Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

HỌC YÊU THƯƠNG qua LÒNG RỘNG LƯỢNG


TG: RICK WARREN - 30 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Tôi được cung cấp rời rộng với những món quà mà anh chị em đã gửi tôi . . . Chúng là của lễ thơm, được chấp nhận và được đẹp lòng Đức Chúa Trời(Phi-líp 4:18 NLT).

 

Sống không phải là vật chất.  Sống là về việc học cách yêu thương.

 

Một trong những cách tốt nhất để học yêu thương là qua lòng rộng lượng—dâng hiến thời gian, tiền bạc, công sức, và năng lượng bạn.  Khi bạn rộng lượng, bạn đang đoan chắc rằng Chúa và con người quan trọng nhất với bạn.  Nói cách khác, điều quan trọng nhất là tình yêu.

 

Mỗi khi bạn dâng hiến—dù là thời gian, tiền bạc, nỗ lực, hay năng lượng bạn—bạn đều tiết lộ điều gì quan trọng với bạn.  Hãy bảo tôi cách bạn sử dụng tiền bạc và thời gian bạn và tôi sẽ bảo bạn điều gì quan trọng nhất với bạn.

 

Lịch làm việc của bạn có tiết lộ rằng sự nghiệp bạn quan trọng nhất với bạn không?  Bảng báo ngân hàng bạn có cho thấy sở thích nào của bạn là quan trọng nhất không?  Hay cách bạn sử dụng tiền bạc và thời gian bạnbày tó rằng yêu Chúa và con người là quan trọng nhất với bạn không?

 

Nếu vào cuối đời bạn, bạn đã gom một đống khổng lồ vật chất nhưng lại bị gia đình và bạn bè ghẻ lạnh, thì bạn đã bỏ lỡ điểm chính!  Bạn đã bỏ lỡ cơ hội để yêu thương qua lòng rộng lượng của mình.

 

Nhưng khi bạn dành cả đời để xây dựng một cách rộng lượng cho con người và các mối quan hệ, bạn đang sống trong ánh sáng thiên đường.  Bạn đang sống trong tình yêu.

 

Hãy nghĩ về những người mà bạn biết ơn nhất trong đời của chính bạn.  Hầu hết những người đó có lẽ là những người đã đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức, hoặc năng lượng vào bạn.

 

Phao-lô cho gương điều này: Anh chị em đã chia sẻ tốt với tôi trong lúc khó khăn hiện nay của tôi. Như anh chị em biết, anh chị em Phi-líp là những người duy nhất giúp tôi tài chính khi tôi lần đầu đem anh chị em Tin Mừng . . . Không hội thánh nào làm vậy . . .  Giây phút đó tôi có tất cả gì tôi cần—và nhiều nữa! Tôi được cung cấp rời rộng với những món quà mà anh chị em đã gửi tôi . . . Chúng là của lễ thơm, được chấp nhận và được đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:18 NLT).

 

Những người mà Phao-lô viết thư cho họ đã học được sự thật này: Bạn kiếm sống bằng những gì bạn làm, nhưng bạn kiếm được sự tôn trọng và biết ơn của người khác bằng những gì bạn cho đi từ con tim yêu thương.

 

Hôm nay hãy dành chút giờ để suy ngẫm về những người đã rộng lượng với bạn. Rồi hãy dùng họ như mẫu mực về cách bạn có thể rộng lượng với người khác.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu ai đó nhìn vào lịch làm việc của bạn và chi tiêu của bạn, họ sẽ nói gì là quan trọng nhất đối với bạn?  Các ưu tiên của bạn có phải là những gì bạn muốn chúng là không?

·      Thể nào bạn đang đầu tư vào cuộc đời người khác?  Một cách nào bạn có thể rộng lượng hơn với thời gian, tiền bạc, nỗ lực, hoặc năng lượng mình trong tuần này?

·      Ai đã rộng lượng với bạn?  Hãy dành vài phút bây giờ để gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn hoặc thư để cảm ơn họ vì đã đầu tư vào đời bạn.

https://pastorrick.com/learn-to-love-by-being-generous/

 

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

QUẢN TRỊ SỰ CĂNG THẲNG BẮT ĐẦU trong TÂM TRÍ

 


TG: RICK WARREN - 29 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp và đáng khen. Hãy nghĩ về những điều chân chính vdanh dự và đúng đắn và trong sáng và đẹp đẽ và đáng trọng(Phi-líp 4:8 NCV).

 

Cuộc chiến với căng thẳng trong đời bạn bắt đầu giữa đôi tai bạn.  Chính trong cuộc sống tư tưởng bạn.  Những gì bạn đổ đầy tâm trí sẽ xác định độ căng thẳng của bạn.  Nếu bạn muốn yên tâm, bạn phải kiểm soát điều bạn cho phép vào tâm trí bạn.

 

Với hầu hết mọi người, tâm trí giống xa lộ.  Họ để bất cứ gì lái qua nó.  Họ xem các chương trình đầy tạp nham và vô nghĩa, lướt qua các mạng xã hội đang phân cực và lắng nghe chuyện phiếm khiến họ ghen tị.  Rồi họ ngạc nhiên khi xa lộ tâm trí họ trở nên ô nhiễm với tất cả những điều này.  Và họ tự hỏi tại sao căng thẳng của họ lại cao vậy.

