Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

Mỗi Người Đều Đáng Trọng

 

TG: Rick Warren - 21/06/2024

DG: Thang Chu

 

“Hãy bày tỏ lòng tôn trọng thích đáng với mọi người” (1 Phi-e-rơ 2:17 NIV).

 

Tôn trọng đã trở thành giá trị bị đe dọa.

 

Tuy nhiên, Kinh Thánh nói rõ rằng gia đình ổn định—và xã hội ổn định—được xây dựng dựa trên sự tôn trọng.  Kinh Thánh ra lệnh chúng ta hiếu kính cha mẹ, tôn trọng chính quyền dân sự, và tôn trọng những người lãnh đạo hội thánh.  Người vợ được kêu gọi tôn trọng chồng trong Ê-phê-sô.  Trong sách 1 Phi-e-rơ, người chồng được kêu gọi tôn trọng vợ.  Để làm  rõ rằng Chúa không loại trừ ai, Kinh Thánh cũng nói: “Hãy bày tỏ lòng tôn trọng thích đáng với mọi người” (1 Phi-e-rơ 2:17 NIV).

 

Mọi người, bất kể niềm tin hay hành vi, đều đáng được tôn trọng.

 

Tại sao?

 

Đức Chúa Trời tạo mọi người.  Thi Thiên 8:5 nói: “Ngài khiến họ chỉ  kém chính Ngài; Ngài đội mão cho họ bằng vinh quang và danh dự” (GNT).  Chúa không tạo đồ rẻ tiền.  Không ai vô giá trị. Người ta tạo quyết định sai, nhưng họ vẫn giá trị với Chúa.  Ngay cả người đáng ghét nhất  thế giới cũng được Chúa yêu.  Khi bạn tỏ lòng tôn trọng với ai đó, bạn bày tỏ cho họ giá trị họ là sự sáng tạo của Chúa.

 

Chúa Giêsu chết cho mọi người.  Kinh Thánh nói: “Đức Chúa Trời đã cứu chuộc anh chị em . . . Ngài đã trả giá cho anh em bằng huyết báu của Đấng Christ” (1 Phi-e-rơ 1:18-19 TLB). Bạn có lẽ không đặt giá trị nhiều vào một số người, nhưng Chúa đặt.  Thật ra, Ngài phán rằng mọi người bạn gặp đều đáng được chết thay.  Điều đó không thay đổi cách bạn nhìn người ta sao?

 

Nó cho thấy bạn biết Chúa.  Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời  là tình yêu thương.  Nếu bạn biết Chúa, thì bạn sẽ đổ đầy đời bạn bằng tình yêu.  Kinh Thánh nói: “Nếu một người không yêu thương và tử tế, điều đó cho thấy người đó không biết Chúa—vì Chúa là tình yêu thương” (1 Giăng 4:8 TLB).  Tình yêu luôn đối xử với người ta bằng sự tôn trọng.

 

Bạn sẽ nhận lại bất cứ gì bạn cho đi.  Đó là quy luật thu hoạch.  Gieo gì gặt đó.  Nếu bạn muốn được tôn trọng, thì hãy đối xử với người khác với sự tôn trọng.  Ga-la-ti 6:7 nói, “Anh chị em sẽ luôn gặt cái mình trồng” (NLT).

 

Bằng cách học yêu thương nhau, chúng ta trở nên “nôn nả bày tỏ lòng tôn trọng lẫn nhau” (Rô-ma 12:10 GNT).  Bạn sẽ dễ tôn trọng người khác hơn khi nhận ra những gì Chúa đã làm cho họ và cố yêu thương họ hơn như Ngài yêu.

 

THẢO LUẬN

·      Mỗi người bạn gặp hôm nay đều đáng được bạn tôn trọng.  Thể nào sự thật đó sẽ thay đổi hành vi của bạn?

·      Thể nào việc đối xử với người khác, theo cách Chúa muốn chúng ta, sẽ khiến chúng ta tách khỏi thế gian?

·      Một số cách nào bạn có thể “đổ đầy đời mình bằng tình yêu”?

https://pastorrick.com/every-person-is-worthy-of-respect-3/

 


Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

13 Bài Giáo Lý Nền Tảng

 Niềm Tin

Căn Bản

 

 

Mục-sư Thang Chu

Master of Divinity, Ashland, OH

 

 

 

 

 

 

                    Mục Lục

 

Lời Mở Đầu

 

Bài 1               Kinh Thánh     trang 6

Bài 2               Đức Chúa Trời   tr. 23

Bài 3               Loài Người     tr. 27

Bài 4               Tội Lỗi     tr. 31

Bài 5               Chúa Giê-xu     tr. 38

Bài 6               Đức Thánh Linh     tr. 43

Bài 7               Đức Chúa Trời Ba Ngôi     tr. 49

Bài 8               Hội Thánh     tr. 55

Bài 9               Chúa Tái Lâm     tr. 60

Bài 10            Thiên Sứ     tr. 64

Bài 11            Sa-tan & Ma Quỷ      tr. 75

Bài 12            Hai Thánh Lễ     tr. 79

Bài 13            Dâng Hiến     tr. 84

 

 

 

 

                  Lời Mở Đầu

 

Loài người là động vật duy nhất biết suy nghĩ, suy tư, học hỏi, nghiên cứu, yêu thương, tình cảm.  Tại sao?  Vì loài người được tạo nên bởi Thượng Đế theo hình ảnh Ngài.  Theo hình ảnh Ngài nghĩa là sao?  Nghĩa là loài người có thể quan hệ với Thượng Đến bằng lý trí, con tim, và thể xác của mình.  Vậy, vấn đề quan trọng nhất của đời sống con người là quan hệ với Thượng Đế trong tình yêu thương, bởi Thượng Đế đã yêu thương nên mới dựng nên con người.

 

Cuốn ‘Niềm Tin Căn Bản’ này được soạn nhằm mục đích giúp các con cái Chúa xây dựng niềm tin của mình trên nền tảng Kinh Thánh, là Lời của Đức Chúa Trời.  Sứ đồ Phi-e-rơ, dù trước khi theo Chúa là người ‘dốt nát, không học’ (Công. 4:13) nhưng ông đã chịu khó tìm kiếm Chúa và trở nên người thông thạo Kinh Thánh và hiểu rõ những chân lý sự sống và trở nên người hữu dụng cho Chúa.  Ông khuyên chúng ta ‘hãy gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương an hem, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến’ và nếu các điều này có đủ thì chúng ta không ‘ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta đâu.  Nhưng ai thiếu những điều đó thì thành ra người cận thị, người mù’ (2 Phi. 1:5-9). 

 

Đế đáp ứng lại lời khuyên này mà cuốn sách này đã ra đời, với mong ước sau khi học hỏi và thảo luận nó, người đọc sẽ gặt hái được ba điều:  1) hiểu căn bản niềm tin vào Đấng Cứu Thế Giê-xu; 2) được Đức Thánh Linh cảm động để khao khát đào sâu sự hiểu biết về Chúa qua sự học hỏi Kinh Thánh; 3) sẵn sàng dấn thân phục vụ Chúa qua đời sống hàng ngày và lời làm chứng.

 

Cuốn sách này có thể được sử dụng cho lớp giáo lý căn bản, thảo luận trường Chủ Nhật, hoặc các nhóm học Kinh Thánh tại nhà.

 

Nguyện xin Thánh Linh hà hơi cuốn sách nhỏ này và mở mắt người đọc để nhìn thấy chân lý Ngài.

 

 

 

 

Mục Sư Chu Toàn Thắng,

M. Div., Ashland Theological Seminary

 

 

 

Bài 1               Kinh Thánh

 

1.  Nguồn gốc

Kinh Thánh là những câu chuyện có thực ghi chép về con người và sự can thiệp của Đức Chúa Trời vào lịch sử.  Tổng cộng thời gian hoàn thành Kinh Thánh là 1.600 năm.

 

2. Tác giả

Kinh Thánh được chính Đức Chúa Trời thần cảm (inspire) tác động vào 40 người viết, là các nhà tiên tri (Hê-bơ-rơ 1:1), nên Kinh Thánh là vô ngộ (không sai lầm). (Xuất Ê-díp-tô Ký 24:4; 2 Ti-mô-thê 3:16; 2 Phi-e-rơ 1:20-21).

 

3. Cấu tạo

Kinh Thánh gồm 66 sách, có sách chỉ có một trang (Phi-lê-môn), được chia làm hai phần:

 

1. Cựu Ước (viết trước khi Chúa giáng sanh): 39 sách.  Gồm năm sách Luật (Ngũ Kinh); 12 sách sử; năm sách thi văn; và 17 sách tiên tri.  Được hoàn thành trong vòng 1.500 năm.

2. Tân Ước (viết sau khi Chúa giáng sanh): 27 sách.  Gồm bốn sách Phúc Âm (chép về cuộc đời Chúa Giê-xu); một sách lịch sử hình thành Hội Thánh (Công Vụ Sứ Đồ); 21 thư tín (các sứ đồ viết cho các Hội Thánh); và một sách thuộc loại tiên tri bằng hình ảnh ẩn dụ (Khải Huyền).  Được hoàn thành trong 40 năm cuối của thế kỉ I.

 

4.Mục đích

Để con người hiểu rõ ràng về Thượng Đế.  Cũng như bình gốm không thể hiểu được thợ gốm là người đã nắn nên bình gốm đó, con người cũng không thể hiểu được Đấng Sáng Tạo nếu như Đấng đó không tự khải thị về chính Ngài cho vật thọ tạo là con người.  Vì thế, Kinh Thánh là cuốn sách quan trọng nhất cho nhân loại, vì không có Kinh Thánh thì con người không thể biết được rõ ràng về Đức Chúa Trời là Đấng chân thần duy nhất, Đấng Sáng Tạo, Đấng yêu thương và dựng nên con người để tương giao với Ngài trong mối tình yêu thương đó.  Không có Kinh Thánh, con người cũng không bao giờ biết đựơc chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai cho số phận con người và vũ trụ. (Giăng 5:39; Lu-ca 24:25, 27; A-mốt 3:7, 8).

 

Kinh Thánh chứa đựng tâm trí Đức Chúa Trời, tình trạng nhân loại, đường lối cứu chuộc, sự hủy hoại của tội nhân, và phước hạnh của người tin.  Giáo lý Kinh Thánh là thánh khiết, ý thức chặc chẽ, lịch sử có thật, sự phán quyết bất di dịch.  Hãy đọc Kinh Thánh để được khôn ngoan, tin Kinh Thánh để được an toàn, và thực hành để được nên thánh.  Kinh Thánh chứa đựng ánh sáng để hướng dẫn bạn, có thức ăn nuôi dưỡng bạn, và là niềm an ủi làm vui lòng bạn. (Hê-bơ-rơ 1:1, 2).

