Missionary Fellowship). Sau này ông viết:
Khi mọi giáo sĩ đã rời Trung Hoa, người phương Tây đôi khi hối hận về lòng bi quan vô
tín. Thấy hội thánh yếu đuối và chia rẽ, chúng tôi cảm thấy mình đã thất bại. Chúng tôi biết nhiều người nam và nữ rất tận hiến và là những lãnh đạo
tâm linh xuất sắc. Nhưng liệu họ, một thiểu số nhỏ bé, có thể đứng nổi trước làn sóng lớn ý thức hệ
Cộng Sản đang tuyên bố “vương quốc của loài người” – và không có chỗ nào cho Đấng Cứu Thế là Đấng
bị đóng đinh? Vì không có tin tức gì về những người chúng tôi yêu mến, lời cầu nguyện của
chúng tôi trở nên chung chung và
rời rạc; hầu hết chúng tôi thất bại không
bước vào sự cầu nguyện liên tục kiên trì
của đức tin. Giờ đây, khi chúng tôi nghe
những lời chứng của đức tin giữa vòng thử
thách và nghèo đói kinh khủng,
chúng tôi cảm thấy bị quở trách vì tính
thờ ơ, lối sống dễ dãi, sung túc và thiếu
quan tâm người nghèo của chúng tôi.
Cơn bách hại tàn bạo đem lại
kết quả hội thánh bị tước đoạt hết tất cả những gì bề ngoài liên quan đến Cứu-thế-giáo. Cơ sở hội thánh bị tịch thu hoặc phá xập hoặc
được sử dụng như kho hàng, phòng tập thể dục hoặc nhà kho. Kinh Thánh và thánh ca bị đốt, trong khi đó hầu
như toàn bộ bộ phận lãnh đạo hội thánh bị đuổi đi. Không thể tiếp tục như trước, nhiều Cứu-thế-nhân
Trung Hoa đã sa ngã. Một số chối bỏ Chúa
và phản bội các tín hữu. Những ai quyết
định trung thành với Chúa Giê-xu nhận thức rằng tất cả chỗ dựa tôn giáo của
mình bị đoạt mất hết, để lại duy một nền tảng không thể lay chuyển được – chính
là Chúa Giê-xu.
Nhiều năm sau đó, những nhà quan sát Trung Hoa mới có thể
thấy được thể nào Đức Chúa Trời hoàn toàn kiểm soát những biến cố tại Trung Hoa xuyên suốt những
năm yên lặng. Điều người ta tưởng là thảm
bại bi thương của hội thánh lại hoá ra cuộc đại thắng. Người ta tưởng ma quỉ đã tiêu diệt hội thánh,
trong khi đó điều thực sự đang diễn ra là Đức Chúa Trời tỉa sửa hội thánh để hội
thánh sanh ra lắm trái hơn. Chúa Giê-xu
phán, “Chính Ta là cây nho thật, còn Cha
Ta là người trồng nho. Nhánh nào trong
Ta mà không ra quả thì bị cắt bỏ, nhưng Ngài tỉa sửa những nhánh nào ra quả để
càng nhiều quả hơn.” (Giăng 15:1-2).
Thật vậy, tín đồ Trung Hoa ngày nay vui mừng giải thích rằng
nhà cầm quyền Cộng Sản, dù cố gắng tiêu diệt Cứu-thế-giáo, thực sự đã lót đường
cho sự phát triển Tin Lành nhanh chóng.
Trước 1949 có rất ít cơ sở hạ tầng tại Trung Hoa, và những hàng rào cản
ngôn ngữ, văn hóa và địa lý đã cản trở lớn đến sự phát triển Tin Lành. Cộng Sản đã thay đổi tất cả điều này. Đây chỉ là vài cách các chính sách nhà nước
đã dọn đường cho cuộc phục hưng Cứu-thế-giáo:
·
Rất nhiều hình tượng
Trung Hoa bị dẹp bỏ trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Hàng ngàn đền thờ và hình tượng bị đập bể, tạo
ra sự trống rỗng tâm linh trong lòng hàng triệu người dân.