 

Kinh Thánh đưa ra cách khác.  Phi-líp 4:8 nói, “Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp và đáng khen. Hãy nghĩ về những điều chân chính và danh dự và đúng đắn và trong sáng và đẹp đẽ và đáng trọng” (Phi-líp 4:8 NCV).

 

Để giảm căng thẳng, hãy thay đổi điều bạn suy nghĩ.  Trong câu này, Kinh Thánh cung cấp bạn tám phép thử để quyết định xem bạn có nên để điều gì đó trong tâm trí mình.  Hãy tự hỏi minh:

 

·      Nó tốt không?

·      Nó đáng khen không?

·      Nó chân chính không?

·      danh dự không?

·      Nó đúng không?

·      sạch không?

·      Nó đẹp không?

·      đáng trọng không?

 

Hãy nghĩ về diễn biến trong tuần của bạn—những cuộc đàm thoại bạn có, sách bạn đọc, bài hát bạn nghe, trang web bạn lướt, TV và phim bạn xem, và những việc bạn làm với thời gian rảnh.  Thể nào tất cả những điều này đạt được bài kiểm tra tám câu hỏi đó? Những điều bạn đang đặt trong tâm trí cả tuần có tốt, đáng khen, thật, danh dự, đúng đắn, trong sáng, đẹp đẽ, đáng trọng?

 

Nếu không, đã đến lúc bắt đầu lấp đầy tâm trí bạn bằng những điều khác.

 

Mỗi tám thuộc tính đó thực sự mô tả Chúa.  Vậy khi bạn nghĩ về những điều tốt đẹp, đáng khen, chân chính, danh dự, đúng đắn, trong sáng, đẹp đẽ, và đáng trọng, bạn thực sự đang hình dung về Chúa.

 

Ê-sai 26:3 nói, Ngài sẽ giữ bình an trọn vẹn cho tất cả người tin cậy Ngài, tất cả ngườitư tưởng đặt vào Ngài!” (NLT).

 

Corrie ten Boom—một Cơ-đốc-nhân người Hà Lan trong Đệ Nhị Thế Chiến—biết sự thật câu đó.  Cô và gia đình đã che dấu người Do Thái khỏi Đức Quốc Xã và cuối cùng bị đưa đến trại tử thần, nơi chị gái và cha cô đã chết.  Nhưng trải qua khoảng thời gian kinh hoàng đó, cô khám phá bí quyết sống với tâm hồn bình an.  Cô nói thế này: “Nếu bạn nhìn ra thế giới, bạn sẽ đau khổ.  Nếu bạn nhìn vào trong, bạn sẽ trầm cảm.  Nhưng nếu bạn nhìn vào Đấng Christ, bạn sẽ được yên nghỉ. "

 

Bất cứ gì đang diễn ra quanh bạn, và những điều bạn chọn để nghĩ đến, hãy xác định mức căng thẳng mà bạn cảm thấy.  Nếu bạn đặt tư tưởng mình về Chúa, Ngài sẽ giữ bạn trong bình an trọn vẹn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn đang làm trong cuộc chiến chống căng thẳng trong đời bạn?  Khi nào bạn thấy dễ hướng tư tưởng mình về Đức Chúa Trời?  Khi nào khó?

·      Hãy suy nghĩ về các lựa chọn giải trí yêu thích của bạn.  Chúng đạt hay rớt  bài kiểm tra tám câu hỏi?

·      Thể nào bạn có thể hướng tư tưởng mình về Đức Chúa Trời thường xuyên hơn trong ngày?

https://pastorrick.com/stress-management-starts-in-the-mind-2/

 

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

TRAO LO LẮNG cho CHÚA

 


TG: RICK WARREN - 27 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

Đừng lo lắng bất cứ gì(Phi-líp 4:6 NLT).

 

Làm lụng không giữ bạn thức đêm; lo lắng giữ.

 

Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời hướng dẫn vai trò lo lắng trong dời bạn. Phi-líp 4:6 nói, “Đừng lo lắng bất cứ gì” (Phi-líp 4:6 NLT).

 

Tại sao bạn cần phải bỏ lo lắng của bạn?

 

Lo lắng không hợp lý.  Dưới đây là một số lý do tại sao điều đó đúng.  Đầu tiên, lo lắng phóng đại vấn đề.  Bạn có thấy rằng, nếu ai đó nói điều gì đó không tốt về bạn, bạn càng nghĩ điều đó, nó càng trở nên lớn hơn?  Thứ hai, lo lắng không tác dụng.  Lo lắng điều gì đó mà bạn không thể thay đổi là vô ích.  Và lo lắng cái gì đó bạn có thể thay đổi thì thật phí thời gian; chỉ cần đi thay đổi nó!