 

5. Giá trị

Kinh Thánh là bản đồ của lữ khách, cây gậy của khách hành hương, la bàn của phi công, cây gươm của chiến sĩ, và hiến chương của người theo Chúa.  Tại đây Thiên Đàng được phục hồi, cửa Trời rộng mở, và các cổng địa ngục bị đóng lại.  (Thi Thiên  119:18, 105; Hê-bơ-rơ 4:12; 2 Cô-rinh-tô 4:7).

 

6. Nội dung

Đấng Cứu Thế Christ là chủ đề chính của Kinh Thánh, là Đấng kiến tạo tốt lành của chúng ta, là vinh quang tột đỉnh của Đức Chúa Trời.  (Sáng Thế Ký 3:14-15; Luca 4:17-21).

 

7. Tính chính xác của các lời tiên tri

Nếu một người có thể thấy trước được tương lai rõ ràng và chính xác, thì chắc chắn các kỹ nghệ sòng bài casino hàng tỉ đô-la phải dẹp tiệm!  Vậy, lời tiên tri thật là thần cảm siêu nhiên (supernatural inspiration).  Kinh Thánh có hơn một ngàn lời tiên tri được thần cảm (inspired prophecies).  Đa số các lời tiên tri này đã xảy ra trong quá khứ và đã được kiểm chứng bằng lịch sử thế gian.  Thí dụ: những lời tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 26 về sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với thành Ty-rơ bị đốt bởi vua Nê-bu-cát-nết-xa đế quốc Ba-by-lôn.  Về sau nó bị hủy diệt hoàn toàn bởi các liên minh quốc gia, rồi đến A-lịch-sơn Đại Đế san thành bình địa và ngày nay nó chỉ là nơi cho các ngư phủ điạ phương phơi lưới đánh cá. (General History for Colleges and High Schools, Boston, Ginn & Co., p. 55). 

 

Các lời tiên tri trong Kinh Thánh không chỉ ứng nghiệm trong quá khứ mà thôi, nhưng gần đây nhất, dân Do Thái ‘it hơn những dân khác’ (Phục. 7:7), dù không tổ quốc và tự do, phục dịch như nô lệ ở Ai-cập, trở thành vương quốc, rồi bị suy tàn vì chống lại Đức Chúa Trời, bị lưu vong hơn hai ngàn năm, đã tái lập quốc năm 1948 theo như các lời tiên tri (Lêvi 26:13-16; Nêh. 1:8-9; Phục. 30:1-5).  Đây là phép lạ, vì bất cứ quốc gia nào bị xóa tên trên bản đồ thế giới đều bị đồng hóa với các dân tộc xung quanh chỉ trong vòng 300 năm.

 

Riêng lời tiên tri về Đấng Mê-si-a (Đấng Cứu Thế), thì cũng là một phép lạ rồi: có hơn 100 lời tiên tri về Chúa Giê-xu Cứu Thế (nếu tính chi tiết thì có 365 điều) trước khi Chúa giáng sinh, được viết xuống bởi nhiều tác giả, trong nhiều sách, trong khoảng hơn 1.000 năm.  Chúa Giê-xu phán với các môn đồ rằng: ‘Ấy đó là điều mà khi Ta còn ở với các con, Ta bảo các con rằng mọi sự đã chép về Ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên-tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm’ (Lu-ca 24:44).  Cựu Ước tiên tri, Tân Ước ứng nghiệm. Một vài điều ứng nghiệm như sau:

           

     1. Sanh bởi trinh nữ (Ês. 7:14; Math. 1:21-23)

     2. Dòng dõi Áp-ra-ham (Sáng. 12:1-3; 22:18;                  

          Math. 1:1; Gal. 3:16) 

     3.Thuộc tộc Giu-đa (Sáng. 49:10; Luca 3:23-30;

          Hêb. 7:14)

     4. Thuộc nhà Đa-vít (2 Sam. 7:12-16; Math. 1:1)

     5. Sinh tại Bết-lê-hem (Michê 5:2; Math. 2:1;

           Luca 2:4-7)        

     6. Bị đưa sang Ai-cập (Hôsê 11:1; Math. 2:14-

            15)

     7. Vua Hê-rốt giết trẻ em (Giêr. 31:15; Math.

            2:16-18)

     8. Xức dầu bởi Thánh Linh (Ês. 11:2; Math.

           3:16-17)

     9. Được báo trước bởi sứ giả Đức Chúa Trời    

        (là ông Giăng Báp-tít)

        (Ês. 40:3-5; Mal. 3:1; Math. 3:1-3)

    10. Sẽ làm phép lạ (Ês. 35:5-6; Math. 9:35)

    11. Sẽ giảng tin lành (Ês. 61:1; Luca 4:14-21)

    12. Sẽ làm mục vụ ở Ga-li-lê (Ês. 9:1;

           Math. 4:12-16)

    13. Sẽ thanh tẩy đền thờ (Mal. 3:1; Math. 21:12-

        13)

    14. Sẽ xuất hiện như một vị Vua 173.880 ngày    

         tính từ chiếu chỉ tái xây dựng thành Giê-ru-sa- 

         lem (Đan. 9:25; 21:4-11)

    15. Sẽ vào thành Giê-ru-sa-lem như vị vua cưỡi

         lừa (Xac. 9:9; Math. 21:4-9)

    16. Sẽ bị dân Do Thái từ chối (Thi. 118:22;               

         1 Phie. 2:7)

    17. Chết cái chết nhục nhã (Thi. 22; Ês. 53) như     

          sau:

            1. bị từ khứơc (Ês. 53:3; Giăng 1:10-11; 7:5,   

                  48)

            2. bị bạn phản (Thi. 41:9; Luca 22:3-4;

                  Giăng 13:18)

            3. bị bán 30 miếng bạc (Xach. 11:12; Math.

                  26:14-15)

            4. yên lặng trước kẻ tố cáo (Ês. 53:7; Math.

                27:12-14)

            5. bị chế giễu (Thi. 22:7-8; Math. 27:31)

            6. bị đánh đập (Ês. 52:14; Math. 27:30)

            7. bị nhổ nước miếng (Ês. 50:6; Math.

                27:30) 

            8. bị đâm tay và chân (Thi. 22:16; Math.

                 27:31)

            9. bị đóng đinh chung với quân cướp (Ês.

                53:12; Math. 27:34; Luca 23:36)

            10. cầu nguyện cho kẻ bắt bớ (Ês. 53:12;

                 Luca 23:34)

            11. bị đâm hông (Xach. 12:10; Giăng 19:34)

            12. bị uống mật đắng và giấm (Thi. 69:21;

                 Math. 27:34; Luca 23:36)

            13. không bị gãy xương (Thi. 34:20;

                Giăng 19:32-36)

            14. chôn với người giàu (Ês. 53:9; Math.   

                 27:57-60)

            15. bốc thăm áo xống (Thi. 22:18;

                  Giăng 19:23-34)

    

    18. Sẽ sống lại từ chết (Thi. 16:10; Mác 16:6;    

          Công. 2:31)

    19. Thăng thiên về trời (Thi. 68:18; Công. 1:9)

    20. Sẽ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (Thi. 110:1;

            Hêb. 1:3)

Toán xác xuất sẽ cho thấy Lời Tiên Tri về Đấng Cứu Thế (Messianic Prophecy) cực kỳ lạ lùng.  Nếu chúng ta chỉ cần lấy bảy trong số những ứng nghiệm của Lời Tiên Tri về Đấng Cứu Thế này thì sẽ thấy:

 

Tiên Tri Đấng Cứu Thế

(Trúng nếu không có Đức Chúa Trời)

 

1. Giê-xu dòng dõi Đa-vít       104 (1 trong 10.000)

 


2. Giê-xu sanh ở Bết-lê-hem   105 (1 trong 100.000)

 


3. Giê-xu làm phép lạ             105 (1 trong 100.000)

 


4. Giê-xu vị vua cưỡi lừa      106 (1 trong 1.000.000)

 


5. Giê-xu bị bạn phản bán     106 (1 trong 1.000.000)

     với giá 30 miếng bạc

 


6. Giê-xu bị đóng đinh           106 (1 trong1.000.000)

 

 


7. Giê-xu như vị vua sau       106 (1 trong 1.000.000)

   173.880 ngày tính từ chiếu

   chỉ vua Át-tạt-sê cho xây

   lại thành Giê-ru-sa-lem

 

 


Tổng xác suất trúng    

(không có Đức Chúa Trời)   1038 (1 trong 100 tỉ, tỉ, 

                                                                            tỉ, tỉ)

 

 


8. Tính chính xác của các bản viết (manuscripts)

Có hàng ngàn bản viết tay Cựu Ước và mảnh bản sao, từ những vùng Trung Đông, Địa Trung Hải và Châu Âu, thật ăn khớp với nhau cách đáng ngạc nhiên.  Ngoài ra, những bản này lại khớp với bản Septuagint Cựu Ước, là bản dịch từ tiếng Hy-bá-lai sang Hy-lạp từ thế kỉ 3 T.C..  Các Bản Cuộn Giấp Biển Chết (Dead Sea Scrolls), được khám phá tại Do Thái những năm 1940 và 1950, cũng cho thấy bằng chứng hùng hồn về sự đáng tin của các bản dịch cổ Kinh Thánh Do Thái (Cựu Ước) vào thế kỉ 1, 2, và 3 TC.

 

Bản viết tay Tân Ước cũng thật đáng ngạc nhiên, với gần 25.000 bản viết cổ xưa được khám phá và cất giữ cho đến nay, ít nhất 5.600 bản đó là bản sao và mảnh bản sao chép bằng tiếng Hy-lạp gốc.  Một số bản viết có niên hiệu vào đầu thế kỉ hai và ba, với thời gian giữa những bản viết tay nguyên thủy đầu tiên và mảnh sao sớm nhất chỉ trong thời gian đáng ngạc nhiên là 40-60 năm.

 

Thật thú vị, bằng chứng này về bản viết thật vượt xa sự đáng tin cậy của những bản viết cổ khác mà chúng ta vẫn tin cậy hàng ngày.  Hãy thử so sánh: The Gallic Wars của Julius Caesar (10 bản viết còn sót lại, bản cổ nhất niên hiệu 1.000 năm sau bản gốc); Natural History của Pliny the Younger (7 bản viết; 750 năm sau bản gốc); History của Thucydide (8 bản viết, 1.300 năm sau bản gốc); History của Herodotus (8 bản viết; 1.350 năm bản gốc); Plato (7 bản; 1.300 năm sau); và Annals của Tacitus (20 bản; 1.000 năm).

