Hội Thánh Bám
Sâu Rể vào Xã Hội Hong Kong
By Ned Lein - Dịch:
Thang Chu
Đức Hồng Y Joseph Yen lên tiếng tại sao ngài
ủng hộ biểu tình đòi dân chủ
Những người biểu tình hiện đang khuấy động Hong Kong về dân
chủ. Nhưng có một dòng ngầm khác, xưa hơn
nhiều căng thẳng đó: Giữa Cơ-đốc-giáo và Cộng Sản Trung Hoa.
Các hội thánh Hong Kong đang đóng vai trò yên lặng nhưng
quan trọng trong những biểu tình thành phố đó, cung cấp lương thực và chỗ ở cho
người biểu tình, cùng với những người tổ chức và ủng hộ trích dẫn những giá trị
Cơ-đốc-giáo để khích lệ cho cuộc đấu tranh của họ.
Ít nhất ba sáng lập viên những nhóm biểu tình chính là những
Cơ-đốc-nhân, gồm thủ lĩnh 17 tuổi của nhóm học sinh và hai trong số ba thủ lĩnh
nhóm Chiếm Trung Tâm (Occupy Central). Một
trong những sáng lập viên nhóm đó là mục sư và cựu giám mục Công Giáo của thành
phố là ủng hộ viên công khai.
Các hội thánh ăn sâu rễ vào mạng dệt xã hội Hong Kong, ngược
với Trung Hoa Lục Địa, là nơi tôn giáo kiểm soát chặc chẽ. Hội Thánh Công Giáo đã thành lập vững chắc tại
cựu thuộc địa này năm 1841, chính là năm Anh Quốc giựt được Đảo Hong Kong khỏi
tay kiểm soát củaTrung Cộng, cùng với nhiều hệ phái tôn giáo khác theo sau đó. Từ đó các trụ sở Cơ-đốc-giáo đã trở nên một
phần tri giác đời sống Hong Kong.
Trong khi cuộc biểu tình đặc biệt chỉ về bầu cử dân chủ, một
số người thấy được cuộc tranh đấu rộng hơn để bảo vệ nếp sống đó khỏi chính quyền
cộng sản Trung Cộng đang gia tăng ảnh hưởng lên thành phố đó. Cơ-đốc-giáo đã là thành phần hiển nhiên của
cuộc biểu tình, với những nhóm cầu nguyện, nhiều thập tự giá, và người biểu tình
đọc Kinh Thánh trên đường phố.
Mặt khác, một số quan chức chính quyền cao cấp và các lãnh đạo
kinh doanh của Hong Kong cũng là Cơ-đốc-nhân, gồm cả viên quan Hạng 2 tên
Carrie Lam và cựu Quan Trưởng Hành Chánh (Chief Executive) tên Donald Tsang, là
tín đồ Công Giáo.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ là “đòi hỏi cho toàn thể nếp sống,
toàn thể cách sống, trong thành phố này của chúng ta,” đức Hồng Y Joseph Zen nói,
ông về hưu khỏi chức chăn trưởng giáo dân Công Giáo Hong Kong vào năm 2009.
Ảnh hưởng của Bắc Kinh qua Quan Trưởng Hành Chánh Leung
Chun-ying “đem lại cho Hong Kong toàn bộ nếp sống hiện đang thống trị tại Trung
Cộng, một nếp sống sai lạc, bất lương, thiếu những giá trị tinh thần,” đức Hồng
Y Zen nói, khi đang ngồi trong phòng lạnh chủng viện nhà thờ. “Chúng ta có thể thấy điều đó đang xảy đến, vì
thế chúng ta phải chống lại.”
Một số thấy khoảng cách giữa Cơ-đốc-nhân và chính quyền
Trung Cộng không thể nối lại được. “Cơ-đốc-nhân,
theo định nghĩa, không tin tưởng con người cộng sản được. Người cộng sản đè ép Cơ-đốc-nhân khắp mọi nơi,”
ông Joseph Cheng nói, ông là giáo sư môn khoa học chinh trị tại University of
Hong Kong và ủng hộ viên những người biểu tình.
Các tổ chức lớn của hội thánh đã đứng trung lập đối với
phong trào Chiếm Trung Tâm. Thủ lĩnh Hội
Thánh Công Giáo, đức Hồng Y John Tong, ban bố bản tuyên bố ngắn vào thứ Hai thúc
giục chính quyền Hong Kong thực hành “rút lui việc dàn binh bố trận” và kêu gọi
người biểu tình “ôn hòa” khi lên tiếng than oán. Phát ngôn viên Giáo Hội Anh Giáo (Anglican
Church) nói hôm tháng Bảy rằng sẽ không khuyến khích giáo dân vi phạm luật pháp.
Nhưng một số nhà thờ đang cung cấp giúp đỡ cho người biểu tình. Wu Chi-wai, mục sư Giáo Hội CMA Hong Kong, ước
lượng rằng hơn phân nửa 1.400 hội thánh tại Hong Kong đã đang tổ chức những nhóm
trạm giúp đỡ tiếp cứu phong trào đó. “Chúng
tôi người cầu nguyện và tham gia các hiện trường để hát thánh ca như thể đang ở
đêm Chúa Giáng Sanh,” mục sư Wu nói.