 

Lo lắng không tự nhiên.  Không ai là người lo lắng bẩm sinh.  Bạn có lẽ nghĩ rằng bạn là, nhưng không phải vậy.  Lo lắng là điều bạn đã học được.  Vì lo lắng là điều không tự nhiên nên nó cũng không tốt cho sức khỏe.  Cơ thể bạn không được thiết kế để giải quyết lo lắng.  Khi người ta nói, “Tôi lo lắng bị bệnh,” họ đang nói sự thật.  Các bác sĩ nói rằng rất nhiều người có thể xuất viện hôm nay nếu họ biết cách thoát khỏi cảm giác tội lỗi, uất ức, và lo lắng.  Châm Ngôn 14:30 nói, “Lòng bình an dẫn đến thân thể lành mạnh (NLT).

 

Lo lắng không ích lợi.  Lo lắng không thể thay đổi quá khứ, và lo lắng không thể kiểm soát tương lai.  Tất cả gì nó làm là làm rối tung hôm nay.  Điều duy nhất lo lắng thay đổi là bạn.  khiến bạn khốn khổ!  Nó không bao giờ giải quyết được vấn đề.

 

Lo lắng không cần thiết.  Đức Chúa Trời đã tạo ra bạn, Ngài sáng tạo bạn, Ngài cứu bạn, và Ngài đặt Thánh Linh Ngài trong bạn.  Bạn có nghĩ rằng Ngài sẽ quan tâm đến nhu cầu bạn không?  Không cần lo lắng.

 

Bạn muốn học cách quản trị sự căng thẳng tốt hơn không?  Bước đầu tốt nhất là từ chối lo lắng bất cứ gì.   Tại sao?  Bởi lo lắng là không hợp lý, không tự nhiên, không ích lợi, và không cần thiết.

 

Kinh Thánh nói, Anh chị em có thể trút hết lo lắng mình lên Ngài, vì anh chị em là mối quan tâm riêng của Ngài (1 Phi-e-rơ 5:7 PHILLIPS).

 

Cá nhân Đức Chúa Trời quan tâm đến bạn và nhu cầu bạn.  Vậy bạn nên làm gì với tất cả những điều bạn đang căng thẳng, lo sợ, và lo lắng?  Bỏ chúng đi.  Hãy giao chúng cho Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Tình trạng lo lắng hiện tại của bạn nói lên điều gì về mức độ bạn tin cậy Chúa?

·      Bạn đang lo lắng gì ngay bây giờ?  Bạn có thể làm gì để thay đổi tình hình hoặc để buông lo lắng đi?

·      Bạn có thể “trút hết lo lắng mình” lên Chúa bằng những cách thực tế nào?

https://pastorrick.com/give-your-worry-to-god/

 

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2022

BẠN SẼ TÌM ĐƯỢC HẠNH PHÚC khi BẠN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI

 

TG: RICK WARREN - 25 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Đối với mục đích quyết chí của tôi là tôi có lẽ . . . dần dần trở nên quen biết Ngài sâu và thân hơn, nhận thức và nhận biết và hiểu ra sự kỳ diệu của Thân Vị Ngài mạnh hơn và rõ hơn(Phi-líp 3:10 AMPC).

 

Hạnh phúc được tìm thấy khi biết Chúa rõ hơn mỗi ngày một chút.

 

Trong Phi-líp 3:10, Phao-lô nói, “Đối với mục đích quyết chí của tôi là tôi có lẽ . . . dần dần trở nên quen biết Ngài sâu và thân hơn, nhận thức và nhận biết và hiểu ra sự kỳ diệu của Thân Vị Ngài mạnh hơn và rõ hơn” (Phi-líp 3:10 AMPC).

 

Phao-lô trở nên “quen biết sâu và thân” với Đức Chúa Trời vì ông có mối quan hệ với Ngài và dành thời gian để tìm hiểu Ngài.  Ông hiểu cái khác biệt giữa việc biết về ai đó và thực sự biết ai đó—và Phao-lô muốn thực sự biết Đấng Christ.

 

Bạn không tình cờ trở nên “quen biết sâu và thân” với Đức Chúa Trời.  Bạn không chỉ thức dậy và tình cờ rơi vào mối quan hệ với Chúa Giê-su.  Như Phao-lô nói, đó là “mục đích quyết chí.”  Đó là điều bạn phải làm.  Bạn phải đầu tư thời gian vào nó.

 

Cái bẫy có thể khiến bạn không biết Chúa nhiều hơn chính là sự bận rộn.  Giống như sự bận rộn có thể phá hủy các quan hệ của bạn, nó có thể phá hủy quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.

 

Thi Thiên 46:10 nói, “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời” (NIV).

 

Để ng trưởng trong mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời, bạn cần dành thời gian cho Ngài và “yên lặng.”  Chỉ vài phút tập trung mỗi ngày có thể tạo khác biệt trên thế giới.  Tôi không nói hàng giờ mà là 10 hoặc 15 phút mỗi sáng.  Chỉ khi đó bạn sẽ, như Phao-lô, bắt đầu “hiểu sự kỳ diệu” của Đức Chúa Trời rõ hơn.