 

Iliad của Homer, sách cổ Hy-lạp nổi tiếng nhất, đứng thứ hai trong số công trình văn chương cổ còn được gìn giữ, với 643 bản sao.  Trong số những bản sao này, có 764 hàng chữ mâu thuẫn trong mỗi bản, so với 40 hàng trong cả Kinh Tân Ước.  Thực ra, nhiều người không tin rằng còn sót lại những bản viết của Shakespeare (37 bản viết những năm 1600), và các học giả phải bắt buộc tìm cách lấp chỗ trống này trong các công trình của họ.  Điều này thật lu mờ khi so sánh bản văn với hơn 5.600 bản sao và mảnh sao của Tân Ước bằng tiếng Hy-lạp gốc, cho nên, điều này khiến chúng ta tin chắc rằng không có bản nào mất mát cả.  Thực ra, tất cả Tân Ước, ngoại trừ 11 câu nhỏ có thể được cấu trúc lại từ bên ngoài Kinh Thánh bởi những bản viết của những lãnh đạo hội thánh đầu tiên vào thế kỉ hai và ba S.C. 

 

Nguyên tắc học viện ngành ‘phê bình bản văn’ bảo đảm chúng ta rằng bản dịch Kinh Thánh chúng ta có ngày nay rất giống các bản viết Kinh Thánh cổ, ngoại trừ một vài dị biệt vì lỗi sao chép.  Chúng ta cần nhớ rằng Kinh Thánh được sao chép bằng tay hàng trăm năm trước khi phát minh máy in.  Tuy nhiên, bản văn đó được bảo tồn cực kỳ cẩn thận.  Lần nữa, khoảng 20 ngàn hàng chữ tạo nên toàn bộ Kinh Thánh Tân Ước, nhưng chỉ có 40 hàng là có nghi vấn.  Bốn mươi hàng chữ này là một phần tư của một phần trăm của toàn bộ bản văn Tân Ước và không hề ảnh hưởng đến lời dạy và giáo lý Tân Ước.  Trong khi đó, so với bộ thơ Iliad của Homer có 15.600 hàng chữ, thì 764 hàng có nghi vấn.  Và 764 hàng này là hơn 5% của toàn bộ bản văn, vậy mà chẳng ai nghi ngờ gì về tính trung thực của công trình cổ này.  Vậy, Kinh Thánh tuyệt đối đúng với bản gốc và nội dung, và được gìn giữ kỹ lưỡng qua các bản dịch khác nhau.

 

9. Tính chính xác của lịch sử qua khảo cổ học

Trong Kinh Thánh hầu hết các địa danh, nơi chốn, thành thị, biến cố lịch sử, đều được khoa khảo cổ học xác định là có thật.  Ví dụ: năm 1993, các nhà khảo cổ khám phá một bia đá tại thành phố cổ Dan, đề cập tới ‘Nhà Đa-vít.’ 

 

Khoa khảo cổ tìm ra được rất nhiều bản sử cổ đại (gồm 39 bản quan trọng) của các nước láng giềng Do Thái có ghi lại những biến cố lịch sử liên quan đến Kinh Thánh. Chẳng hạn:

- Những bức thư Amarna (thế kỉ 14 T.C.), tiếng Ca-na-an: hàng trăm lá thư, viết bởi các thông giáo xứ Ca-na-an, cho thấy quan hệ xã hội, chính trị và tôn giáo giữa vùng Ca-na-an và Ai-cập thời vua Amnhotep II và Akhenaten.

- Cyrus Cylinder (thế kỉ 6 T.C.), tiếng Akkadian: Vua Cyrus Ba-tư ghi lại cuộc chinh phục Ba-by-lôn (xem Đan. 5:30; 6:28) và kheo khoang về chính sách rộng lượng của vua đối với thần dân mới của vua và các thần của họ.  

 

10. Thái độ đối với Kinh Thánh

Kinh Thánh phải đẫy dẫy trí nhớ, ngự trị tấm lòng, và hứơng dẫn bứơc chân.  Hãy đọc Kinh Thánh chậm rãi, thường xuyên, và khẩn nguyện.  Kinh Thánh là kho báu của thịnh vựơng, thiên đàng của vinh quang, và dòng sông của khóai lạc.  Kinh Thánh được ban cho bạn đời này, sẽ đựơc mở ra vào ngày phán xét, và sẽ được ghi nhớ đời đời (Khải. 22:7).  Kinh Thánh đòi hỏi trách nhiệm cao cả nhất, sẽ tưởng thưởng cho công lao khó nhọc, và sẽ đoán phạt tất cả những ai chống đối nội dung thiêng liêng của Kinh Thánh. (Giăng 5:39; Khải Huyền 22:18, 19).

 

 

 

 

 

 

11. Ba Tác Động Liên Hoàn của Kinh Thánh

Tác động 1.  Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời tự tiết lộ lời nói của Ngài và hành động của Ngài qua lịch sử dân Israel (Do Thái) và sự hoàn thành của lời đó qua Chúa Jêsus Christ. 

 

Tác động 2.  Nhờ Đức Thánh Linh hướng dẫn mà con người có thể hiểu được những gì được ghi lại và giải thích đúng đắn ý Chúa.

 

Tác động 3.  Kết quả là có lời và hành động của hội thánh.

Nhờ ba tác động liên hoàn này, con người có thể biết về Thượng Đế và tình yêu thương cùng sự cứu rỗi của Ngài cho toàn nhân loại.

                        ----------------------------

                       

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2          Đức Chúa Trời

 

1.  Đấng Tạo Hoá 

Đức Chúa Trời (God, Chúa Trời, Thiên Chúa) là Đấng dựng nên vũ trụ này (Sáng 1:1). 

2. Tự Hữu Hằng Hữu

Ngài tự có, tự hiện hữu, đời đời (Xuất 3:14). 

3. Thuộc Tính (Tám Toàn)

1. Toàn Năng (Mathiơ 19:26).  Không gì Ngài không làm    được.

2. Toàn Tại (Thánh Thi 139:7-9).  Ngài hiện diện ở mọi nơi.

3. Toàn Thiện (Mathiơ 19:16-17; Sáng 1:12, 18, 21, 25).  Ngài là thiện lành tuyệt đối.  Mọi vật Ngài dựng nên vì ý tốt lành của Ngài.

4. Toàn Mỹ (Xuất 31:1-11).  Ngài tạo nên mỹ thuật và mọi vẻ đẹp.

5. Toàn Giác (Sáng 6:5, 6).  Ngài cảm giác được moị sự, nhất là nỗi lòng con người.

6. Toàn Tri (Thánh Thi 139:1-4).  Ngài biết hết tất cả.  Không có gì che mắt được Ngài.

7. Toàn Thắng (Sáng 14:30-31).  Ngài chiến thắng tất cả lực lượng thiên nhiên hoặc con người.

8. Toàn Ái (Xuất 34:6-7; 1 Giăng 4:16).  Ngài yêu thương mọi tạo vật.

4. Liên hệ với vũ trụ

- Tạo dựng nên thế giới (Ê-sai 44:24)

- Gìn giữ thế giới (Gióp 26:7; Thi. 104:5)

- Cung cấp cho thế giới (Thi. 104:10-30)

5. Liên hệ với loài người

- Liên hệ gia đình: Ngài là Cha (Ês. 63:16; 64:8; Mathiơ 6:9)

- Liên hệ yêu thương: Ngài chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ (Êsai 43:4; Giăng 3:16; 1 Giăng 3:1)

- Liên hệ giáo dục: Ngài dạy dỗ (Thi. 86:11; Êsai 50:4, 5)

- Liên hệ luật pháp: Ngài là quan tòa (Xuất. 2:23-25; Gia. 5:4)

 

                                   Tóm Tắt          

 

Đức Chúa Trời là Cha trên trời đã dựng nên vũ trụ và con người.  Ngài luôn yêu thương con người và mọi tạo vật Ngài dựng nên.  Với tình yêu vô điều kiện đó, như cha mẹ yêu con cái mình cách vô điều kiện, Ngài luôn ở bên cạnh con người để chăm sóc, gìn giữ, nuôi nấng, và dẫn dắt.  Ngài muốn con người ở với Ngài đời đời trong quan hệ yêu thương.  Đồng thời Ngài cũng là vị quan tòa công bình với quyền năng tối thượng và khôn ngoan vô cùng.  Ngài là Thượng Đế.

 

                                    --------------------------

 

 

Bài 3             Loài Người

 

Giống như tất cả các loài động vật khác, con người được sinh ra, ăn, uống, ngủ, sinh sản, vật lộn để sinh tồn trong một môi trường khác biệt hoặc đầy thù hận, chiến đấu cuộc chiến thất bại với sự chết, và rồi trở về bụi đất.  Vậy điều gì khiến chúng ta trở nên loài người thật đặc biệt khác hẳn với loài vật khác? Làm người nghĩa là gì?  Tôi là ai? Tại sao tôi ở đây? Mục đích đời sống tôi là gì?

 

I.  Được dựng nên là con người hoàn hảo

     1. Được Đức Chúa Trời dựng nên (Sáng. 1:26-31; 2:7-25) có sinh khí và bởi quyền năng Chúa.   Quyền năng dựng nên loài người của Đức Chúa Trời được xác nhận xuyên suốt Kinh Thánh (Thi. 8; 100:3; Mal. 2:10).

 

     2. Con người bao gồm: thể xác (body), linh hồn (soul), và tinh thần (spirit).  Có những từ ngữ khác nữa là: xác thịt (flesh), tấm lòng (heart), trí tuệ (mind), và lương tâm (conscience). (Lu-ca 10:27.)

 

     3. Con người thật phức tạp.  Nhưng Đức Chúa Trời sáng tạo con người hoàn hảo và được Ngài rất quan tâm (Phục 6:5).  Chúa Jêsus xác nhận rằng con đường đi đến đời sống vĩnh cửu - mục đích Đức Chúa Trời sáng tạo chúng ta - là yêu Chúa và yêu người lân cận như yêu mình (Lu-ca 10:27). 

 

     4. Đức Chúa Trời quan tâm đến đời sống chúng ta trong toàn bộ con người.  Vì thế Ngài quan tâm đến đời sống chúng ta trong sự đầy trọn của chúng ta.  Không có một phần nào của sự hiện hữu chúng ta mà Đức Chúa Trời không để ý:

            a. Sự công bằng xã hội (Êsa. 28:17; 61:8;

                 Amốt 5:15, 24; Mich. 6:8)  

            b. Đói kém (Phục. 15:4; Math. 25:35)

            c. Giấc ngủ (Thi. 3:5; 4:8)

            d. Thái độ, hành động, xúc cảm, tư tưởng, và  

                lời nói (Châm.  8:13; Thi. 34:14; 139:23;

                Châm. 12:6)

 

     5. Trách nhiệm.  Vì là hoàn hảo, con người được giao trách nhiệm quản lý muôn vật Đức Chúa Trời đã dựng nên (Sáng. 1:28)

 

II. Hình ảnh của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời sáng tạo chúng ta có điểm nổi bật xa hơn nữa: con người là hình ảnh Đức Chúa Trời và giống Ngài (Sáng 1:26-27).  Đây là một sự kiện hết sức quan trọng.  Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được chúng ta là ai cho đến khi nhận ra rằng mình là tạo vật của Đức Chúa Trời theo hình ảnh Ngài, nghĩa là:

    

     1. Được liên lạc với Đức Chúa Trời (Sáng 3:8) vì nhận được sanh khí (breath) của Ngài.