·
Những cố gắng nhà
nước dẹp bỏ Đức Chúa Trời và phủ nhận sự hiện hữu siêu nhiên đem lại hàng loạt
cải đạo về Chúa khi cá nhân người dân kinh nghiệm sự thực hữu của Đức Chúa Trời
và những phép lạ.
·
Những đường xe lửa,
đường bộ và hàng không được tái thiết, khiến những nhà truyền đạo dễ dàng đi đến
những vùng trước đây không thể đến.
·
Tiếng Quang Thoại (Mandarin) được dùng làm
ngôn ngữ chính thức Trung Hoa và nay được dùng trong mọi ngành giáo dục và truyền
thông. Trước đây hàng ngàn thổ ngữ khiến
sự truyền đạt Tin Lành rất khó khăn.
·
Những phương án
khổng lồ xóa mù chữ được thực hiện, khiến rất nhiều người dân có thể đọc lời
Chúa lần đầu tiên.
·
Kiểm soát thông
tin khiến người dân thèm khát và mong muốn chữ in. Các tổ chức Cứu-thế-nhân lợi dụng điều này,
in hàng triệu Kinh Thánh và sách Cứu-thế-nhân, trong khi các mục vụ sóng vô tuyến
nhanh chóng phát thanh tin lành qua làn sóng ngắn vào Trung Hoa. Hàng triệu Cứu-thế-nhân Trung Hoa tìm được sự
cứu rỗi nhờ mục vụ sóng vô tuyến.
·
Trong thời quá độ
Cách Mạng Văn Hoá, người dân bị buộc tự thú tội và cải thiện đời sống họ. “Thói quen thú tội” này khiến người dân dễ
dàng ăn năn và xưng tội với Chúa hơn khi họ nghe về tin lành.
Thật chẳng ngạc nhiên gì những
Cơ-đốc-nhân Trung Hoa ngày nay nhận thức rất sâu sắc về quyền tể trị của Đức
Chúa Trời và sự kiểm soát tuyệt đối của Ngài trên công việc loài người! Mặc dù sống giữa hệ thống quyết tâm tiêu diệt
họ, các Cứu-thế-nhân Trung Hoa đã học không biết sợ -- không phải vì họ thích bị
bách hại và tra tấn, nhưng vì họ đã gặp Đức Chúa Trời và được biến hóa sâu đậm. Họ kinh nghiệm được tình yêu thân thiết sâu đậm
của Chúa và tự bản thân hiểu được sự thật của những lời hứa như:
Chiên Ta nghe tiếng
Ta, chính Ta quen biết chiên Ta và chiên theo Ta. Ta ban cho chiên Ta sự sống vĩnh phúc, chúng chẳng hư mất bao giờ, và
không ai cướp đoạt chúng khỏi tay
Ta. Cha Ta đã ban cho Ta. Ngài là Đấng
quyền năng hơn cả; không ai cướp đoạt
nổi khỏi tay Cha.
(Giăng
10:27-29)
Ước lượng tổng số Cứu-thế-nhân
Trung Hoa ngày nay có khác nhau, nhưng tôi nghĩ con số giữa 80 triệu và 100 triệu
người Tin Lành là chính xác, ngoài ra có ít nhất 12 triệu tín đồ Công Giáo nhóm
họp tại nhà thờ có đăng ký lẫn hội thánh tư gia bất hợp pháp. Dù con số này hãy còn đại diện số ít trong số
1,3 tỉ linh hồn đang sống tại Trung Hoa ngày nay, nhưng sự tăng trưởng hội
thánh thật lạ lùng và vô song trong lịch sử Cứu-thế-giáo khi so với chỉ 700
ngàn người Tin Lành và ba đến bốn triệu người Công Giáo tại Trung Hoa lúc Cộng
Sản nắm quyền năm 1949.
Chắc chắn các chính quyền Trung Hoa đã từ lâu ngạc nhiên và
sửng sốt về việc thể nào hội thánh cứ tiếp tục tăng trưởng và phát triển cho dù
những cố gắng tàn bạo nghiền nát, chiêu dụ và lừa phỉnh tín đồ. Trong sự mù quáng tâm linh, họ không thể thấy
họ đang chống lại quyền lực lớn lao hơn quyền lực của họ, quyền lực của Đức
Chúa Trời Toàn Năng!