 

Hãy khiến điều này thành lời cầu nguyện hàng ngày của bạn: “Lạy Chúa, nếu hôm nay con không làm bất cứ gì khác, con muốn biết Ngài rõ hơn một chút và con muốn yêu Ngài nhiều hơn một chút.”  Khi bạn cầu nguyện và sống thật, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm hạnh phúc lớn hơn trong đời mình.

 

THẢO LUẬN

·      Một số điều gì bạn làm mỗi ngày ít nhất 15 phút?  Bạn làm chúng vì chúng cần thiết hay chỉ vì chúng đã thành thói quen?

·      Thể nào bạn có thể điều chỉnh lịch biểu của mình để bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho Đức Chúa Trời?

·      Những phân tâm nào có thể khiến bạn quá bận rộn không thể dành thời gian cho Đức Chúa Trời?

https://pastorrick.com/youll-find-happiness-as-you-get-to-know-god/

 

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

PHẢI BIẾT ĐIỀU GÌ ĐÁNG—vả ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÁNG

 


TG: RICK WARREN - 24 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Mọi thứ khác đều vô giá trị khi so với giá trị vô hạn của việc nhận biết Chúa Giê-Su Christ là Chúa tôi” (Phi-líp 3:8 NLT).

 

Mỗi ngày khi thức dậy, bạn cần nhắc chính mình về những gì đáng và những gì không đáng.  Đừng để bị phân tâm bởi những cái không đáng và vụn vặt.

 

Tại sao điều quan trọng là nhắc chính mình về những điều quan trọng?  Thật dễ mất niềm vui bạn vì một điều nhỏ nhặt nào đó.  Thật ra, chính những cáu gắt nhỏ—không phải vấn đề lớn—thường là nguyên nhân khiến bạn mất hạnh phúc.  Ai đó cắt đầu xe bạn khi bạn đang cố quẹo, và bạn mất hạnh phúc mình.  Quần áo bạn mặc không vừa nữa, và bạn mất hạnh phúc mình.  Chính những điều nhỏ nhặt đôi khi ảnh hưởng đến mọi người nhiều nhất, nhưng chúng không thực sự quan trọng.

 

Phao-lô nói trong Phi-líp 3:7, “Tôi từng nghĩ những điều này giá trị, nhưng bây giờ tôi xem chúng vô giá trị vì những gì Đấng Christ đã làm” (NLT).

 

Điều gì quan trọng nhất trong đời bạn trước khi bạn gặp Chúa Giê-su Christ?  Có phải sự nghiệp bạn?  Kiếm tiền?  lẽ hẹn hò hoặc được nổi tiếng.

 

Phao-lô cho biết tất cả những điều đó là vô giá trị khi so với giá trị vô hạn của việc nhận biết Chúa Giê-Su Christ là Chúa tôi” (Phi-líp 3:8 NLT).

 

Đây là câu hỏi hay để hỏi khi bạn bị phân tâm bởi những cái vô giá trị: Điều này sẽ quan trọng bao nhiêu trong 100 năm nữa?  Nhiều điều thậm chí sẽ không quan trọng vào ngày mai, càng ít nữa trong cõi đời đời.  Tất cả những điều bạn từng quan tâm thậm chí không thể sánh với niềm vui có được từ mối quan hệ với Chúa Giê-su.

 

Khi bạn trở thành Cơ-đốc-nhân, Chúa Giê-su thay đổi các giá trị của bạn.  Bạn không còn muốn làm những việc bạn từng làm.  Ngài thay đổi “cái muốn” của bạn.

 

Khi Chúa đến trong đời bạn, bạn học được niềm vui khi biết Chúa Giê-su.  Và đó là điều thực sự quan trọng.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đang lo lắng những điều nhỏ nhặt nào mà đang cướp đi hạnh phúc bạn?

·      Cách thực tế nào bạn có thể tập trung vào Đức Chúa Trời và giữ tầm nhìn đời đời?

·      Điều gì quan trọng nhất với bạn trước khi bạn tin Chúa Giê-su Christ?  Bạn cảm thấy thế nào về nó bây giờ?

https://pastorrick.com/know-what-counts-and-what-doesnt-2/

 

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

CHỦ-NGHĨA LUẬT-PHÁP CƯỚP HẠNH-PHÚC BẠN

 


TG: RICK WARREN - 23 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Tôi không còn trông cậy việc tự xưng công chính qua việc tuân theo luật pháp; đúng hơn, tôi trở nên công chính qua đức tin nơi Đấng Christ. Vì cách Đức Chúa Trời khiến chúng ta sống công chính với Ngài dựa vào đức tin(Phi-líp 3:9 NLT).

 

Nhận ra rằng bạn không thể làm gì để Chúa yêu bạn hơn là một trong những cảm giác giải thoát nhất trên thế giới—và đó là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc.

 

Kinh Thánh nói, “Chúng ta là những Cơ-đốc nhân vinh hiển trong những gì Chúa Giê-su Christ đã làm cho chúng ta và nhận ra rằng chúng ta bất lực trong việc tự cứu mình” (Phi-líp 3:3 TLB).