     2. Được là mắt, là tai, là tay của Đức Chúa Trời để cai trị các tạo vật khác (Sáng 1:28).

 

                                      Tóm Tắt

 

Con người được Đức Chúa Trời dựng nên theo hình ảnh Ngài, nghĩa là hoàn hảo và có quan hệ với Ngài trong tình yêu thương gia đình; được Đức Chúa Trời giao trách nhiệm cao cả hơn tất cả các loài khác là có khả năng quản trị thế giới mà Ngài đã sáng tạo.  Con người được Đức Chúa Trời dựng nên để sống đời đời với Ngài trong quan hệ yêu thương.

 

 

 

 

 

 

Bài 4               Tội Lỗi

 

Tội lỗi là sự tan vỡ mối liên hệ yêu thương giữa con người với Đức Chúa Trời và giữa người với người.  Tuy nhiên, tội lỗi không mạnh hơn Đức Chúa Trời.  Chân lý ở đây là chúng ta không phải là tội nhân, nhưng là chúng ta là loài người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời.  Tội lỗi bóp méo, làm biến dạng, làm hư hoại, và phản ngược với chân lý; nhưng nó không thể khiến chúng ta thay đổi thành một cái gì khác hơn là chúng ta vẫn là hình ảnh của Đức Chúa Trời.  Trong Kinh Thánh, mặc dù sau khi phạm tội, chúng ta vẫn là hình ảnh Đức Chúa Trời (Sáng 9:6; Gia-cơ 3:9).  Vậy, cũng giống như con gà không thể biến thành con vịt, chúng ta cũng không thể tự mình xoay khỏi làm người mà Đức Chúa Trời đã dựng nên để trở thành một loài động vật khác hoặc thành thần thánh. 

 

                        Ba dạng căn bản tội lỗi

 

1. Tội lỗi là không vâng lời

     a- Kiêu ngạo (Sáng 3:1-9; Mathiơ 16:25)

     b- Từ chối Đức Chúa Trời (Giăng 16:9)

     c- Thấy điều phải mà không làm (Gia-cơ 4:17)

 

2. Tội lỗi là ham muốn

     a- Muốn hơn người khác (Mathiơ 21:31-32; Lu-  

         ca 18:10-14)

     b- Muốn thỏa mản thể xác quá độ (Gal. 5:19-21).     

        Nên nhớ thức ăn, rựơu, v.v. không phải là tội

        lỗi, nhưng con người sử dụng quá độ gây ra   

        hậu quả.

     c- Muốn cho riêng mình (ích kỉ) (1 Ti-mô-thê

        6:10)

 

3. Tội lỗi là muốn bằng Đức Chúa Trời

     a- Kiêu ngạo (Sáng 3:1-13)

     b- Không muốn nương cậy Đức Chúa Trời (Thi.

        14:1-3)

     c- Không có đức tin (Giăng 16:9)

     d- Muốn 'biết điều thiện và điều ác' (Sáng. 2:16- 

         17; 3:4-5).  Điều này sai vì:

            i. chỉ một mình Đức Chúa Trời là thiện    

                 (Rôma 10:3)

    ii. chống lại loài người. Ai là người nguy hiểm hơn là người tin rằng họ dạy cho họ và cho người khác về điều gì là thiện hay điều gì là ác?  Ai là người vô nhân hơn là người tin rằng họ ở vị trí hướng dẫn và phán xét người khác nhưng không thấy chính mình cần bị phán xét và sửa đổi? 

     iii. tự hủy diệt vì cắt đứt khỏi liên hệ với Đức Chúa Trời và người khác. Họ cho rằng họ được tự do không cần học hỏi từ Đức Chúa Trời.

 

Tóm lại, tội lỗi là không yêu thương và không muốn chính mình được yêu thương. Chỉ khi nào chúng ta hiểu điều này, và thoát khỏi suy nghĩ về tội lỗi như là vô đạo đức (immorality) hoặc không kỉnh kiền (irreligiousness), thì chúng ta mới có thể hiểu rằng, dù chúng ta có đạo đức đến đâu, có tuân theo luật đến đâu, có sùng đạo đến đâu, chúng ta vẫn là những tội nhân khốn khổ --- khi đó chúng ta mới ý thức được sức mạnh tội lỗi trong đời sống mình.

 

                               Nguyên tội

Xuất phát từ A-đam và Ê-va (Sáng. 3; Rôm. 5:12-21). Tội lỗi là tình trạng tự nhiên của chúng ta. Nếu để một mình, chúng ta từ chối Đức Chúa Trời, xoay lưng lại ý muốn và đường lối Chúa dành cho đời sống chúng ta.  Không có một lĩnh vực hoặc một trường hoạt động nào của con người mà lại không bị ảnh hưởng của tội lỗi (Rôma 3:23). 

 

                              Tội di truyền

Cũng giống như bịnh di truyền mà một ấu nhi bị nhiễm ngay trong lòng mẹ, chúng ta bị nhiễm nguyên tội từ A-đam bởi dòng dõi huyết thống từ ông.  A-đam nghĩa là 'loài người.' (Thi. 51:5)

 

            A-đam là đại diện của chúng ta

Một cách giải thích khác về sự nối kết giữa A-đam và mọi ngườI là: không nối kết về huyết thống nhưng về pháp lý.  A-đam là 'đầu sỏ' (federal head) nhân loại và Đức Chúa Trời đã 'đổ' mọi tội lỗi ông ấy lên chúng ta (1 Côr. 15:22).  Nói cách khác, câu chuyện của A-đam là câu chuyện của mọI người.  Mọi người lập tới lập lui 'nguyên' tội của A-đam.  Nếu tôi muốn biết tôi là ai và tôi giống gì, thì tôi cứ nhìn vào A-đam.  Vừa khi tôi chiến thắng được tội lỗi này (chẳng hạn vô đạo

đức), thì lại nảy ra tội lỗi khác (chẳng hạn tự xưng công nghĩa, thái độ không tha thứ cho người không 'tốt' như mình).

                  

 Hậu quả của tội lỗi

 

1. Hoàn toàn hư hoại 

Con người sa ngã khỏi hình ảnh Đức Chúa Trời 'không thể làm điều tốt, và thiên hướng về điều ác' (Heidelberg Catechism, Q. 7).  Họ 'độc ác, nganh ngạnh và đồi bại' trong mọi cách (Belgic Confession, Art. 14).  Họ không còn 'tự do lựa chọn' (free will) để làm tốt nhưng trở nên 'kẻ nô lệ tội lỗi' (Second Helvetic Confession, 9). 

 

2. Sự chết 

a. Chết về phần xác, không còn sống đời đời nữa (Sáng. 2:17; Hêb. 9:27)

b. Chết về phần linh hồn, chết bên trong, tức là mất đi mối quan hệ thân thiết với Cha (Êph. 2:1)

c. Chết trong quan hệ với gia đình, với người quen, với người

khác chủng tộc, khác tầng lớp, khác truyền thống văn hóa (1 Giăng 3:14).

                             

                                    Tóm Tắt

 

Tội lỗi là không vâng theo lời của Đức Chúa Trời. Hậu qủa của nó là sự chết của con người: chết về phần xác và về phần tâm linh (không còn trong mối quan hệ yêu thương với Đức Chúa Trời).

 

                            ______________________

 

 

 

 

 

Bài 5           Chúa Giê-xu

 

1.  Thần Tính   

a.         Là Đức Chúa Trời (Giăng 1:1)

b.         Là Đức Chúa Con (Mathiơ 3:17)

c.         Là Đấng Cứu Thế (Giăng 4:25, 26)

d.         Không hề phạm tội (Hê-bơ-rơ 4:15)

 

2. Nhân Tính   

a.         Chúa ngủ (Ma-thi-ơ 8:25)

b.         Chúa mệt (Giăng 4:6)

c.         Chúa khóc (Găng 11:35)

d.         Chúa đói (Mác 11:12)

e.         Chúa khát (Giăng 19:28)

f.          Chúa bị cám dỗ (Mathiơ 4:1)

g.         Chúa nản lòng (Mathiơ 26:39)

h.         Chúa buồn (Giăng 12:27)

i.          Chúa sợ (Giăng 12:27)

 

3. Mục đích đến trần gian

a. Giảng Tin Mừng về sự cứu chuộc (Mác 1:14-15)

b. Tìm và cứu người có tội (Mác 2:17)

c. Hoà giải con người lại với Cha (Giăng 14:6)

 

4. Phương thức cứu chuộc       

a. Chúa chết đền tội cho tín đồ (Rô-ma 5:6)

b. Chúa sống lại (1 Cô-rinh-tô 15:17)

 

5. Sự giáng sanh   

a. Đúng theo lời Kinh Thánh (I-sa 9:1-6; Lu-ca

   24:44) 

b. Được hoạch định trước (Sáng 3:15)

c. Được thọ thai cách siêu nhiên (Ma-thi-ơ 1:22;

    I-sa 7:14)

 

6. Sự sống   

a. Sống bình thừơng 30 năm đầu (Lu-ca 3:23)

b. Sống như Đấng Cứu Thế ba năm cuối. Thọ 33 tuổi.

c. Đúng theo lời tiên tri trong Kinh Thánh (Lu-ca   

    24:44)

 

7. Sự chết    

a. Đúng theo lời tiên tri trong Kinh Thánh (1 Cô-rinh-tô 15:3-4)                                                                     

b. Vô tội (Hê-bơ-rơ 4:15)

c. Đau đớn (Ê-sai 53:1-8)

d. Của Đức Chúa Trời (Mác 15:39)

 

8. Sự phục sanh

a. Đúng theo lời Kinh Thánh (1 Cô-rinh-tô 15:3-4)

b. Sau ba ngày chết thật (1 Cô-rinh-tô 15:3-4)

c. Hiện ra cùng các môn đồ (1 Cô-rinh-tô 15:5-7;    

    Giăng 20:13-14; 21:1)

d. Thân thể đựơc biến hóa: vừa thần vừa người (Giăng 20:26, 27; 21:13)

 

9. Sự thăng thiên

a. Trước sự chứng kiến hơn 500 nhân chứng (1 Cô-rinh-tô 15:5, 6; Công Vụ 1:9)

 

10. Sự tái lâm

a. Chúa hứa sẽ trở lại (Giăng 14:1-3; Công Vụ 1:11)

b. Tiếp rước các tín đồ:

   i.Tín đồ đã chết sẽ sống lại và đi trước (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:15-18)

  ii. Tín đồ đang sống khi Chúa đến sẽ đi sau.

 

11. Các lời tiên tri về Chúa     

Có 365 lời tiên tri về Chúa.  Lời tiên tri cuối cùng được tiên báo 400 năm trước khi Chúa giáng sinh.