Hội thánh Vine, tổ ấm
của hội thánh đa quốc gia khoảng 1.500 người, đã đang cung cấp tiếp cứu, thực
phẩm và tỵ nạn cho người biểu tình tại những trung tâm hội thánh tại Wan Chai từ
đêm thứ Ba. “Chúng tôi không đứng vị thế chính trị. Chúng tôi ở đây để phục vụ đồng bào Hong
Kong,” mục sư trưởng Andrew Gardener nói, ông nói hội thánh ông đã đang cầu
nguyện cho hòa bình thành phố.
Tại hiện trường biểu tình chính vào thứ Năm, cố vấn kỹ thuật
IT 50 tuổi tên Alex Cheng đã kiêng ăn 24 tiếng cùng với những Cơ-đốc-nhân khác. Ông Cheng nói ông thấy một ít nhóm Cơ-đốc-giáo
gần đó, mặc dù hầu hết họ giữ âm thầm. Cạnh
ông, sáu người bạn giơ tay lên cầu nguyện yên lặng, khi những người qua đường đọc
các bảng viết của họ, một trong bảng đó là lời cầu nguyện xin Đức Chúa Trời
“lay động chính quyền để biết lắng nghe.”
Việc tham gia của Tin Lành và Công Giáo vào phong trào biểu
tình Hong Kong là mối quan ngại cộng thêm vào cho Bắc Kinh, trên đất liền đang
xiết đặt bộ máy quan liêu tỉ mỉ về các đại diện và tổ chức tôn giáo quốc doanh
để theo dõi và khống chế những nhóm tôn giáo.
Những hội thánh Hong Kong từ lâu đã cố gắng loan rộng Cơ-đốc-giáo
vào Trung Cộng. Những mục sư Tin Lành có
căn cứ ở Hong Kong đã giúp đẩy mạnh những nhánh Cơ-đốc-giáo khiến lãnh đạo
Trung Cộng sợ hãi vì sức lan nhanh.
Khoảng 480.000 tín đồ Tin Lành và 363.000 Công Giáo sống tại
Hong Kong là thành phố 7,2 triệu dân, theo con số của chính quyền từ năm
2013. Phật tử và Lão tử chiếm đa số thành
phô, chính quyền nói vậy. Nhiều người
Hong Kong đã được giáo dục qua những mạng lưới lớn của các trường học Công Giáo
và Tin Lành.
Trong đó có những lãnh đạo biểu tình. Giô-suê Wong (Joshua
Wong), 17 tuổi là khuôn mặt công khai cho cuộc biểu tình, anh được học tại một
trong những trường tư Tin Lành trong thành phố đó. Hiên nay đang học đại học, anh Wong lúc ấy là
học sinh 15 tuổi tại United Christian College (Kowloon East) năm 2012, khi anh
lãnh đạo phong trào gọi là Scholarism đánh bại kế hoạch của chính quyền Hong
Kong định đưa giáo dục yêu tổ quốc vào các trường học.
Thủ lĩnh Chiếm Trung Tâm tên Yiu-ming là mục sư Báp-tít,
trong khi đó sáng lập viên Benny Tai cũng là Cơ-đốc-nhân. Hôm thứ Năm, ông Tai từ chối bàn chi tiết về
đức tin của ông, nhưng ông tự gọi mình là “thần học gia bán thời gian” (“part
time theologian”) và nói ông có thể “viết tiểu luận” về đề tài Cơ-đốc-nhân và
biểu tình. “Đức tin của tôi là trên đường
phố,” ông Tai thêm vào.
Wendy Lo, 21 tuổi, sanh tại tỉnh Quãng Đông Trung Cộng nhưng
lớn lên tại Hong Kong và trở thành Cơ-đốc-nhân sau khi học một trường tiểu học
Tin Lành. Ngành học chính của cô là ngôn
ngữ học tại University of Hong Kong, cô nói rằng nhóm học Kinh Thánh của cô đã
thảo luận cách giải thích chuyện Kinh Thánh theo ánh sáng phong trào biểu tình. Câu chuyện họ đọc về Hoàng Hậu Ê-xơ-tê
(Esther) dám đến gần vua dù không được phép của vua.
“Câu chuyện đó khiến tôi nghĩ nó nói với chính tôi,” cô Lo nói. “Nếu cư dân Hong Kong không lên tiếng cho chính
họ, ai sẽ làm đây?”
Đêm thứ Năm, những thiện nguyện viên hội thánh chuyền tay
nhau bánh mì cho những người biểu tình, được bọc và niêm phong bằng miếng giấy
dán ghi “Chúa Giê-su yêu bạn.”
-
Chao Deng, Charles Hutzler, Joanne Chiu, Nisha
Gopalan, Jason Chow và Isabella Steger đã đóng góp vào bài viết này.