 

Mỗi lần bạn quên sự thật này và nghĩ rằng bạn phải bằng cách nào đó tự kiếm tình yêu của Chúa, đó là chủ nghĩa luật pháp—và nó cướp đi hạnh phúc bạn.

 

Chủ nghĩa luật pháp là tin cậy điều bạn có thể làm cho Chúa thay vì tin cậy điều Chúa Giê-su đã làm cho bạn.  Nó tuân theo bảng liệt kê các quy tắc và quy định để chứng tỏ bản thân xứng đáng,nó là bẫy khiến bạn không thể thư giãn trong ân điển Đức Chúa Trời.

 

Phao-lô biết cách thư giãn trong ân điển Đức Chúa Trời.  Ông nói trong Phi-líp 3:9, “Tôi không còn trông cậy việc tự xưng công chính qua việc tuân theo luật pháp; đúng hơn, tôi trở nên công chính qua đức tin nơi Đấng Christ. Vì cách Đức Chúa Trời khiến chúng ta sống công chính với Ngài dựa vào đức tin” (NLT).  Nói cách khác, cách bạn kiếm được tình yêu của Đức Chúa Trời là đây: Bạn không kiếm được.  Nó không phải chuyện cách làm của bạn; nó là chuyện ân xá của Ngài.

 

Thể o bạn biết khi nào bạn là người chủ nghĩa luật pháp?  Khi bạn là người theo chủ nghĩa luật pháp, bạn thường phán xét người khác.  Đó là do việc chỉ trích người khác sẽ dễ dàng hơn khi bạn cảm thấy chính mình không được tiếp nhận và yêu thương.  Tại sao bạn muốn người khác cảm thấy hài lòng về chính họ khi bạn không cảm thấy hài lòng về chính mình?

 

Mặt khác, làm thế nào để bạn biết khi nào bạn đang sống bởi ân điển?  Khi bạn sống bởi ân điển, nghĩa là bạn biết ơn người khác.  Bạn thấy dễ tha thứ hơn vì bạn nhận ra rằng Chúa vẫn tiếp tục tha thứ bạn.  Và vì bạn không cố tự tìm cách đến thiên đàng, thì bạn có thể thư giãn.

 

Mỗi buổi sáng, hãy nhắc chính mình về ân điển của Đức Chúa Trời bằng cách cầu nguyện, “Lạy Chúa, hôm nay con nhắc chính mình rằng con hoàn toàn được tha thứ”.

 

Bạn càng sống bởi nhiều ân sủng, bạn càng có nhiều niềm vui.

 

THẢO LUẬN

·      Lúc nào bạn bị cám dỗ nhất để tin cậy điều bạn có thể làm cho Đức Chúa Trời thay vì điều Chúa Giê-su đã làm cho bạn?

·      Bạn thấy dễ sống bởi ân điển nhất trong những tình huống nào?

·      Phi-líp 3:3 nói, “Chúng ta là những Cơ-đốc nhân vinh hiển trong những gì Chúa Giê-su Christ đã làm cho chúng ta và nhận ra rằng chúng ta bất lực trong việc tự cứu mình” (TLB).  Thể nào bạn có thể “vinh hiển trong những gì Chúa Giê-su Christ đã làm” cho bạn?

https://pastorrick.com/legalism-robs-you-of-happiness/

 

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

QUYỀN NĂNG của LỜI CẦU NGUYỆN TẠ ƠN

 


TG: RICK WARREN - 22 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

Chớ lo lắng bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện mọi điều. Hãy nói Chúa điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài vì tất cả điều Ngài đã làm. Nếu anh chị em làm vậy, anh chị em sẽ trải nghiệm bình an của Đức Chúa Trời(Phi-líp 4:6-7 NLT).

 

Trong Phi-líp 4:6-7, bạn sẽ tìm thấy một trong những lời dạy khó tuân theo nhất trong toàn bộ Kinh Thánh: “Chớ lo lắng bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện mọi điều. Hãy nói Chúa điều anh chị em cần, và tạ ơn Ngài vì tất cả điều Ngài đã làm. Nếu anh chị em làm vậy, anh chị em sẽ trải nghiệm bình an của Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:6-7 NLT).

 

Thật không dễ ngừng lo lắng về những phần đời mỗi ngày đáng sợ của bạn, nhưng Chúa bảo bạn cách nào.  Ngài nói bạn nên cầu nguyện về mọi điều tạ ơn Ngài vì tất cả gì Ngài đã làm.  Lời cầu nguyện biết ơn mang lại bình an.  Chúa nói rằng, khi bạn bắt đầu lo lắng, bạn nên cầu nguyện.

 

Cha mẹ hiểu sức mạnh lời cầu nguyện biết ơn.  Đa số cha mẹ không tán thưởng việc con cái họ luôn yêu cầu và không bao giờ nói cảm ơnvì những điều chúng nhận được.

 

Chúa cũng nhìn vậy.  Ngài đang đợi bạn cầu xin Ngài điều bạn cần và muốn.  Hơn 20 lần trong Tân Ước, bạn được bảo “hãy cầu xin” Ngài.  Nhưng Ngài muốn bạn cầu xin với lòng biết ơn.

