Dịch:
Thang Chu
Những
biến cố mới đây đặt ra câu hỏi vấn đề tuân phục chính phủ trong mọi đường lối -
thậm chí trong mọi hoàn cảnh.
Trong
chương 13 sách Rô-ma, Phao-lô nói Đức Chúa
Trời đã ban cho chúng ta chính phủ làm người phục vụ của sự công chính. Trách nhiệm chúng ta phải vâng phục chính phủ. Nhưng chúng ta cũng thấy trong Kinh Thánh rằng
trong trường hợp, khi chính phủ kêu gọi ta bất tuân Đức Chúa Trời, thì bất tuân
dân sự phải sẵn sàng.
Bài
học lớn học từ một khía cạnh của Thế Chiến II liên quan đến việc bóp méo Rô-ma
13. Tôi không gọi ai là Đức-Quốc-Xã, nhưng
xét bài học dài này, nơi Đức-Quốc-Xã trích Kinh Thánh để ra lệnh tuân phục vô điều
kiện.
Ngày
9 tháng Tư năm 1940, không một lời cảnh cáo hoặc khiêu khích, quân Đức xâm chiếm
Na-Uy. Đó là trận đánh bất ngờ và cuộc
chiến bất công với 400.000 quân Đức Wehrmacht đánh lại một quốc gia không đề phòng. Ác mộng này kéo dài đến tháng Năm 1945.
Dĩ
nhiên có những đồng lõa người Na-uy -- những người Na-uy bán linh hồn để làm lãnh
đạo trong thời đô hộ của Đức-Quốc-Xã. Đứng
đầu đám họ là Vidkun Quisling. Tên hắn
được bỏ vào tự điển: chữ quisling nghĩa là kẻ phản bội.
Khi
Đức-Quốc-Xã chiếm Na-Uy, cả nước đầy những “thuần chủng Aryans,” họ muốn dân
Na-Uy tham gia vào nỗ lực họ để ca ngợi “chủng tộc bá chủ” và tẩy sạch chủng tộc
“bất xứng” khỏi nhân loại, chẳng hạn Do Thái, Gypsies, và Slavs.
Dân
Na-Uy không dính líu làm chuyện này. Nên
họ kháng cự, thường theo mọi cách ôn hòa mà họ có thể. Rất nhiều cuộc chiến đó được chiến đấu qua việc
phân phát thông tin xác thật.
Tại
thủ đô Olso, có một viện bảo tàng (Norges Hjemmefront Museum) được dâng cho
phong trào kháng cự trong Thế Chiến II đó.
Họ để tấm bảng tại đó tiếng Anh: “Tại Na-Uy, ý thức hệ Đức-Quốc-Xã bị đánh
bại bởi những lực lượng dân chủ đâm rể vào văn hóa yêu nước Đạo Chúa.”
Trong
lúc Đức-Quốc-Xã thắng thế quân sự (đến khi kết thúc cuộc chiến), chúng không
bao giờ chiếm được lòng và trí nhân dân.
Thường
thường, những ngày đó, các hội thánh đầy người.
Nhưng trong chiến tranh, điều gì đó xảy ra khiến các hội thánh vắng
hoe. Các giám mục và linh mục, khao khát
trung thành với Đức Chúa Trời và Kinh Thánh, kháng cự những nỗ lực Đức-Quốc-Xã muốn
điều khiển hội thánh và nội dung bài giảng.
Các mục sư lý luận rằng nếu tất cả họ cùng là một, không gì có thể xảy
ra cho họ. Tất cả họ bị bắt và tống vào
các trại tập trung. Hầu hết họ không bao
giờ trở về được.
Nhiều Cơ-đốc-nhân Na-Uy hội họp tại nhà riêng cách bí mật để thờ phượng và tránh
các hội thánh trong chiến tranh đó.
Cũng
cùng sự việc xảy ra với các giáo viên trường học. Đức-Quốc-Xã chiếm lấy giáo trình các trường học. Các giáo viên kháng cự đồng lòng như một. Họ cũng bị bắt và tống vào các trại tập
trung. Hầu hết không bao giờ trở về được.
Bảo
tàng viện đó giữ một cuốn sách năm 1941 viết bằng tiếng Na-Uy được Đức-Quốc-Xã
dùng trong các trường học. Trong đó, họ
trích Kinh Thánh: “Ai là những người được kêu gọi trong Rô-ma 13:1 mà Đức Chúa
Trời đã đặt trên chúng ta? Có phải các
em xét rằng cha mẹ các em, giáo viên các em (hiệu trưởng các em), cảnh sát, cảnh
sát trưởng, thẩm phán, linh mục, giám mục, nghị viên thành phố, chính phủ nhà
nước, là những nhà chức trách được phong định bởi Đức Chúa Trời, và các em phải
tuân phục họ không?”
Rồi
sách đó nói, “Toàn thể, chúng ta phải tuân phục Quốc Trưởng và chính phủ. Nếu các em tự chống lại nhà chức trách và chống
lại nhà nước, các em đang chống lại cấu trúc của Đức Chúa Trời và đáng phải bị
trừng phạt.”
Ta
hãy bàn về việc ma quỷ trích Kinh Thánh.
Trong
thực tế, Quốc Trưởng thù nghịch với Đạo Chúa.
Hitler có lần tuyên bố, “Cú giáng nặng nhất từng đánh loài người là sự
ra đời của Đạo Chúa. Chủ nghĩa Bôn-sơ-vít
là đứa con ngoại hôn của Đạo Chúa. Cả
hai là phát minh của Do Thái.” Nhưng ông
ấy rất vui để những tay sai bóp méo Kinh Thánh Đạo Chúa cho mục đích riêng của ông
ta.
Lời
Chúa là trong sạch và đúng đắn. Nhưng không
có nghĩa là nó đôi khi có thể bị bóp méo bởi ý định kẻ ác để đạt những mục đích
trái ngược thông điệp Kinh Thánh. Có thời
kỳ và nơi chốn cho mọi việc dưới trời, gồm cả (đôi lúc) việc bất tuân dân sự.
Mới đây tôi xem qua một bức thư chưa xuất bản
của D. James Kennedy (11/29/1988), trong đó ông bàn về vấn đề này: “Những nguyên
tắc Kinh Thánh căn bản, tôi tin là những điều này: 1) Tất cả thẩm quyền đều từ Đức
Chúa Trời. 2) Tất cả thẩm quyền con người
được ban cử cho từ Đức Chúa Trời. 3) Không
thẩm quyền con người nào có thể hủy bỏ được thẩm quyền của Đức Chúa Trời. 4) Nếu những luật nghịch lại Kinh Thánh như
thế, Người-Theo-Chúa bắt buộc phải bất tuân chúng trong lương tâm. 5) Họ bắt buộc phải chuẩn bị chịu thống khổ vì
những hệ lụy của những hành động của họ.”
Rồi
ông kết luận toàn điểm đó: “Sự tồn tại chính của Đạo Chúa tùy thuộc vào Người-Theo-Chúa
tuân phục những nguyên tắc này. Giả sử họ
không làm vậy, Đạo Chúa, là đạo đầu tiên bị đặt ngoài vòng pháp luật tại I-sơ-ra-ên
và rồi tại Đế Quốc La-Mã, chắc chắn ngưng tồn tại cách đây nhiều thế kỷ rồi.”