 

                                 Tóm Tắt

 

Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời.  Đúng thời kỳ đã định, Ngài giáng trần trong hình thể con người để đem con người trở về với Cha trên trời qua sự chết và phục sinh của Ngài.  Chúa Giê-xu vừa là thần, vừa là người; đây là một huyền nhiệm.  Sự giáng sinh, sự sống, sự chết, sự phục sinh, sự thăng thiên và tái lâm của Chúa là một Tin Mừng, Tin Lành (Gospel).  Ai tin vào Tin Lành này sẽ được cứu thoát khỏi địa ngục, và được sự sống vĩnh phúc với Thượng Đế.

 

Chúa Giê-xu khác hẳn với các giáo chủ, các vĩ nhân, các thiên tài ở chỗ:

 

            1. Ngài làm phép lạ vô số.

            2. Ngài sanh ra và sống đúng lời tiên tri

                Kinh Thánh.

            3. Ngài phục sinh (sống lại và thăng thiên).

            4. Ngài là Thuợng Đế duy nhất.

                        __________________

 

 

Bài 6        Đức Thánh Linh

 

Đức Thánh Linh rất quan trọng trong đời sống tín đồ.  Công việc Đức Chúa Cha được thấy rõ ràng trong Cựu Ước.  Công việc Đức Chúa Con được thấy rõ trong các sách phúc âm cho đến khi Ngài thăng thiên.  Còn Đức Thánh Linh là trọng tâm sách Công Vụ và lịch sử hội thánh xảy ra sau đó.  Nếu chúng ta muốn tiếp xúc với Đức Chúa Trời hôm nay, chúng ta phải quen thuộc với hoạt động của Đức Thánh Linh.  Qua hoạt động của Đức Thánh Linh chúng ta cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời và ‘đụng, chạm, rờ’ được Đức Chúa Trời.

 

1.Thân vị

a. Là Đức Chúa Trời (Công. 5:1-4, 16:7; 1 Côr. 6:11)

b. Là Ngôi Ba (Math. 28:19)

c. Là một thân vị (Person)

- Thông minh (1 Côr. 2:10-11; Rôm. 8:27; 1 Côr. 2:13)

            - Cảm xúc (Êph. 4:30)

            - Ý chí (1 Côr. 12:11; 16:6-11)

            - Được vâng lời (Công. 10:19-21)

            - Bị nói dối (Công. 5:3)

            - Bị phỉ báng (Math. 12:31)

            - Bị sỉ nhục (Hêb. 10:29)

2. Công tác 

a. Làm chứng

            - Cho tín đồ (Êph. 4:30)

            - Cho người không tin (Giæng 16:8)

b. Dạy dỗ tín đồ (Giæng 16:13)

c. Soi sáng tín đồ (Công. 6:10)

d. Yên ủi tín đồ (Giæng 16:7)

e. Cầu thay cho tín đồ (Êph. 6:18; Rôm. 8:26)

f. Thánh hóa (tái tạo) tín đồ (Giăng 3:5-8; Gal. 5:22)

g.  tín đồ (Công. 20:28)

h. Ban quyền năng siêu nhiên cho tín đồ (Công. 2:4)

i. Báp-têm tín đồ (Math. 3:11)

j. Ban ân tứ cho tín đồ (1 Côr. 12:7-11)

k. Ban sự vui mừng cho tín đồ (Rôma 14:17)

l. Giúp đỡ tín đồ (Rôm. 8:26)

m. Sáng tạo vũ trụ (Sáng 1:1, 26; Thi. 33:6; 104:29, 30)

 

3. Ấn chứng cứu chuộc

a. Xác nhận cho tín đồ rằng họ thuộc về Chúa (2 Côr. 1:22; Êph. 1:13-14). 

 

b. Bảo đảm với tín đồ rằng họ được Chúa cứu (Rôma 8:9).

4. Ân tứ Thánh Linh

Bất cứ ai tin Chúa đều nhận được Đức Thánh Linh, và Ngài ban cho tín đồ ít nhất một ân tứ để phục vụ Chúa và làm vững mạnh thân thể Ngài (là hội thánh).  Có các ân tứ sau:

 

Rôm. 12:6-8    1 Côr. 12:4-11    Ê-phê-sô 4:11    1 Phie. 4:11   

 

tiên tri               khôn ngoan        sứ đồ                  giảng luận        

phục vụ           tri thức                tiên tri                phục vụ

dạy dỗ             đức tin                 truyền giáo

khích lệ           chữa bịnh            mục sư

ban phát           làm phép lạ          giáo sư

lãnh đạo          nói tiên tri           

từ thiện            phân biệt thần

                         nói tiếng lạ

                         dịch tiếng lạ

           

5. Trái Thánh Linh

Điều quan trọng mà Thánh Linh ban cho tín đồ là:

 

a. Tình yêu thương (1 Côr. 13)

 

b. Trái Thánh Linh gồm chín vị (Gal. 5:22):

            - yêu thương

            - vui mừng

            - bình an

            - nhịn nhục

            - nhân từ

            - hiền lành      

            - trung tín

            - mềm mại

            - tiết độ

 

                                     Tóm Tắt

 

1. Khi tin Chúa Giê-xu tức khắc tín đồ được ban cho quà tặng

    Đức Thánh Linh (Công. 2:38; 10:45).

2. Nếu không có Đức Thánh Linh, người đó không thuộc về

    Chúa (Rôma 8:9). 

3. Đức Thánh Linh đang ở trong lòng và tâm trí tín đồ để dạy dỗ chân lý và thay đổi tín đồ thành người mới từ từ suốt cuộc đời theo Chúa. 

4. Có Đức Thánh Linh tức là có Đức Chúa Cha và Chúa Giê-xu ở cùng. 

5. Chúng ta cần quan hệ mật thiết với Thánh Linh vì chưa bao giờ Đức Chúa Trời lại gần gũi với chúng ta như vậy.

                                            ----------------------------

 

Bài 7     Ba Ngôi Chúa Trời

 

I. Theo Cựu Ước

A. Sự hiệp một của Đức Chúa Trời

- Không có đa thần (Phục 6:4)

 

B. Từ ngữ số nhiều

- Đại từ số nhiều (Sáng. 1:26; 3:22; 11:7; Ês. 6:8)

-Động từ số nhiều (Sáng 1:26; 11:7)

 

C. Thiên sứ của Giê-hô-va

- Chỉ là thiên sứ (1 Các. 19:7)

- Có khi được đề cập đến như là Đức Chúa Trời, dù không phải là Ngài (Sáng. 16:7-13; 18:1-21; Mal. 3:1)

- Điều này chứng tỏ có sự khác biệt cá nhân trong Ba Ngôi.

 

D. Sự khác biệt cá nhân

a. Chúa được phân biệt với Chúa (Sáng. 19:24; Ôsê 1:7)

b. Đấng Cứu Chuộc (phải là Đấng thần linh) được       

    phân biệt với Chúa (Ês. 59:20)

c. Thần (Thánh Linh) đựơc phân biệt với Chúa (Ês.    48:16; 59:21; 63:9-10.  Trong những câu này Đức Thánh Linh là một thân vị hoạt động.

 

E. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời

Nhiều nhà thần học xem sự nhân cách hóa khôn ngoan trong Châm ngôn 8:12-31 là đề cập đến Đấng Christ, như thế Cựu Ước bày tỏ sự hiện hữu của Ba Ngôi.

 

II. Theo Tân Ước

 

A. Bằng chứng sự Hiệp Nhất (Oneness)

     (1 Côr. 8:4-6; Êph. 4:3-6; Giacơ 2:19)

 

B. Bằng chứng về Hiệp Tam (Threeness)

1. Cha là Đức Chúa Trời (Giăng 6:27; 1 Phi. 1:2)

2. Chúa Jêsus là ĐCT vì có thuộc tính của ĐCT (Math. 9:4; 28:18; 28:20; Mác 2:1-12; Giăng 12:9; Côl. 1:17; Giăng 1:3; 5:27)

3. Chúa Thánh Linh là ĐCT

a. Được gọi là ĐCT (Công. 5:3-4)

b. Có thuộc tính của ĐCT (1 Côr. 2:10; 6:19)

c. Tái tạo con ngườI (Giăng 3:5-6, 8) là công việc của duy một Đức Chúa Trời

 

C. Bằng chứng về Ba Ngôi (Triunity)

 

Ma-thi-ơ 28:19 tuyên bố rõ ràng nhất về Hiệp Nhất và Hiệp Tam bằng cách liên kết ba Thân Vị (three Persons) và kết hiệp lại thành một danh xưng.  Những câu Kinh Thánh tương tự là Math. 3:16-17;  2 Côr. 13:14; Ê-phê-sô 3:14-17.

 

 

 

 

 



 

 





 

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 


III. Ba Ngôi hiệp một trong yêu thương là khuôn mẫu cho loài người

Đức Chúa Trời không phải là một Thượng Đến cô độc nhưng là ba thân vị hiệp một trong mối liên hệ yêu thương.  Ba Ngôi Đức Chúa Trời có sự tương giao và thông công trong liên hệ, đồng công trong công tác, đồng hành trong cõi vĩnh hằng, đồng nhất trong bản tính.  Chính vì vậy Ba Ngôi đã yêu thương dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, tức là con ngừơi không ai phải sống cô độc, nhưng cùng sống với nhau trong cộng đồng nhân loại, cùng tương giao và thông công trong liên hệ, cùng đồng công trong việc làm, cùng đồng hành trong hành trình cuộc đời, cùng hiệp một lòng, chung một ý thờ phượng Đức Chúa Trời, và thực hiện đại mạng lịnh ‘yêu ngừơi lân cận như yêu chính mình’ (Ma-thi-ơ 22:39).

 

IV. Mục đích sống của loài người

Vì Ba Ngôi hiệp một trong tình yêu thương, là gương mẫu cho loài người, nên mục đích sống của chúng ta là:

 

+ Đối với Đức Chúa Trời (2 Côrinhtô 13:13)

1.     Sống trong tình yêu của và đối với Đức Chúa Cha. 

2.     Tiếp nhận ân sủng cứu chuộc của Đức Chúa Con.

3.     Giao thông Đức Chúa Trời và anh chị em khác qua Đức Thánh Linh.

 

+ Đối với người khác (1 Phi-e-rơ 2:9)

      1.   Cầu nguyện cho người.

      2.   Tha thứ cho người.

      3.   Rao giảng Tin Lành cho người.

            -----------------------------------------

Bài 8           Hội Thánh

 

1. Dân sự của Đức Chúa Trời

Hội thánh theo nguyên nghĩa tiếng Greek là ‘called out’ (được kêu gọi ra khỏi).  Có người dịch là ‘nhà thờ’ (church).  Hội thánh là cộng đồng những người tin Chúa (cùng với cộng đồng dân Do Thái) được kêu gọi ra khỏi thế giới này để làm dân sự Đức Chúa Trời.  Mục đích của sự kêu gọi này gồm hai điểm chính: 1) để nhận lấy từ Đức Chúa Trời sự phán xét, ân sủng, và sự tha thứ; 2) để được sai phái trở lại làm đại diện cho Đức Chúa Trời về sự phán xét, hoà giải, và tân tạo trong thế giới. 

   a. Chúng ta là hội thánh khi cùng nhau nhóm lại trong danh Chúa (Math. 18:19, 20).

   b. Hội thánh là một cộng đồng đức tin chứ không phải tòa nhà building (1 Côr. 16:19; Côl. 4:15; Phil. 4:22).

   c. Đức Chúa Trời thành lập và quản trị hội thánh, chứ hội thánh không phải là do ‘hiệp hội tự nguyện của các tín đồ’ đến với nhau và tự quyết định thành lập hội thánh (Công. 20:28).