 

Kinh Thánh giục bạn phải cụ thể hóa những yêu cầu của mình—và trong lời ngợi khen của bạn.  Thay vì đơn giản là “tạ ơn vì mọi điều,” Chúa muốn bạn nói với Ngài những gì bạn biết ơn.

 

Khi tôi nói với vợ tôi, “Anh rất cám ơn em,” nàng bảo tôi phải cụ thể.  Nàng thích nghe điều tôi đánh giá cao về nàngđiều tôi biết ơn nàng.  Chúa cũng vậy.  Vậy khi bạn cầu nguyện, hãy nói với Chúa điều bạn biết ơn.

 

Điều gì đó mà đòi hỏi bước lớn hơn của đức tin là khi bạn tạ ơn Chúa trước.  Khi bạn có đức tin để tạ ơn Chúa trước thời gian—trước khi bạn có thể thấy thể nào Ngài đang hoạt động—thì phép lạ sẽ xảy ra.

 

Bạn càng biết ơn bao nhiêu, thì Đức Chúa Trời sẽ càng hành động trong đời bạn bấy nhiêu.  Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời ngự trong sự ngợi khen của dân Ngài.  Ngài sử dụng lời tạ ơn của bạn như một công cụ quyền năng trong đời bạn.

 

Vậy hãy dành giây phút bây giờ, và nói với Chúa mọi điều mà bạn biết ơn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào lòng biết ơn kéo bạn gần Chúa Giê-su hơn và giúp bạn phản ánh những ưu tiên của Ngài?

·      Một số lý do cụ thể nào khiến bạn tạ ơn Chúa?  Hãy dành chút thời gian cầu nguyện để tạ ơn Chúa những điều đó.

·      Vài cách nào bạn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước bạn trong tương lai?  Hãy tạ ơn Chúa vì những điều đó—cả trước khi chúng xảy ra.

 

https://pastorrick.com/the-power-of-grateful-prayers-2/

 

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

HÃY CÓ LÒNG BIẾT ƠN TRIỆT ĐỂ trong MỌI HOÀN CẢNH

 


TG: RICK WARREN - 21 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn của Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Giê-su Christ(1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NIV).

 

Ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, người ta dành riêng ngày hoặc mùa nhất định để tạ ơn. Nhưng Đức Chúa Trời muốn bạn cố ý tạ ơn mỗi ngày.  Ngài muốn bạn phát triển thói quen tâm linh này, thói quen được phản ánh trong đời tín đồ triệt để.  Bạn càng hiểu sâu tình yêu của Đức Chúa Trời, bạn càng biết ơn.

 

Biết ơn triệt để nghĩa là gì?

 

Kinh Thánh nói trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18, “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn của Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Giê-su Christ” (NIV).  Trong mọi hoàn cảnh, hãy tạ ơn—vì đó là ý muốn Đức Chúa Trời cho đời bạn.  Đó là lòng biết ơn triệt để.

 

Thế nào bạn có thể biết ơn cả trong hoàn cảnh khó khăn?  Bạn có thể tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh vì Ngài là Đấng kiểm soát.  Ngài có thể đem điều lành ra từ điều ác.  Ngài có thể xoay chuyển những sai lầm tồi tệ nhất mà bạn đã mắc phải.  Bất kể gì xảy ra, Chúa sẽ không ngừng yêu bạn.

 

Bạn có thể tìm thấy hàng trăm điều để tạ ơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cả khi hoàn cảnh đó thối tha.

 

Lòng biết ơn triệt để—biết ơn trong mọi hoàn cảnh—là ý muốn của Đức Chúa Trời bởi nó tạo ra mối thông công.  Ý tôi là gì qua đó?  Lòng biết ơn luôn xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn giữa bạn với người khác và giữa bạn với Đức Chúa Trời.

 

Nếu bạn muốn gần ai đó hơn, hãy bắt đầu bày tỏ lòng biết ơn người đó.  lẽ bạn đang cảm thấy xa cách người phối ngẫu của mình.  Bạn đã mất cảm giác yêu thương đó vì bạn đã ngừng làm những việc tạo cảm giác yêu thương đó ban đầu—và bây giờ bạn xem thường nhau.  Hãy bắt đầu làm những gì bạn đã làm khi còn hẹn hò: Bày tỏ lòng biết ơn.  Viết những ghi chú nhỏ về lòng tốt và sự khích lệ.  Gọi điện hoặc nhắn tin trong ngày, chỉ để nói với người phối ngẫu bạn rằng bạn cảm ơn họ.

 

Bạn muốn xây dựng nhóm nhỏ của mình không?  Đừng chỉ đến buổi nhóm của bạn. Trong tuần, hãy liên hệ với những người trong nhóm bạn.  Nói, “Tôi biết ơn bạn, và đây là lý do tại sao.”  Bạn sẽ thấy rằng bạn càng biết ơn nhóm mình, thì nhóm mình càng gắn bó.