David Adeney là một cựu giáo sĩ rất ngạc nhiên về điều ông
thấy được khi những cánh cửa sắt Trung Hoa từ từ hé mở lại vào cuối những năm
1970, sau gần ba thập kỷ lặng yên. Trong
khi hầu hết đều tưởng rằng sẽ thấy hội thánh hoàn toàn bị xoá bỏ, các báo cáo
tiết lộ rằng phép lạ lớn lao đã xảy ra!
Bằng cách nào đó chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm, hội thánh Trung
Hoa không chỉ sống sót vượt qua tàn bạo ba mươi năm qua, nhưng còn tăng trưởng
và phát triển! Những lời chứng lạ lùng
được nghe thể nào các mục sư được thả tù sau hai mươi năm hoặc hơn nữa, trên đường
về nhà họ tự hỏi có thể tìm được ai còn nhớ tên họ không. Khi đến nhà, họ thấy rằng tín đồ không chỉ cầu
nguyện cho họ suốt những năm tháng qua, mà sự thông công hội thánh còn tăng trưởng
gấp ba, năm hoặc mười lần hơn trước khi họ đi tù nữa!
Trong cuốn sách của ông tựa Trung Hoa: Chặn Đường Dài của Hội Thánh, Adeney vui mừng chứng minh
bằng tư liệu sức mạnh các hội thánh tư gia Trung Hoa đã phát triển trong suốt
những năm gian khổ. Dưới đây là một số
điểm quan trọng nhất của sức mạnh này:
1.
Các hội thánh tư gia mang tính bản xứ. Hội thánh đã
vứt bỏ những vướng mắc Tây Phương và phát triển hình dạng riêng cho mục vụ của
mình. Tính năng động xuất phát từ tự do
của mình thoát khỏi sự ràng buộc cơ cấu và cổ lệ.
2.
Các hội thánh tư gia đâm rễ trong những đơn vị gia
đình.
Hội thánh trở thành một phần cấu trúc xã hội Trung Hoa. Cộng đồng đức tin được gây dựng bởi những
nhóm nhỏ gia đình Cơ-đốc.
3.
Các hội thánh tư gia bị tước hết những gì không thiết
yếu.
Nhiều thứ chúng ta quen với Cứu-thế-giáo không được tìm thấy nơi các hội
thánh tư gia Trung Hoa ngày nay. Thế
nên, họ cực kỳ uyển chuyển. Một tín đồ
nhận xét, “Trong quá khứ chúng ta thổi lớn kèn và có những chiến dịch truyền
giáo rộng lớn. Một số người tin Chúa,
nhưng không phải con số lớn. Bây giờ
chúng tôi có rất ít công cụ . . . và thật nhiều người đến với Chúa.”
4.
Các hội thánh tư gia nhấn mạnh sự tể trị của Đấng Cứu
Thế.
Vì Chúa Giê-xu là đầu thân thể Ngài, hội thánh phải đặt sự vâng phục
Ngài trên hết tất cả mọi trung thành khác; hội thánh không thể chấp nhận bất cứ
sự điều khiển nào từ tổ chức bên ngoài.
Lời Chúa được vâng phục và mọi cố gắng bắt thực hành điều không theo
Kinh Thánh đều bị từ chối.
5.
Các hội thánh tư gia tin chắc quyền tối cao của Đức
Chúa Trời. Khi không còn niềm hy vọng gì theo cái nhìn của
loài người, Cứu-thế-nhân Trung Hoa thấy Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng và sự tể
trị của Ngài suốt lịch sử đời họ.
6.
Các hội thánh tư gia yêu Lời Chúa. Họ trân trọng
giá trị Kinh Thánh và hy sinh duy trì những bản Kinh Thánh. Hiểu biết của họ về Chúa thật sâu sắc khi họ
thuộc lòng và ghi chép Lời Chúa.
7.