 

2. Thân thể của Đấng Christ Cứu Thế

Cũng giống như một thân thể phải có nhiều bộ phận chi thể, hội thánh là thân thể của Chúa (Êph. 4:4-6; 5:23).  Nghĩa là mọi thành viên đều phải có liên đới hữu cơ với nhau. 

 

Làm sao tôi có thể biết sự tha thứ, tình yêu, và sự trợ giúp của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là thực nếu như tôi không kinh nghiệm được chúng qua cộng đồng dân sự của Chúa?  Chúa là Đấng sống lại đang hoạt động không chỉ trong hội thánh nhưng mọi nơi, ngay cả trong những người không nhận ra hoặc thừa nhận sự giải phóng của Ngài.  Chính Ngài phán, ‘Ta còn nhiều chiên khác chưa thuộc về đàn nầy, Ta phải đem chúng về nữa, và chúng sẽ nghe theo tiếng Ta’ (Giăng 10:16). 

 

3. Một dân thánh

Dân sự của Chúa không phải thánh theo nghĩa họ đạo đức hơn người khác.  Mọi tội lỗi ngoài xã hội đều có thể thấy ngay trong hội thánh, cả trong đời sống cá nhân Cơ-đốc-nhân (gồm mục sư và chấp sự) lẫn cả giáo hội Tin Lành và Công Giáo.  Kinh Thánh mở cho thấy tội lỗi dân sự Ngài, trong Cựu Ước lẫn Tân Ước (Êsai 1:1-17; Giê. 6:13; 7:1-26; Amốt 5:21-27; 1 Côr. 1:10-13; 5:1; 5:9-13; 11:20-22; Gal. 2:11-14; Phil. 1:15-17).  

 

Hội thánh là thánh vì dân sự biết mình là tội nhân, mình chấp nhận những thành viên không đủ tiêu chuẩn! (1 Tim. 1:15-16; 1 Giăng 1:8-9). 

 

Thứ hai, hội thánh là thánh vì cùng nhóm lại trong danh Jêsus Christ.  Thân thể thánh vì Đầu là Đấng Thánh.  Hội thánh sống theo sự hứơng dẫn của Chúa và thực hiện mạng lịnh của Ngài (Giăng 13:34, 35).

 

4. Một dân sự phổ thông hiệp một

Vì chỉ có một Đấng Cứu Thế là Chúa của hội thánh, nên cộng đồng dân sự, tức thân thể Chúa, hiệp một trong đức tin, hy vọng, tình yêu thương, thờ phượng, và phục vụ (Rôm. 12:4-6; 1 Côr. 1:16-17; 12:4-27; Êph. 2:11-22; 4:1-16).

 

5. Một dân sự sứ đồ

Nghĩa là hội thánh phải thường xuyên tự bị xử xét và sửa dạy bởi các sứ đồ đầu tiên.  Nói cách khác, từ ‘sứ đồ’ đồng nghĩa với ‘kinh thánh’ – nghĩa là một hội thánh hiệp nhất được quản trị bởi thẩm quyền kinh thánh.  Một dân sự sứ đồ thực hiện:

   a. Công tác hội thánh trong thế giới

- làm sứ giả hòa giải (2 Côr. 5:20)

- theo gương Đấng Christ phục vụ (Mác 10:45)

- không những ‘Hãy đến với Ta’ nhưng còn ‘Hãy đi!’ (Giăng 20:21)

   b. Công tác của mọi Cơ-đốc-nhân

 

- mọi dân sự Chúa là các thầy tế lễ (Xuất. 19:6), làm trung gian đem Chúa đến con người, và con người đến Chúa.

- Tân Ước xác định mọi con dân Chúa đều được kêu gọi vào công tác này (1 Phi. 2:9).

 

                                     Tóm Tắt

Hội Thánh là thân thể của Chúa.  Chính Chúa đã đổ huyết ra để mua Hội Thánh của Ngài (Công. 20:28).  Đại cuộc của Hội Thánh là công bố phúc âm cứu rỗi cho nhân loại; nơi trú ẩn, nuôi dưỡng, và tương giao thuộc linh cho dân Chúa; duy trì sự thờ phượng thiêng liêng; bảo toàn chân lý; thúc đẩy công bằng xã hội; và phô bày Nước Trời cho toàn nhân loại (Book of Order G-1.0200)

               _______________________

 

 

 

 

 

 

 

Bài 9       Chúa Jêsus Tái Lâm

 

Chúa Jêsus sẽ trở lại là điều chắc chắn 101% theo như Ngài đã phán: ‘Đừng để tâm trí các con bị bối rối.  Đã tin Đức Chúa Trời, các con cũng hãy tin Ta nữa.  Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở.  Nếu không Ta đã nói cho các con rồi.  Ta ra đi để sửa soạn chỗ ở cho các con; nếu Ta đi và sửa soạn một chỗ ở cho các con, Ta cũng sẽ trở lại đón các con về với Ta, để Ta ở đâu các con cũng ở đó’ (Giăng 14:1-3).

 

Chúa sẽ tái lâm (trở lại) hai lần.

 

1. Lần đầu: Tái lâm ẩn nhiên

     (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18)

 

Không ai thấy.  Để cất các người tin Chúa về thiên đàng ở với Ngài.  Trong lần tái lâm thứ nhất này, sẽ có sự sống lại của những ngừơi tin Chúa đã chết và theo thứ tự sau:

     - Người đã chết trước khi Chúa tái lâm sẽ sống lại và được Chúa đem lên trời trước.  Sự sống lại này còn được gọi là sự sống lại lần thứ nhất (phục sinh lần nhất).

     - Sau đó, đến phiên người tin Chúa đang sống sẽ được Chúa đem lên trời.

2. Lần cuối: Tái lâm hiển nhiên

     (Khải. 20:1-6)

Mọi người đều thấy.  Chúa đến để thiết lập thiên hỉ niên (1.000 năm bình an) trên trái đất này.  Có hai biến cố trong thời kỳ này:

   a. Sa-tan bị xích lại suốt 1.000 năm

   b. Mọi người đều sống bình an hạnh phúc,   

       bao gồm những người đã phục sinh.

 

3.  Khi nào Chúa tái lâm lần đầu?

Không ai biết.  Kinh Thánh chỉ cho biết Chúa trở lại bất ngờ ‘như kẻ trộm lúc đêm khuya’ (1 Tês. 5:2-3), ‘như tia chớp phát ra từ phương đông lòe sáng đến tận phương tây thể nào, thì sự quang lâm của Con Người cũng sẽ như thế’ (Math. 24:27).

 

4. Chuyện gì xảy ra giữa hai cuộc tái lâm?

Sẽ có cơn đại nạn (tribulation) mà trước đây chưa từng có (Khải. 6:1-11:9).  Sa-tan hoành hành và tàn phá thế giới.  Một số người tin Chúa còn ở lại làm chứng cho Chúa bị Sa-tan và những kẻ vô tín đi theo nó sát hại tàn nhẫn.

 

5. Chung cuộc thế giới (Khải. 20:7-15)

   a. Đối với Sa-tan 

 

Hết hạn 1.000 năm bình an, Sa-tan được thả ra khỏi ngục và phá phách lần cuối cùng

trước khi bị quăng vào địa ngục vĩnh viễn. 

   b. Đối với kẻ từ chối Chúa

 

Cùng số phận với Sa-tan là những người không có tên trong sách sự sống, tức là những người đã từ chối Chúa (c. 15).  Họ sẽ được sống lại (nếu đã chết trước kỳ 1.000 năm bình an, đây là cuộc phục sinh lần thứ hai) và chịu phán xét trước ngai trắng lớn (c. 11-13). Và họ sẽ bị quăng vào hồ lửa cùng với Sa-tan để chịu chết lần thứ hai đời đời trong hồ lửa.  (Sự chết lần thứ nhất là sự chết của thân xác loài người). 

 

6. Trời mới đất mới (Khải. 21, 22)

Đức Chúa Trời tái tạo trời đất.  Những người có tên trong sách sự sống sẽ sống đời đời với Ngài nơi thiên đàng vĩnh phúc.

Chú ý:

Tín lý trên dựa theo niềm tin đa số các Cơ-đốc-nhân.  Cũng có những niềm tin khác nữa về thứ tự giữa cơn đại nạn, Chúa tái lâm, và thiên hỉ niên.  Ba biến cố này phải xảy ra theo Kinh Thánh, nhưng theo thứ tự thời gian thế nào thì còn tùy thuộc vào ý kiến của mỗi người.  Sau khi ba biến cố này xảy ra, rồi mới đến trời mới đất mới.

                                ------------------------------

Bài 10          Thiên Sứ

 

Thiên Sứ là tạo vật được Đức Chúa Trời dựng nên để phục vụ Đức Chúa Trời và phục vụ loài người.

 

1. Thiên Sứ là loài thọ tạo:

           

     a- được Đức Chúa Trời dựng nên (Thi. 148:5)

     b- được Chúa Giê-xu dựng nên (Giăng 1:1-3; Côl. 1:16)

 

2. Thời điểm được dựng nên:

     Kinh Thánh không nói đến, chỉ biết rằng khi có trái đất thì đã có thiên sứ (Gióp 38:6-7)

 

3. Tình trạng khi được dựng nên:

           

     a- tốt lành (Sáng. 1:31; Mác 8:38; 1 Tim. 5:21)

     b- khác với các loài khác và khác loài người

        (1 Côr. 6:3; Hêb. 1:14)

     c- giới hạn về quyền năng, hiểu biết, và khả năng

             (Math. 24:36; 1 Phi. 1:11-12; Khải. 7:1)

     d- cũng bị phán xét như các tạo vật khác (1 Côr. 6:3; Math.       

        25:41)

 

4. Bản chất:

     a. Có nhân tánh

        (cho cả thiên sứ thánh, Sa-tan và quỉ sứ):

            -thông minh (Math. 8:29; 2 Côr. 11:3)

            - tình cảm (Lu-ca 2:13; Gia-cơ 2:19; Khải.       

              12:17)

            - ý muốn (Lu-ca 8:28-31; 2 Tim. 2:26; Giu-

               đe 6)

    

     b. Có thần tánh:

           

            - ‘thần hầu việc Đức Chúa Trời’

                (Hêb. 1:14).