 

Chúng ta hãy “vào các cổng Ngài với sự tạ ơnvào sân Ngài với sự ngợi khen; hãy tạ ơn Ngài và ngợi khen danh Ngài. Vì CHÚA là tốt lành và tình yêu thương của Ngài trường tồn đời đời; lòng thành tín Ngài tiếp tục qua mọi thế hệ” (Thi Thiên 100:4-5 NIV).

 

THẢO LUẬN

·      Bạn cảm thấy khó tạ ơn trong hoàn cảnh nào ngay bây giờ?  Bạn có thể tạ ơn điều gì trong hoàn cảnh đó?

·      Một số cách đơn giản, cụ thể nào bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với người phối ngẫu, bạn hữu, hoặc một thành viên trong nhóm nhỏ?

·      Khi phát triển thái độ biết ơn, bạn nghĩ mình sẽ thấy những thay đổi nào trong chính mình và các mối quan hệ của mình?

 

Bạn đã tin cậy Chúa Giê-su qua đời mình chưa?

 

Kinh Thánh cho biết bạn chỉ có thể lên thiên đàng bằng cách tin cậy nơi Đức Chúa Trời qua Con ngài, là Chúa Giê-su Christ.  Bạn không thể tự sức vào thiên đàng: Chính bởi ân điển mà anh chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không phải từ chính mình, đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không phải bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).

 

Nếu bạn sẵn sàng xưng tội mình và tin cậy Chúa Giê-su bằng đời mình, hãy bắt đầu bằng lời cầu nguyện sau:

 

Đức Chúa Trời ôi, Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin Chúa Giê-su, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình và ngày đến Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà đời đời trên thiên đàng.

 

“Tôi xưng tội mình, và tôi phục tùng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Rỗi và Chúa của tôi. Chúa ơi, tôi muốn theo Chúa và phục vụ Chúa.  Tôi khiêm tốn phó thác đời tôi cho Ngài và xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Ngài tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/have-radical-gratitude-in-all-circumstances/

 

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

ĐIỂM KHỞI ĐẦU cho HẠNH PHÚC

 


TG: RICK WARREN - 18 tháng 6, 2022

DG: Thang Chu

 

“Đừng bị ngợp bởi lợi riêng mình. Hãy quên mình đủ lâu để dang tay ra giúp” (Phi-líp 2:4 The Message).

 

Nếu bạn thật muốn hạnh phúc trong đời, bạn phải quan tâm đến nhu cầu người quanh mình—và chuyển tập trung khỏi chính mình.  Đó là điểm khởi đầu cho mọi hạnh phúc.

 

Phao-lô nhìn vào Ti-mô-thê như tấm gương về người thật lòng quan tâm người khác.  Phi-líp 2:20-21 nói, “Chẳng ai như Ti-mô-thê vì thực sự quan tâm đến anh chị em; những người khác dường như lo lắng về kế hoạch của riêng họ chứ không của Chúa Giê-su Christ” (TLB).

 

Hầu hết mọi người không thức dậy buổi sáng và nghĩ đầu tiên về việc thể nào ai đó đang sống.  Họ thường chỉ quan tâm ác vấn đề riêng họ.  Và đó là lý do rất nhiều người không hạnh phúc với đời họ!  Chỉ nghĩ về mình cuối cùng dẫn đến khốn khổ.

 

Nếu bạn muốn thành một trong những người hiếm hoi, không ích kỷ, hạnh phúc đó, bạn cần thay đổi tập trung của mình.

 

Việc bạn tập trung vào người khác không đến tự nhiên.  Hầu hết mọi người không bước vào phòng và nghĩ, “Ai ở đây cần tôi giúp hôm nay?”  Thay vậy, bạn nghĩ, “Tôi trông thế nào?  Tôi nhìn chung trông được không?  Mọi người sẽ nghĩ gì về tôi?  Vậy bạn phải chủ tâm rèn luyện mình để làm điều ngược lại với điều bạn thường làm—để chuyển tập trung khỏi mình.

 

Tôi phải thừa nhận rằng điều đó làm tôi buồn biết bao lần tôi đã bỏ lỡ nhu cầu của người quanh mình—thậm chí nhu cầu của những người tôi yêu thương—vì tôi không chú ý.  Tôi không quan tâm đến họ.  Tôi không chuyển tập trung khỏi mình đi.  Và bởi tôi không tìm ra nhu cầu của họ, tôi đã bỏ lỡ cơ hội giúp đỡ.

 

Phi-líp 2: 4 nói, “Đừng bị ngợp bởi lợi riêng mình. Hãy quên mình đủ lâu để dang tay ra giúp” (Phi-líp 2:4 The Message).

 

Thay vì chỉ chăm chăm vào mình hoặc đau buồn vì những cơ hội bị bỏ lỡ, hãy dành năng lượng bạn để suy nghĩ về thể nào người khác đang sống.  Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc—khi phục vụ Đức Chúa Trời qua việc phục vụ người khác.

 

THẢO LUẬN

·      Những phân tâm nào khiến bạn không tập trung vào nhu cầu người khác?

·      “Quên mình” nghĩa là gì?