Các hội thánh tư gia là hội thánh cầu nguyện. Vì không có sự
trợ giúp loài người và bị bao vây bởi những người tìm kiếm hủy diệt họ, các Cứu-thế-nhân
ném mình vào Đức Chúa Trời, và trong niềm tim đơn sơ họ mong đợi Đức Chúa Trời
nghe tiếng kêu khóc mình. Cầu nguyện
không chỉ là nói chuyện với Chúa nhưng cũng là cách chia xẻ cuộc chiến tâm
linh.
8.
Các hội thánh tư gia là hội thánh chăm sóc và chia sẻ. Một hội thánh
tư gia là một cộng đồng chăm sóc trong đó các Cứu-thế-nhân bày tỏ tình yêu
thương đối với nhau và đối với đồng hương.
Loại tình yêu như thế tạo ra một sức mạnh khổng lồ cho sự truyền giáo tự
phát.
9.
Các hội thánh tư gia dựa vào sự lãnh đạo từ hội chúng. Vì quá nhiều mục
sư Trung Hoa bị bắt vào tù hoặc trại lao động, các hội thánh tư gia phải phụ
thuộc vào các lãnh đạo từ hội chúng. Ban
lãnh đạo bao gồm những người từ mọi ngã đường đời khác nhau dành nhiều thời
gian đi từ hội thánh này sang hội thánh kia giảng dạy và gây dựng đức tin người
khác.
10.
Các hội thánh tư gia được tinh luyện bởi đau đớn. Hội thánh
Trung Hoa trước hết học biết rằng đau đớn là một phần mục đích của Đức Chúa Trời
để gây dựng hội thánh. Đau đớn trong hội
thánh tác động tinh luyện hội thánh. Cứu-thế-giáo
hư danh không thể sống sót cuộc thử thách Cách Mạng Văn Hoá. Vì những ai gia nhập hội thánh đều biết rằng
nó có nghĩa là đau đớn, nên động cơ của họ độc nhất là khao khát biết rõ Chúa
Giê-xu Đấng Cứu Thế.
11.
Các hội thánh tư gia sốt sắng truyền giáo. Không bài giảng
công cộng nào được cho phép. Người ta đến
tin Chúa chỉ qua sự phục vụ khiêm nhường của các tín đồ và qua sự tiếp xúc thân
mật giữa bạn hữu và thành viên gia đình.
Phương pháp chính yếu chứng đạo tại Trung Hoa ngày nay là nếp sống cá
nhân và tư cách của các Cứu-thế-nhân, kèm theo bởi lời công bố tin lành của họ,
thường thì rất nguy hiểm cho bản thân họ.
Trong những trang sau, ba
lãnh đạo hội thánh tư gia Trung Hoa chia xẻ khải tượng Đức Chúa Trời cho họ biết
phải đem tin lành vào những quốc gia Hồi Giáo, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo chưa được
truyền giáo và tiếp tục hướng “trở lại Giê-ru-sa-lem.” Ba ông này đại diện hàng ngàn người khác với
cùng khải tượng đó.
Đây không phải là chuyện nhỏ
cho hội thánh Trung Hoa. Họ xem đây là định
mệnh Đức Chúa Trời đặt vào họ, và họ xem nhiều thập kỷ tra tấn, tù đày và vu
cáo mà họ phải trải qua chính là cơ sở huấn luyện của Đức Chúa Trời cho sự kêu
gọi của họ để hoàn thành Đại Sứ Mạng.
Trở Lại Giê-Ru-Sa-Lem được thực
hiện rất nghiêm chỉnh đến nỗi hàng ngàn người đang sẵn sàng chết cho khải tượng
này. Nếu điều này dường như không chắc
hoặc không thể xảy ra, hãy suy xét điều hội thánh Trung Hoa đã kinh nghiệm qua
trong hơn năm mươi năm qua. Họ đã quen
nhìn thấy Đức Chúa Trời thực hiện điều không thể xảy ra.
Cửa sổ 10/40 là gì?
Là khung vĩ tuyến bắc 10/40 gồm 4,1 tỉ dân thuộc 51 quốc gia Phật Giáo, Hồi
Giáo, Ấn Độ Giáo; có 80% dân nghèo nhất thế giới; chỉ có 8% giáo sĩ toàn thế giới
đến được đây.