            -  quỉ sứ được gọi là ma quỉ và tà linh

                 (Lu-ca 8:2; 11:24, 26)

            - Sa-tan là thần đang hoạt động (Êph. 2:2)

            - vô hình vô thể (Math. 8:16; Luca 7:21; 8:2;

                  11:26; Công. 19:12; Êph. 6:12)

            - cũng có khi có hình thể (Xach. 5:9), trong  

               giấc mơ (Math. 1:20; Ês. 6:1-8); trong  

                dạng đặc biệt (2 Các. 6:17)

            - trong các khải tượng trên trời, thường xuất

                hiện dạng siêu nhiên (Đan. 10:5-7; Khải.

                10:1-3; 15:6; 18:1)

    

     c. Bất tử và không thể sinh sản:

            - số lượng thiên sứ lúc nào cũng vậy, vì    

               không sanh sản (Math. 22:30)

            - không chết (Lu-ca 20:36)

            - tuy nhiên, thiên sứ phản loạn thì bị tách

              khỏi Đức Chúa Trời (Math. 25:41; Lu-ca  

              8:31)

 

     d. Tạo vật mạnh hơn loài người:

            - khi Chúa thành người, Ngài thấp hơn thiên  

               sứ (Hêb. 2:7-9)

            - thiên sứ thắng 185 ngàn chiến sĩ (2 Các  

                Vua19:35)

 

5. Tổ chức của thiên sứ

     a- số lượng rất đông (Hêb. 12:22; Khải. 5:11)

     b- là một hội của các thánh (Thi. 89:5, 7), của

         quân sự (Khải. 12:7), của vua các cào cào qủi  

          sứ (Khải. 9:11)

     c- theo trật tự chính phủ (Êph. 3:10 cho thiên  

          sứ tốt; 6:12 cho thiên sứ ma quỉ)

 

Điểm quan trọng thực tiễn ở đây là: thiên sứ có tổ chức; qủi sứ có tổ chức; tuy nhiên, Cơ-đốc-nhân lại thường không thấy mình cần có tổ chức.  Tổ chức thật quan trọng nhất là trong cuộc chiến.  Tín đồ thường thấy mình ‘sô-lô’ cũng đủ chiến thắng mà không cần chuẩn bị tổ chức trước và không cần kỉ luật thuộc linh.  Tín đồ thường mất đi nhiều cơ hội quí giá vì họ không có kế hoạch và tổ chức công việc tốt lành của mình.

 

6. Trật tự thiên sứ:

      a- thiên sứ trưởng (arcangel) Mi-chê (Giu-đê 9; 1 Thês.           4:16)

     b- các quan trưởng (chief princes) (Đan. 10:13)

     c- những kẻ cai trị

            - kẻ cầm quyền (Rôma 8:38; Êph. 1:21;

               3:10; 6:12; Côl. 1:16; 2:10, 15)

            - quyền bính (authorities) (Êph. 1:21; 2:2;  

               3:10; 6:12; Côl. 1:16; 2:10; 1 Phi. 3:22)

            - quyền lực (2 Phi. 2:11)

            - ngai thống trị (Êph. 1:21; Côl. 1:16; 2 Phi.  

               2:10; Giuđe 8)

     d- Chê-ru-bin:

            - là một trật tự khác của thiên sứ, cấp cao vì

          Sa-tan cũng là một Chê-ru-bin (Êx. 28:14, 16)

            - lính canh nơi thánh (Sáng. 3:24; Xuất.

              26:1; 1 Các. 6:23-29)           

     e- Sê-ra-phim:

            - tương đương với Chê-ru-bin (Ês. 6:2-7)

            - để ca ngợi Đức Chúa Trời.

    

     f- các thiên sứ đặc biệt

            - Gáp-ri-ên: cấp cao, tên có nghĩa là ‘anh  

               hùng của Đức Chúa Trời’, có trách nhiệm  

               đem thông điệp quan trọng của Chúa đến   

                từng cá nhân (Đan. 8:16; 9:21; Lu-ca

                1:19; 1:26).

            - Các thiên sứ mang trách nhiệm đặc biệt

              (Khải. 14:18 thiên sứ có quyền trên lửa;

              16:5 thiên sứ nước; 9:11 thiên sứ vực sâu;  

              20:1-2 thiên sứ trói Sa-tan).

            - Các thiên sứ trong cuộc phán xét tương lai

              (thổi kèn trước khi có cuộc phán xét trong

               Khải. 8-9).

            - Các thiên sứ của Bảy Hội Thánh trong

              Khải. 2-3.

            - Thiên sứ của Giê-hô-va: chính là tiền thân

               của Đấng Christ.  Thiên sứ đó phán như là

               Đức Chúa Trời, tự đồng hóa mình với Đức  

        Chúa Trời, và thực hành đặc quyền của Đức Chúa Trời

        (Sáng. 16:7-12; 21:17-18; 22:11-18; Xuất. 3:2; Quan. 2:1-4;   

          5:23; 6:11-24; 13:3-22; 2 Sam. 24:16; Xach.1:12; 3:1; 12:8). 

         Sự xuất hiện của Thiên Sứ này chấm dứt sau khi có sự nhập     

         thể của Đấng Christ, điều này càng chứng tỏ Ngài chính là

         tiền thân của Đấng Christ.

 

7. Công tác của các thiên sứ

     a- Với Đức Chúa Trời:

            - ca ngợi (Thi. 148:1-2; Ês. 6:3)

            - thờ phượng (Hêb. 1:6; Khải. 5:8-13)

            - vui mừng về điều Ngài làm (Gióp 38:6-7)

            - phục vụ (Thi. 103:20; Khải. 22:9)

            - xuất hiện trước Ngài (Gióp 1:6; 2:1)

            - dụng cụ Ngài dùng để phán xét (Khải. 7:1;

                 8:2)

     b- Với từng thời kỳ:

            - cùng ca ngợi khi trái đất được sáng tạo

              (Gióp 38:6-7)

            - tham gia ban hành luật Môi-se (Gal. 3:19;

              Hêb. 2:2)

            - hoạt động tích cực trong biến cố quan

               trọng lần đầu của Đấng Christ (Math.

               1:20; 4:11)

            - hoạt động tích cực trong thời khai sinh hội

               thánh (Công. 8:26; 10:3, 7; 12:11)

            - tham gia vào biến cố quan trọng lần hai

              của Đấng Christ (Math. 25:31; 1 Tês. 4:16)

     c- Với công tác của Đấng Christ:

            - lúc Chúa sanh:

            + tiên đoán (Math. 1:20; Lu-ca 1:26-28)

            + công bố (Lu-ca 2:8-15)

            - lúc Chúa sống:

            + cảnh báo đi trốn (Math. 2:13-15)

            + hướngdẫn trở về (Math. 2:19-21)

            + phục vụ sau cám dỗ & căng thẳng (Math.                                       4:11; Lu-ca 22:43)

            + bảo vệ (Math. 26:53)

            - lúc Chúa phục sinh:

            + lăn hòn đá (Math. 28:1-2)

            + công bố (Math. 28:5-6; Lu-ca 24:5-7)

            + thăng thiên (Công. 1:10-11)

            - lúc Chúa Đến Lần Hai:

            + hội thánh được cất lên khi thiên sứ thổi

                kèn (1 Tês. 4:16)

            + sự Đến Lần Hai có cả thiên sứ (Math.

                  25:31; 2 Tês. 1:7)

            + phán xét sẽ do thiên sứ thực hiện

               (Math.  13:39-40)

     d- Với các quốc gia:

            - với dân Do Thái:

            + được thiên sứ trưởng Mi-chê bảo vệ

                                    (Đan. 12:1)

            - với các nước khác:

            + cai trị họ (Đan. 4:17)

            + trong cơn đại nạn, thiên sứ sẽ cùng Chúa

                 phán xét họ (Khải. 8-9; 16)

 

     e- Với người công bình:

            - công bố phán xét (Sáng. 19:13; Khải. 14:6-

               7; 19:17-18)

            - phán xét kẻ ác (Công. 12:23; Khải. 16:1)

            - tách riêng người công bình và kẻ ác (Math.

               13:39-40)   

     f- Với hội thánh:

            - giúp đỡ tín đồ (Hêb. 1:14)

            - liên lạc và tiết lộ chân lý ích lợi (Đan. 7:15-27; 8:13-26;       

               9:20-27; Khải. 1:1; 22:6, 8)

            - công tác đặc biệt:

            + trả lời cầu nguyện (Công. 12:5-10)

            + chinh phục tội nhân (Công. 8:26; 10:3)

            + quan sát công việc Cơ-đốc-nhân (1 Côr.  4:9; 11:10; Êph.    

                   3:10; 1 Phi. 1:12)

            + khích lệ lúc nguy hiểm (Công. 27:23-24)

            + hiện diện lúc chết (Lu-ca 16:22)

 

                                     

                                   Tóm Tắt

 

Thiên Sứ là loài thọ tạo được Đức Chúa Trời dựng nên để giúp việc Ngài và bảo vệ loài người.  Thiên Sứ có sức mạnh hơn loài người nhưng thua Đức Chúa Trời.

 

                                ---------------------------

           

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

Bài 11      Sa-tan & Ma Quỷ

 

 

Sa-tan là thiên sứ trưởng do Đức Chúa Trời dựng nên nhưng đã kiêu ngạo phản loạn chống nghịch Đức Chúa Trời và sa ngã.

 

I. Thực chất của Sa-tan

 

A. Bằng chứng về cá tính

   1. Dấu vết cá tính: thông minh (2 Côr. 11:3); xúc cảm (Khải. 12:17; Lu-ca 22:31); ý muốn (Êsai 14:12-14; 2 Tim. 2:26).

   2. Nhân xưng đại danh từ: dùng đế chỉ về người ta trong cả CƯ & TƯ (Gióp 1; Mathiơ 4:1-12).

   3. Chịu trách nhiệm về đạo đức (Mathiơ 25:41).

 

B. Bản chất

   1. Là tạo vật được dựng nên (Êxê. 28:11-19) nên không thể bằng Đức Chúa Trời.

   2. Là linh thể (spirit being) đứng đầu trong hàng ngũ các thiên sứ (Êxê. 28:12, 14; Giu-đe 9).  Nó được gọi là chúa của đời này vua cầm quyền không trung (2 Côr. 4:4; Êph. 2:2).

C. Danh xưng   Satan (52 lần trong tiếng Do Thái) nghĩa là kẻ thù nghịch hoặc kẻ chống đối (Xa-cha-ri 3:1; Math. 4:10; Khải 12:9; 20:2). 

   Ma quỉ (35 lần trong tiến Hy-lạp) nghĩa là kẻ nói dối (Math. 4:1; Êph. 4:27; Khải. 12:9; 20:2).