·      Thể nào bạn đã được lợi từ sự quan tâm của người khác trong việc giúp bạn về nhu cầu bạn?

·      Bạn đã bỏ lỡ nhu cầu nào trong đời ai đó vì bạn quá bận rộn hoặc tập trung vào các vấn đề riêng mình?  Bạn có thể làm gì hôm nay để chuyển tập trung bạn sang việc giúp đỡ người đó?

https://pastorrick.com/the-starting-point-for-happiness/

 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

HẠNH PHÚC THẬT ĐẾN từ PHỤC VỤ

 


TG: RICK WARREN - 16 tháng 6 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Nếu con khăng khăng cứu mạng mình, con sẽ mất. Chỉ những ai bỏ mạng mình vì cớ Ta và vì cớ Tin Mừng mới biết ý nghĩa sự sống thật là gì” (Mác 8:35 TLB).

 

Đức Chúa Trời đã cài đặt vũ trụ để hạnh phúc không đến từ bất cứ g thế gian ban tặng.

 

Hạnh phúc đến từ phục vụ.  Thiên Chúa thiết kế bạn được hạnh phúc nhất khi bạn dâng đời mình.  Tại sao?  Bởi Ngài muốn bạn trở nên giống Ngài—và Ngài đã dâng chính Ngài trong tình yêu thương.  Tất cả là về tình yêu thương!

 

“Nếu con khăng khăng cứu mạng mình, con sẽ mất. Chỉ những ai bỏ mạng mình vì cớ Ta và vì cớ Tin Mừng mới biết ý nghĩa sự sống thật là gì” (Mác 8:35 TLB).

 

Để tâm được hạnh phúc, bạn phải thực hành phục vụ và rộng lượng mỗi ngày.

 

Ma-thi-ơ 20:28 nói, “Ngay cả Con của Loài Người đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ người khác và hiến mạng mình làm giá chuộc nhiều người” (NLT).

 

Chúa Giê-su đến để phục vụ và dâng hiến.  Hai điều đó sẽ mang lại hạnh phúc hơn bất cứ gì khác trong đời bạn, và chúng xác định điều gì là ý nghĩa việc theo Chúa Giê-su.  Nếu bạn không phục vụ, nếu bạn không dâng hiến, thì bạn không theo Chúa Giê-su.  Rất đơn giản.

 

Đức Chúa Trời cũng cài đặt vũ trụ theo cách mà bạn càng cho đi nhiều, thì Chúa càng ban cho bạn và bạn càng được nhiều phước và hạnh phúc hơn.

 

Lòng bạn có ngày càng rộng lượng hơn mỗi năm không?  Bạn có rộng lượng hơn với các nguồn lực của mình năm nay hơn năm trước không?  Hay bạn kẹt trong cùng mức độ rộng lượng và tự hỏi tại sao bạn cũng kẹt trong bất hạnh?

 

Trong Phi-líp 2:17-18, Phao-lô nói, “Đức tin anh chị em khiến mình dâng mạng mình làm lễ vật để phục vụ Đức Chúa Trời. Nếu tôi phải dâng chính huyết mình cùng với lễ vật của anh chị em, thì tôi sẽ hạnh phúc và đầy niềm vui cùng tất cả anh chị em. Anh chị em cũng nên hạnh phúc và tràn đầy niềm vui với tôi” (NCV).

 

Đức tin của bạn thúc giục bạn để dâng mạng mình như tế lễ và để phục vụ Đức Chúa Trời qua việc phục vụ người khác.  Tế lễ và phục vụ là hai trong số những chìa khóa dẫn đến hạnh phúc trọn đời khi bạn rộng lượng cho đi đời mình vì cớ Tin Mừng.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì khiến bạn hạnh phúc nhất trong đời bạn hàng ngày?

·      Đã khi nào bạn trải nghiệm hạnh phúc qua phục vụ hoặc lòng rộng lượng?

·      Một cách cụ thể nào bạn có thể phục vụ người khác hôm nay?

 

Bạn đã tín thác Chúa Giê-su đời bạn chưa?

 

Kinh Thánh nói bạn chỉ có thể lên thiên đàng qua việc tin cậy vào Đức Chúa Trời qua Con Ngài, là Chúa Giê-su Christ.  Bạn không thể tự lập công vào thiên đàng: Chính nhờ ân điển mà anh chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không từ chính mình, mà chính là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể tự hào (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).

 

Nếu bạn sẵn sàng xưng tội mình và tín thác Chúa Giê-su đời bạn, hãy bắt đầu với lời cầu nguyện sau:

 

“Đức Chúa Trời ôi, Ngài hứa rằng nếu tôi tin Chúa Giê-su, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình và ngày đến Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng.

 

“Tôi xưng tội mình, và tôi vâng phục Chúa Giê-su như Đấng Cứu Rỗi và Chúa tôi.  Chúa Giê-su ôi, tôi muốn theo Ngài và phục vụ Ngài.  Tôi hạ mình tận hiến đời tôi cho Ngài và xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Ngài tôi cầu nguyện. Amen.”

https://pastorrick.com/real-happiness-comes-from-serving/