 

II. Tội lỗi của Sa-tan

A. Nguyên tội của Sa-tan trong Ê-xê-chi-ên 28:15, dù nó là tạvật hoàn hảo. 

 

B. Bản chất tội lỗi của Sa-tan: do kiêu ngạo

(1 Tim. 3:6)

 

III. Hoạt động của Sa-tan

A. Đối với Chúa Giê-xu

   1. Cắn gót chân Chúa (Sáng 3:15)

   2. Tiêu diệt Chúa (Math. 2:16)

   3. Phá hoại kế hoạch cứu chuộc của Chúa (Math. 16:21-23; 4:1-11)

B. Đối với Đức Chúa Trời

   1. Cám dỗ loài người muốn trở nên giống Đức Chúa Trời (Sáng 3:5)

   2. Cám dỗ Chúa Giê-xu

   3. Phủ nhận quyền năng Đức Chúa Trời (2 Côr. 11:15; 2 Tim. 3:5; 1 Tim. 4:1-3; Khải. 2:24; 2 Tês. 2:9-11)

 

C. Đối với các quốc gia

   1. Lừa dối các nước (Khải. 20:3)

   2. Dùng chính phủ để ngăn cản phúc âm (1 Tês.

        2:18)

   3. Điều khiển chính quyền (Khải. 13:2-4; 20:7-10)

 

D. Đối với người chưa tin Chúa

   1. Làm mù mắt họ không thấy Chúa (2 Côr. 4:4;

        Luca 8:12)

   2. Dùng các hệ thống thế gian ngăn cản người tin

      (Côl. 1:13; 1 Giăng 2:15-17)

    

                                     Tóm Tắt

Sa-tan có thật và đang hoạt động phá hoại nước Trời, nhưng cuối cùng nó sẽ bị giam nơi hồ lửa đời đời cùng với những người theo nó.  Khi Chúa sống lại, Ngài phán, ‘Ta đã thắng thế gian rồi.’

 

                    ---------------------------------

           

 

Bài 12          Hai Thánh Lễ

 

Chính Chúa Giê-xu thiếp lập hai thánh lễ Báp-têm và Tiệc Thánh, để làm dấu hiệu và ấn chứng cho tình yêu và ân sủng của Ngài đối với con cái Ngài.  Không ai có thể làm việc công đức nào xứng đáng để nhận được thánh lễ, nhưng hoàn toàn do nơi ân sủng của Chúa mà chúng ta nhận được thánh lễ.

 

                    Thánh Lễ Báp-têm

 

Báp-têm là dấu hiệu và ấn chứng sự hiệp một vào Đấng Cứu Thế Christ.  Chính Đức Giê-xu cũng đã chịu báp-têm, qua đó Ngài đã hòa mình với tội nhân để hoàn thành sự xưng công chính.  Chúa Giê-xu sống lại để bảo đảm với môn đồ rằng Ngài luôn ở với họ và truyền lệnh cho họ ‘hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-têm cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế’ (Math. 28:19).

 

Qua báp-têm, chúng ta tham dự vào sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu.  Qua báp-têm, chúng ta chết về những gì phân cách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời và được sống lại về sự đổi mới đời sống trong Đấng Christ.  Báp-têm hướng chúng ta trở lại với ân sủng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Chúa Giê-xu Cứu Thế Christ, là Đấng đã chết cho chúng ta và đã sống lại cho chúng ta.  Báp-têm hướng chúng ta về cùng với Đấng Cứu Thế Christ là Đấng sẽ hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trong tương lai đã được hứa trước của Đức Chúa Trời (W-2.3002).

 

Cũng như phép cắt bì là dấu hiệu và ấn chứng cho sự được ở trong ân sủng và giao ước của Đức Chúa Trời với dân Do Thái, thì báp-têm là dấu hiệu và biểu tượng cho sự được ở trong ân sủng và giao ước của Đức Chúa Trời với Hội Thánh. Là một dấu mốc nhận diện, báp-têm nêu rõ:

   a. sự thành tín của Đức Chúa Trời,

   b. sự rửa sạch tội,

   c. sự tái sanh,

   d. mặc lấy áo mới của Đấng Christ,

   e. được bao bọc bởi Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời,

   f.  sự chấp nhận vào gia đình giao ước của Hội Thánh,

   g. sự phục sinh và soi sáng trong Đấng Christ.

           (Xem Êph. 4:4-6)

 

 

 

 

               Thánh Lễ Tiệc Thánh

 

Tiệc Thánh là dấu hiệu và ấn chứng về việc ăn và uống trong sự tương giao với Chúa bị đóng đinh và phục sinh.  Trong thời kỳ công tác tại trần thế của Ngài, Chúa Giê-xu đã dự những bữa ăn với các người theo Ngài như là một dấu hiệu về cộng đồng và sự tiếp nhận nhau, và cũng là một phần công tác mục vụ của Ngài.

 

Trong bữa tiệc ly cuối cùng của Ngài trước khi chết, Chúa Giê-xu cùng dự với các môn đệ của Ngài bữa ăn bánh và rượu, cho họ biết đây là thân thể và huyết của Ngài, là những dấu hiệu về giao ước mới.  Ngài truyền phải bẻ bánh và uống chén để nhớ về và đồn ra sự chết của Ngài.  Xem Math. 26:26-29; Mác 14:26-25; Luca 22:14-20; 1 Côr. 11:23-26

 

Sau khi phục sinh, Chúa Giê-xu phục sinh tự tỏ mình ra cho các môn đệ biết Ngài khi Ngài bẻ bánh.  Ngài tiếp tục bày tỏ chính mình cho các tín đồ biết, bằng cách ban ban phước và bẻ bánh, bằng cách sửa soạn, phục vụ, và cùng dự những bữa ăn chung (W-1.3033).  Xem Giăng 21:4-14.

 

Trong buổi tiệc này, Hội Thánh ăn tiệc liên hoan vui mừng của dân sự Đức Chúa Trời, mong đợi buổi đại tiệc cưới Chiên Con.  Được Đức Thánh Linh đặt vào sự hiện diện của Đấng Christ, Hội Thánh nôn nả cầu nguyện và chờ đợi ngày Đấng Christ sẽ đến trong vinh hiển và Đức Chúa Trời hiện diện trọn vẹn.  Được nuôi dưỡng bởi hy vọng này, Hội Thánh đứng lên từ Bàn Tiệc và được sai phái bởi quyền năng Đức Thánh Linh để tham dự vào công tác của Đức Chúa Trời cho thế giới, để công bố phúc âm, để thực hành thương xót, để hành động công lý và hòa bình cho đến khi Vương Quốc của Đấng Christ sẽ trở lại lần cuối.  Xem Khải. 19:9; 21:9; Mác 14:25.

 

Ai có thể dự Tiệc Thánh?  Tất cả những ai tin Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế.  Nên nhớ rằng được dự vào bàn Tiệc Chúa không phải là do công đức giá trị, nhưng là một đặc ân được ban cho những người không xứng đáng nhưng đến với Chúa trong đức tin, ăn năn, và yêu thương.  Để chuẩn bị nhận lấy Đấng Cứu Thế Christ qua lễ Tiệc Thánh này, tín đồ phải xưng nhận tội lỗi và những đổ vỡ, để tìm được sự hòa giải lại với Đức Chúa Trời và người lân cận, và trông cậy vào Chúa Giê-xu Christ để được rửa sạch và đổi mới.  Ngay cả người nghi ngờ hoặc niềm tin giao động cũng có thể đến Bàn Tiệc Chúa để được tái xác nhận tình yêu của Đức Chúa Trời và ân sủng trong Đấng Christ Giê-xu (W-2.4011).

 

                        -------------------------

 

Bài 13        Dâng Hiến

 

Nhận thức rằng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn loài vạn vật và mình đã được Ngài tạo dựng và cứu chuộc, Cơ-đốc-nhân dâng hiến những gì mình có cho Ngài để đáp lại những ơn lành Ngài ban.

 

                       Lý do dâng hiến 

1. Vì tất cả mọi vật đều thuộc về Chúa (Thi. 24:1, 2)

2. Vì không dâng hiến là ăn cắp của Chúa (Malachi 3:8, 9)

3. Vì Chúa thách thức (Ma-la-chi 3:10-12)

4. Vì yêu Chúa (Mác 8:34-38)

5. Vì là đặc ân được Chúa thúc giục (Math. 26:6-13)

6. Vì là bổn phận (Phục. 14:22, Luca 5:14)

7. Vì là hành động trọng tâm trong thờ phượng (Thi. 96:8, 9; Êsai 19:21)

                        Dâng hiến cái gì?

1. Một Phần Mười (Tithe) lợi tức (Lêvi 27:30, 32)

2. Dâng hiến những thứ khác (Offering)

            a. thời giờ (Luca 10:40-42)

            b. tài năng (1 Côr. 12:4-7)

            c. của cải (Xuất. 35:5, 6; Luca 8:1-3)

            d. tấm lòng tan vỡ (Thi. 51:16, 17; Math.

                 11:28, 29)

            e. vâng lời (1 Sam. 15:22; Mác 12:33)

            f. lời tạ ơn (Thi. 116:17; Math. 15:36)

            g. sự sống (Êph. 5:2; Phil. 2:17)              

 

                     Thái độ dâng hiến

1. Tự nguyện (Xuất. 35:21, 22, 29; 2 Côr. 8:3-5)

2. Lòng thành thật (A-mốt 5:22; Mi-chê 6:6-8)

3. Lòng biết ơn cảm tạ (Lê-vi 7:12, 13)

4. Dâng cái tốt nhất (Phục. 17:1; Mala. 1:8, 13; Lu-

    ca 21:1-4)

5. Vui mừng (2 Côr. 8:10; 9:7; Xuất. 35:21)

6. Lòng rộng rãi (Xuất. 35:5; 2 Côr. 9:6, 8, 13)                                

 

                             Phần thưởng

1. Cha, Chúa Trời, sẽ ban thưởng (Math. 6:1-4; Hêb.11:6)

2. Chúa, Đấng Cứu Thế, sẽ ban phần thưởng (Mác 9:41)

3. Làm con của Thượng Đế (Luca 6:35)

4. Gia sản thiên đàng (Côl. 3:24)

5. Chúa mở cửa trời đổ phước xuống không chỗ chứa (Ma-la-chi  

    3:10)

 

                       ---------------------------

                                   

                          Thư Mục

 

Children’s Bible, NRSV, 1989

 

Erickson, Millard J., Introducing Christian Doctrine, (Grand Rapid: Baker Book House, 2006)

 

Erickson, Millard J., Christian Theology, (Grand Rapid: Baker Books, 2007)

 

Guthrie, Shirley C., Christian Doctrine, (Louisville: Westminster John Knox Press, 1994)

 

Office of General Assembly Presbyterian Church (USA), Book of Order: The Constitution of the PCUSA 2007/2009

 

Ryrie, Charles C., Basic Theology, (Chicago: Moody Press, 1999)

www.allaboutgod.com